Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 18: Lực có thể làm quay vật

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 18: Lực có thể làm quay vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

  • Khi kéo nhẹ lực kế sang trái, sau đó kéo sang phải. Ta thấy thanh nhựa quay quanh vị trí cố định gắn trục thép.
  • Khi kéo nhẹ lực kế thẳng xuống dưới, song song với thanh nhựa. Ta thấy thanh nhựa không chuyển động.

=> Lực làm thanh nhựa quay quanh trục thép khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay.

  • Cần phải kéo nhẹ lực kế trong khi thực hiện các thao tác thí nghiệm để chỉ làm cho thanh nhựa (2) chuyển động, tránh làm xê dịch trụ thép (4) hoặc chuyển động của vật khác không mong muốn xảy ra.
  • Một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng có thể làm quay vật:
    • Lái xe ô tô: người lái xe tác dụng lực vào vô-lăng làm vô-lăng quay quanh trục của nó.
    • Trò chơi vòng quay mặt trời: các carbin quay quanh một trục cố định.
    • Dùng tay kéo làm cánh cửa quay.
    • Em bé đu xích đu.
  • Trong thí nghiệm ở hình 18.2, lực tác dụng lên thanh nhựa có thể làm thanh nhựa quay quanh trục thép nằm ngang được giữ bởi khớp nối. Trục thép là trục quay của thanh nhựa.
  • Lực tác dụng lên một vật có thể làm quay vật quanh một trục hoặc một điểm cố định.

II. MOMEN LỰC

  • Lực tác dụng lên vật có thể làm quay vật quanh một trục hay một điểm cố định.
  • Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một trục hay một điểm cố định được đặc trưng bằng momen lực. Momen lực có liên hệ với độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

a) Tăng độ lớn của lực: với những cửa sắt nặng, dùng lực mạnh hơn để làm cánh cửa quay.

b)  Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: tác dụng lực vào vị trí xa bản lề hơn để dễ dàng làm quay cánh cửa.

c) Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: khi dùng cờ-lê vặn đai ốc, nếu đai ốc quá chặt, người ta dùng ống nối để làm tăng độ dài của cán cờ-lê và dùng lực mạnh hơn để có thể tháo được đai ốc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 8 CD bài 18 Lực có thể làm quay vật, kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 18: Lực có thể làm quay vật, Ôn tập khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài Lực có thể làm quay vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác