Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 12: Muối

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 12: Muối. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. KHÁI NIỆM MUỐI

Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion $H^{+}$ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium ($NH_4^{+}$).

II. TÊN GỌI CỦA MUỐI

  • Tên muối = tên kim loại + tên muối của acid (tên gốc acid). 
  • Trường hợp kim loại có nhiều hóa trị cần thêm hóa trị của kim loại trong tên gọi của muối.

III. TÍNH TAN CỦA MUỐI

  • Có muối tan tốt trong nước như: $NaCl, CuSO_4, Ca(NO_3)_2,…$
  • Có muối ít tan trong nước như: $CaSO_4, PbCl_2,…$
  • Có muối không tan trong nước như: $CaCO_3, BaSO_4, AgCl,…$

IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI

1. TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

2. TÁC DỤNG VỚI ACID

Muối có thể tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

3. TÁC DỤNG VỚI BASE

Muối có thể tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.

4. TÁC DỤNG VỚI MUỐI

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

V. MỐI QUAN HỆ GIỮA ACID, BASE, OXIDE VÀ MUỐI

V. MỐI QUAN HỆ GIỮA ACID, BASE, OXIDE VÀ MUỐI

VI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ MUỐI

  • Muối có thể được tạo ra bằng các phương pháp sau:
    • Cho dung dịch acid tác dụng với base.
    • Cho dung dịch acid tác dụng với oxide base.
    • Cho dung dịch acid tác dụng với muối.
    • Cho dung dịch base tác dụng với oxide acid.
    • Cho dung dịch hai muối tác dụng với nhau.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 8 CD bài 12 Muối, kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 12: Muối, Ôn tập khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài Muối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác