Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 16: Từ trường Trái đất

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 16: Từ trường Trái đất. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU VỀ MÔ TẢ TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT

  • Mô tả từ trường của Trái đất:
    • Trái đất quay quanh trục xuyên tâm, trục này là đường thẳng nối giữa hai cực Nam và cực Bắc của nó. Các cực này có vị trí cố định trên bề mặt Trái đất
    • Do cấu tạo bên trong lõi và chuyển động quay nên Trái đất có từ trường, giống như một thanh nam châm
  • Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.

II. LA BÀN

1. Cấu tạo la bàn

  • Cấu tạo của la bàn gồm:
    • Kim nam châm quay tự do trên trục quay.
    • Mặt chia độ được chia thành 360° có ghi bốn hướng: bắc kí hiệu N, đông kí hiệu E, nam kí hiệu S, tây kí hiệu W. Mặt hình tròn được gắn cố định với vỏ kim loại của la bàn và quay độc lập với kim nam châm.
    • Vỏ kính loại kèm mặt kính nắp.

2. Sử dụng la bàn xác định hướng địa lí 

  • Xác định hướng từ tâm la bàn đến cái cây ở vị trí A:
    • Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang.
    • Khi kim nam châm nằm ổn định (hướng nam bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm.
    • Đọc chỉ số của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn đến điểm A.
    • Hướng từ tâm la bàn đến điểm A trùng với vạch 90° (hướng chính đông) => Hướng cần xác định là hướng chính đông.
 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 CD bài 16: Từ trường trái đất, kiến thức trọng tâm KHTN 7 cánh diều bài 16: Từ trường trái đất, Ôn tập KHTN 7 cánh diều bài Từ trường trái đất

Bình luận

Giải bài tập những môn khác