Khoa học tự nhiên 8 Bài 29: Quần thể sinh vật

Sau đây, Tech12h sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 29: Quần thể sinh vật - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 8, trang 184". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

1. Em hãy quan sát và cho biết điểm chung của 4 bức tranh dưới đây là gì.

2. Dựa vào kiến thức bài trước, em hãy cho biết trong 4 bức tranh trên, các cá thể sinh vật cùng loài trong mỗi bức tranh có những mối quan hệ gì với nhau.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Quần thể sinh vật là gì?

 Hãy đánh dấu vào ô trống trong bảng 29.1 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.

Ví dụQuần thể sinh vậtKhông phải quần thể sinh vật
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.  
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.  
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung một ao.  
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.  
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên cánh đồng.  
Những cây ăn quả trong một khu vườn  

2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

a, Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật là gì?

- Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật?

- Tỉ lệ giới tính của quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b, Thành phần nhóm tuổi

- Em hãy thảo luận với các bạn để mô tả ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi (hoàn thành bảng 29.3).

STTCác nhóm tuổiý nghĩa sinh thái
1nhóm tuổi trước sinh sản 
2nhóm tuổi sinh sản 
3nhóm tuổi sau sinh sản 

Em hãy quan sát 3 dạng tháp tuổi ở hình 29.2 và cho biết đặc điểm của mỗi dạng tháp tuổi .

STTDạng thápHình
1tháp ổn định 
2tháp phát triển 
3tháp giảm sút 

c, Mật độ quần thể

- Mật độ quần thể là gì? Lấy ví dụ

- Mật độ quần thể có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật?

- Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

3. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thế sinh vật

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ, ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm) số lượng muỗi nhiều hay ít?

- Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?

- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?

- Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.

4. Quần thể người

Trong những đặc điểm dưới đây (bảng 29.4), những đặc điểm nào có ở quần thể người, ở quần thể sinh vật khác?

Đặc điểmQuần thể người Quần thể sinh vật 
Giới tính  
Lứa tuổi  
Mật độ  
Sinh sản  
Tử vong  
Pháp luật  
Kinh tế  
Hôn nhân  
Giáo dục  
Văn hóa  

Hãy cho biết trong ba dạng tháp trên, dạng tháp nào có các biểu hiện ở bảng 29.5

Biểu hiệnDạng tháp aDạng tháp bDạng tháp c
Nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm nhiều   
Nước có tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao (tuổi thọ trung bình thấp)   
Nước có tỉ lệ tăng trưởng dân số cao   
Nước có tỉ lệ người già nhiều   
Dạng tháp dân số trẻ (dạng tháp phát triển)   
Dạng tháp dân số già (dạng tháp ổn định)   

 

- Em hãy cho biết thế nào là một nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân già.

- Theo em, tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp nào trong những trường hợp sau?

a) Thiếu nơi ở

b) Thiếu lương thực

c) Thiếu trường học, bệnh viện

d) Ô nhiễm môi trường

e) Chặt phá rừng

f) Chậm phá triển kinh tế

g) Tắc nghẽn giao thông

h) Năng suất lao động tăng

C. Hoạt động luyện tập

1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ví dụ là quần thể sinh vật.

A. Các con voi sống trong vườn bách thú.

B. các cá thể tôm sú sống trong đầm.

C. Một bầy voi sống trong rừng rậm châu Phi.

D. các cá thể chim trong rừng.

E. tập hợp người VN định cư ở thành phố của Đức.

G. tập hợp cá chép sống trong ao.

H. rừng dừa Bình Định.

2. Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì.

LOÀI SINH VẬTNHÓM TUỔI TRƯỚC SINH SẢNNHÓM TUỔI SINH SẢNNHÓM TUỔI SAU SINH SẢN
Chuột đồng50 con/ha48 con/ha10 con/ha
Chim trĩ75 con/ha25 con/ha5 con/ha
Nai15 con/ha50 con/ha5 con/ha

3. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

4. Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?

5. Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?

6. Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia?

7. Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể chim cồng cộc, vào năm thứ nhất ghi nhận mật độ là 0,2 cá thể/ha. Đến năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể lả 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2% năm. Hãy xác định:

a, Tỉ lệ sinh sản theo phần trăm của quần thể.

b, Mật độ quần thể vào năm thứ hai.

8. Trong một mẻ lưới đánh cá, thống kê được tỉ lệ cá ở các nhóm tuổi khác nhau như sau:

- nhóm tuổi trước sinh sản: 300 con

- nhóm tuổi sinh sản: 150 con

- nhóm tuổi sau sinh sản: 50 con

a, Hãy vẽ biểu đồ biểu diễn tháp tuổi của quần thể cá nói trên.

b, có nên tiếp tục đánh bắt loại cá này với cường độ như trước đây không? Vì sao?

9. Trong một công viên, người ta mới nhập nội một giống cỏ sống một năm có chỉ số sinh sản/năm là 20 (một cây cỏ mẹ sẽ có 20 cây cỏ trong một năm). Số lượng cỏ ban đầu là 500 cây/m2

a, Mật độ cỏ sẽ như thế nào sau 1 năm, 2 năm, 3 năm và 10 năm.

b, Mật độ cỏ liệu có gia tăng mãi như vậy không? tại sao?

D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng

Hãy quan sát, xây dựng giả thuyết, đưa ra dự đoán và thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thiết của em về tác động của các nhân tố sinh thái tới một quần thể sinh vật.

Từ khóa tìm kiếm: quần thể sinh vật, bài 29 khoa học tự nhiên 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác