Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 15: Từ trường

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 15: Từ trường. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. KHÁI NIỆM VỀ TỪ TRƯỜNG

  • Không gian xung quanh nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong đó. Ta nói rằng không gian xung quanh nam châm có từ trường.
  • Kim nam châm đặt tại mỗi vị trí trong từ trường đều chỉ một hướng xác định.

II. TỪ PHỔ

  • Hình ảnh các đường được tạo ra bởi mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ => Từ phổ là hình ảnh trực quan về từ trường.
  • Ở gần các cực số lượng mạt sắt dày, càng xa cực số lượng càng ít dần.

III. ĐƯỜNG SỨC TỪ

  • Đường cong liền nét nối từ cực này sang cực kia của nam châm (vẽ theo từ phổ) là hình ảnh về đường sức từ của nam châm.
  • Đường sức từ có một chiều xác định, đi ra ở cực Bắc, đi vào cực nam của nam châm. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thi đường sức thưa.

IV. CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN

  • Cấu tạo của nam châm điện: nam châm điện gồm dây dẫn điện quấn quanh 1 lõi sắt có dòng điện chạy trong dây dẫn.
  • Xung quanh nam châm điện có từ trường.
  • Để thay đổi lực hút của nam châm điện phải thay đồi từ trường của nó bằng cách thay đổi dòng điện chạy trong cuộc dây của nam châm.
  • Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây, nam châm điện mất từ trường nên nó không thể hút các vật có tính chất từ.
 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 CD bài 15: Từ trường, kiến thức trọng tâm KHTN 7 cánh diều bài 15: Từ trường, Ôn tập KHTN 7 cánh diều bài Từ trường

Bình luận

Giải bài tập những môn khác