Lý thuyết trọng tâm Khoa học 5 Kết nối bài 8: Sử dụng năng lượng điện
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học 5 kết nối tri thức bài 8: Sử dụng năng lượng điện. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 8. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Nêu được một số quy tắc cơ bản về an toàn điện và tuân thủ các quy tắc an toàn điện trong tình huống thường gặp.
• Nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở trường và ở nhà.
• Để xuất và trình bày được những việc cần làm để sử dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng điện một cách đơn giản, dễ nhớ (như dùng hình ảnh, sơ đồ,...) đề vận động gia đình và cộng đồng cùng thực hiện.
II - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
- Những quy tắc cần tuân thủ để an toàn khi sử dụng điện:
+ Không đến gần đường dây cao thế, trạm biến thế.
+ Ngắt nguồn điện của các thiết bị điện trong nhà khi có mưa giông, sấm sét.
+ Cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ chuyên dụng và ngắt các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện khi sửa chữa điện.
+ Lựa chọn vị trí lắp đặt công tắc, ổ cắm điện phù hợp.
+ Không tiếp xúc trực tiếp với ổ điện, dây điện bị hở.
- Việc cần làm để sử dụng an toàn điện cho gia đình và người xung quanh:
+ Bản thân cần ghi nhớ và tuân thủ những quy tắc an toàn điện
+ Xây dựng bảng “Cảnh báo an toàn khi sử dụng điện” đơn giản và dễ nhớ dán ở nhà và ở trường.
2. TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
- Các nguồn năng lượng cần nhiều năm để hình thành và đang dần cạn kiệt.
- Các nguồn năng lượng không có sẵn ở mọi thời điểm -> Chúng ta cần sử dụng điện hợp lí và tiết kiệm.
- Những việc cần làm để tiết kiệm điện:
+ Cài đặt chế độ hợp lí cho máy điều hòa
+ Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện
+ Hạn chế số lần và thời gian mở cửa tủ lạnh.
+ Tắt hết thiết bị điện khi không sử dụng đến.
GHI NHỚ:
1. Để an toàn khi sử dụng điện cần: tuân thủ theo các biển báo an toàn điện; không chơi hoặc đến gần đường dây dẫn điện, trạm biến áp; tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây điện, lỗ hở ổ cắm điện,...
2. Một số việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở trường và ở nhà: Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng; dùng loại đèn tiết kiệm điện; chỉ sử dụng quạt điện và máy điều hòa khi cần thiết; không mở tủ lạnh quá lâu
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Khoa học 5 KNTT bài 8: Sử dụng năng lượng điện, kiến thức trọng tâm Khoa học 5 kết nối tri thức bài 8: Sử dụng năng lượng điện, Ôn tập Khoa học 5 kết nối tri thức bài 8: Sử dụng năng lượng điện
Bình luận