Lý thuyết trọng tâm hóa học 11 chân trời bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 2 Cân bằng trong dung dịch nước. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2: CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC

1. SỰ ĐIỆN LI, CHẤT ĐIỆN LI, CHẤT KHÔNG ĐIỆN LI

*Tìm hiểu hiện tượng điện li

- Quá trình phân li các chất trong nước tạo thành các ion được gọi là sự điện li.

*Tìm hiểu sự phân loại các chất điện li

- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.

- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần phân li ra ion, phần còn lại tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch.

- Chất không điện li là chất khi hoà tan vào trong nước, các phân tử không phân li ra ion. 

2. THUYẾT BRONSTED - LOWRY VỀ ACID - BASE

*Tìm hiểu về thuyết Bronsted - Lowry về acid - base

Thuyết Bronsted - Lowry về acid - base

Acid là chất cho proton (H$^{+}$), base là chất nhận proton.

Acid và base có thể là phân tử hoặc ion

3. KHÁI NIỆM pH. CHẤT CHỈ THỊ ACID - BASE

* Tìm hiểu khái niệm pH

Nước là chất điện li yếu: 

H$_{2}$O    $\rightleftharpoons $     H$^{+}$ + OH$^{-}$    (1)

 Tích số ion trong nước (K$_{w}$)

K$_{w}$ = [H$^{+}$].[OH$^{-}$]

Ở 25$^{\circ}$C   K$_{w}$ = [H$^{+}$].[OH$^{-}$] = 10$^{-14}$. 

Độ acid - base của dung dịch có thể được đánh giá bằng nồng độ H$^{+}$ hoặc quy về một giá trị gọi là pH:

pH = - lg[H$^{+}$] nếu [H$^{+}$] = 10-a thì pH = a

Kết luận

pH là chỉ số đánh giá độ acid hay độ base của một dung dịch.

Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.

* Tìm hiểu ý nghĩa của pH trong thực tiễn

Xác định được độ pH có ý nghĩa thực tiễn cho con người, sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi,...

*Tìm hiểu chất chỉ thị acid - base

  • Chất chỉ thị acid - base là chất có màu sắc biến đổi theo giá trị pH của dung dịch

  • Một số chất chỉ thị acid - base thông dụng: quỳ tím, giấy chỉ thị vạn năng, phenolphthalein, …

4. CHUẨN ĐỘ ACID - BASE

* Tìm hiểu phương pháp chuẩn độ acid - base

Trong phương pháp chuẩn độ acid - base, người ta dùng dung dịch acid hoặc base (kiềm) đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để xác định nồng độ dung dịch base hoặc acid chưa biết nồng độ.

5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC CỦA ION Al$^{3+}$, Fe$^{3+}$ VÀ CO$_{3}^{2-}$

* Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn cân bằng dung dịch nước của ion Al$^{3+}$, Fe$^{3+}$ 

ion Al$^{3+}$, Fe$^{3+}$dễ bị thuỷ phân trong nước tạo thành hydroxide không tan và cho môi trường acid.

*Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn cân bằng dung dịch nước của ion CO$_{3}^{2-}$

ion CO$_{3}^{2-}$ bị thuỷ phân cho môi trường base.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức hóa học 11 CTST bài 2 Cân bằng trong dung dịch nước, kiến thức trọng tâm hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 2 Cân bằng trong dung dịch nước, Ôn tập hóa học 11 chân trời bài 2 Cân bằng trong dung dịch nước

Bình luận

Giải bài tập những môn khác