Lý thuyết trọng tâm Địa lí 9 Chân trời bài 8: Dịch vụ
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài 8: Dịch vụ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 8: DỊCH VỤ
I. Mục tiêu bài học
- Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
- Xác định được trên bản đồ các tuyến đường bộ huyết mạch, các tuyến đường sắt, các cảng biển lớn và các cảng hàng không quốc tế chính.
- Trình bày được sự phát triển ngành bưu chính viễn thông.
- Phân tích được một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch
II. Bài học
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
Nhân tố | Tác động |
Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động | - Quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố của ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng quyết định bởi trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động. - Kinh tế nước ta ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày càng tăng thúc đẩy ngành dịch vụ mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ. - Các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,.. có đa dạng các ngành dịch vụ. |
Quy mô, cơ cấu dân số và mức sống | - Sức mua và nhu cầu của người dân đối với hàng hoá, dịch vụ ảnh hưởng bởi quy mô, cơ cấu dân số và mức sống. - Nước ta có số dân đông, cơ cấu dân số trẻ, mức sống không ngừng được nâng cao tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhu cầu tiêu dùng tăng, hoạt động các ngành dịch vụ được tăng cường và phát triển ngày càng đa dạng. |
Phân bố dân cư và đô thị hóa | - Sự phân bố dân cư và đô thị hoá ảnh hưởng rõ nét đến mạng lưới các ngành dịch vụ. - Vùng đồng bằng, các đô thị lớn tập trung đông dân như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,.. có nhu cầu về các hoạt động dịch vụ lớn và đa dạng, dẫn đến sự tập trung các ngành dịch vụ. |
Truyền thông văn hóa dân tộc và di tích lịch sử - văn hóa | Nước ta có bề dày phát triển lịch sử lâu đời, nhiều giá trị truyền thống, các di tích lịch sử – văn hoá giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam như lễ hội đền Hùng, làng tranh Đông Hồ, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, múa rối nước, cố đô Huế,.. giúp thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ, nhất là ngành du lịch. |
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật | Hệ thống giao thông, điện, nước, mạng lưới thông tin liên lạc, trung tâm mua sắm,... ảnh hưởng đến phân bố và tình hình hoạt động các ngành dịch vụ. Việc nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật ở nước ta những năm qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển và mở rộng phân bố ngành dịch vụ. |
Khoa học – công nghệ | Sự tiến bộ và những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ như công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông,... đã giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ. |
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên | - Nước ta nằm ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, có vùng biển rộng lớn, nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế, cầu nổi giữa hai lục địa, tạo nhiều thuận lợi phát triển các loại hình giao thông, trao đổi, mua bán hàng hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Nước ta có nhiều phong cảnh hấp dẫn; đường bờ biển dài, |nhiều vũng, vịnh, bãi biển đẹp, sinh vật đa dạng, thuận lợi cho phát triển một số ngành dịch vụ như du lịch, giao thông vận tải,... - Tuy nhiên, lãnh thổ với 3/4 diện tích là đồi núi, địa hình bị chia cắt mạnh, thường xảy ra thiên tai như bão, ngập lụt, ảnh hưởng đến phân bố và hoạt động của các ngành dịch vụ; tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật còn hạn chế,... gây khó khăn cho sự phát triển, phân bố và hoạt động các ngành dịch vụ. |
2. Giao thông vận tải
- Đường bộ:
+ Lãnh thổ trải dài từ Bắc đến Nam, hẹp hơn từ Đông sang Tây, kết hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nên trên phạm vi cả nước đã hình thành các tuyến đường huyết mạch kết nối các vùng, các tỉnh, các trung tâm kinh tế, các cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế; có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng và cả nước như: quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, một số tuyến từ Tây sang Đông,...
+ Quốc lộ 1 chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau, nối hầu hết các vùng kinh tế và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Đường Hồ Chí Minh từ Cao Bằng đến Cà Mau có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực phía tây của nước ta. Các tuyến đường Tây – Đông như tuyến quốc lộ 7 nối liền Vinh với nước Lào qua cửa khẩu Nậm Cắn, quốc lộ 51 kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Bà Rịa – Vũng Tàu,... Trong những năm qua, trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành nhiều tuyến đường cao tốc có ý nghĩa liên vùng, tuyến đường Xuyên Á, tuyến đường ASEAN,...
- Đường sắt: Tuyến quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh). Các tuyến đường chính khác như: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai,...
- Đường sông: Mạng lưới khá dày đặc, phát triển trên nhiều vùng, trong đó mức độ phát triển mạnh nhất là trên sông Hồng và sông Cửu Long. Một số cảng thuỷ nội địa ở nước ta như Ninh Phúc (Ninh Bình), Sơn Tây (Hà Nội), Tân Thành (Cà Mau),...
- Đường biển:
+ Phát triển mạnh cùng với sự phát triển của các hoạt động thương mại. Trên phạm vi cả nước đã hình thành một số đường biển quốc tế như tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Hồng Công, tuyến Hải Phòng – Tokyo,… Các tuyến đường biển chủ yếu phát triển theo trục Bắc – Nam, quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh.
+ Các cảng biển lớn ở nước ta như: cảng Quảng Ninh, cảng Khánh Hòa, cảng TP Hồ Chí Minh, cảng Bà Rịa – Vũng Tàu,…
- Đường hàng không: phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng hiện đại. Năm 2021, cả nước có 22 cảng hàng không dân dụng, trong đó có 11 cảng hàng không quốc tế. Mạng lưới các tuyến đường hàng không được thiết lập khắp các vùng của cả nước và trên thế giới. Một số tuyến đường bay nội địa và quốc tế như Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, Hà Nội – Mát xcơ va, Đà Nẵng – Hồng Công,…
3. Bưu chính viễn thông
a. Bưu chính
- Mạng lưới bưu chính rộng khắp với hơn 930 bưu điện, hơn 14.000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có ít nhất một điểm phục vụ. Doanh thu hoạt động bưu chính đạt 26,8 nghìn tỉ đồng (năm 2021).
- Các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng và hoạt động ngành bưu chính dần nâng cao chất lượng nhờ cải tiến công nghệ, tăng cường tự động hoá và tin học hoá.
b. Viễn thông
- Viễn thông là ngành có sự phát triển nhanh chóng, doanh thu ngành viễn thông đạt khoảng 316,4 nghìn tỉ đồng (năm 2021). Mạng viễn thông không ngừng nâng cao chất lượng nhờ việc tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại theo hướng chuyển đổi số. Mạng lưới viễn thông phân bố rộng khắp, đặc biệt là điện thoại và internet.
- Năm 2021, Việt Nam có một số trạm thông tin vệ tinh, 7 tuyến cáp quang biển quốc tế, góp phần nâng cao năng lực viễn thông quốc tế và trong nước.
- Hiện nay, các dịch vụ viễn thông như thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, thương mại điện tử,... ngày càng mở rộng và phát triển, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả, tiện ích và chất lượng hoạt động của các ngành kinh tế.
4. Thương mại và du lịch
a. Thương mại
- Nội thương:
+ Các cơ sở bán lẻ hiện đại ngày càng được mở rộng: tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tăng dẫn giá trị và tỉ trọng trong phân phối bán lẻ hàng hoá trên thị trường.
+ Quy hoạch hợp lí, đổi mới mô hình hoạt động các chợ đầu mối và truyền thống: sắp xếp, nâng cấp các chợ đầu mối trên phạm vi cả nước và chợ truyền thống tại các địa phương, đáp ứng nhu cầu thông thương, tiêu thụ hàng hoá của người dân, phù hợp với từng vùng, miền.
+ Hạ tầng thương mại được đầu tư: phát triển đồng bộ, đa dạng, từng bước hiện đại hoá, áp dụng công nghệ số hoá trong quản lí, khai thác, vận hành.
+ Thương mại điện tử phát triển nhanh: các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ bằng phương tiện điện tử có kết nối internet ngày càng phổ biến.
+ Gia tăng thu hút đầu tư, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực thương mại.
- Ngoại thương:
+ Phát triển xuất khẩu, nhập khẩu bền vững: hướng đến xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học – công nghệ; các sản phẩm kinh tế xanh góp phần nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
+ Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng: đẩy mạnh khai thác các thị trường lớn, yêu cầu sản phẩm chất lượng cao như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...; mở rộng sang các thị trường còn tiềm năng như Liên bang Nga, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông, Mỹ La tinh,...
+ Thị trường nhập khẩu có sự chuyển dịch về cơ cấu: giảm tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ thấp, công nghệ trung gian, tăng tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn.
b. Du lịch:
- Phát triển mạnh từ những năm 90 của thế kỉ XX.
- Ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch gắn với một số xu hướng chủ yếu sau:
+ Đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững.
+ Tập trung phát triển các loại hình du lịch tiềm năng.
+ Tăng cường phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng dựa trên các lợi thế về tài nguyên.
+ Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
+ Chú trọng đầu tư, khai thác các khu vực động lực phát triển du lịch.
+ Mở rộng thị trường.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Địa lí 9 CTST bài 8: Dịch vụ, kiến thức trọng tâm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài 8: Dịch vụ, Ôn tập Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài 8: Dịch vụ
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận