Khoa học tự nhiên 8 bài 23 : Phương trình cân bằng nhiệt

Soạn bài 23 : Phương trình cân bằng nhiệt - sách VNEN khoa học tự nhiên 8 trang 146. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Dùng ngọn lửa đèn cồn để làm nóng một lượng nước trong cốc (Hình 23.1).

- Nhiệt lượng mà nước hấp thụ vào phụ thuộc vào các yếu tố nào ? Tại sao ?

- Hãy đưa ra phương án thí nghiệm để kiểm tra khẳng định đó.

2. Có cách nào không dùng đèn cồn mà cũng làm cho nước trong cốc nóng lên được ? Mô tả cách làm. Tại sao lại làm được như vậy ?

3. Đổ cốc nước có nhiệt độ $t_{1}$ vào cốc nước có nhiệt độ $t_{2}$ ( $t_{1}$>$t_{2}$) thì nhiệt độ cuối cùng của nước ở trong khoảng nào ? Vì sao em đoán được như vậy ?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm : 2 cốc nước, 1 cốc rượu, 1 nhiệt kế, cân điện tử, 2 đèn cồn, đồng hồ bấm giây, giá đỡ, ...

Tiến hành thí nghiệm theo các trường hợp sau đây :

a) Hai cốc đều chứa nước có khối lượng khác nhau (Hình 23.2)

- Cùng bật đèn cồn (điều chỉnh sao cho hai ngọn lửa như nhau), theo dõi thời gian đun làm hai cốc nước nóng lên cho đến khi chúng có nhiệt độ như nhau ( chẳng hạn đến 40°C).

- Cốc nào đun lâu hơn ? Cốc nào nhận nhiệt lượng nhiều hơn ?

b) Hai cốc đều chứa nước có khối lượng như nhau

- Cùng bật đèn cồn (điều chình sao cho hai ngọn lửa như nhau), thời gian đun mỗi cốc khác nhau.

- Cốc nào tăng nhiệt độ nhiều hơn ? Cốc nào nhận nhiệt lượng nhiều hơn ?

c) Một cốc chứa nước, một cốc chứa rượu có khối lượng như nhau

- Cùng bật đèn cồn (điều chỉnh sao cho hai ngọn lửa như nhau), theo dõi thời gian đun của hai cốc khi chúng tăng đến cùng một nhiệt độ (chẳng hạn đến 40°C).

- Cốc nào đun lâu hơn ? Cốc nào nhận nhiều nhiệt lượng hơn ?

2. Thảo luận, hoàn thành các kết luận :

a) Nhiệt lượng vật thu vào để làm nó nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào ?

b) Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên

- càng ............... khi khối lượng của vật càng lớn (với cùng một độ tăng nhiệt độ).

- càng ............... thì độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn (với cùng khối lượng).

- phụ thuộc vào ............... cấu tạo lên vật.

3. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Nhiệt lượng vật thu vào được tính bằng công thức : Q = m.c.$\Delta t$

trong đó : Q là nhiệt lượng của vật thu vào, đơn vị là J ; $\Delta t$ = ( $t_{1}$ - $t_{2}$) là độ tăng nhiệt độ của vật, đơn vị là °C hoặc K ; c là hằng số phụ thuộc vào khả năng thu nhiệt của vật, gọi là nhiệt dung riêng của chất làm vật.

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1°C (1K).

Đơn vị của nhiệt dung riêng là J/kg.K.

Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K có nghĩa là gì ?

4. Nguyên lí truyền nhiệt

Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì :

a) Vật tự truyền nhiệt từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

b) Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

c) Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia hấp thụ vào.

5. Phương trình :  $Q_{toả  ra}$ = $Q_{thu  vào}$ được gọi là phương trình cân bằng nhiệt.

Hệ gồm hai vật : Vật 1 thu nhiệt và vật 2 toả nhiệt. Phương trình cân bằng nhiệt như sau :

                                                 $m_{1}.c_{1}.\Delta t_{1}$ =  $m_{2}.c_{2}.\Delta t_{2}$

Hãy mô tả và giải thích các kí hiệu có trong phương trình.

1. Nêu ý nghĩa của các con số trong bảng 23.1.

Bảng 23.1

Chất

Nhiệt dung riêng(J/kg.K)

Chất

Nhiệt dung riêng(J/kg.K)

Nước

4200

Đất

800

Rượu

2500

Thép

460

Nước đá

1800

Đồng

380

Nhôm

880

Chì

130

2. Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ từ 25°C lên 40°C.

3. Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở 20°C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng tối thiểu bằng bao nhiêu ?

4. Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyên nhiệt cho nhau.

D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Hãy mô tả cấu tạo của bình nhiệt lượng kế được vẽ ở hình 23.3.

a) Tìm hiểu cách đo nhiệt lượng bằng nhiệt lượng kế.

b) Dùng nhiệt lượng kế, dựa vào phương trình truyền nhiệt, hãy xây dựng phương án thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của kim loại.

2. Trong thực tế người ta còn dùng đơn vị calo (kí hiệu là cal) để đo nhiệt lượng. 1 cal = 4,186 J. Hãy cho biết 1 J bằng bao nhiêu cal ?

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Tìm hiểu nhiệt độ của một số động vật biến nhiệt liên quan đến sư trao đổi nhiệt với môi trường như thế nào ? Cơ thể người thường có những biểu hiện như thế nào khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi ?

2. Mặt Trời là một nguồn năng lượng khổng lồ tương đương với khoảng 1,7 tỉ nhà máy điện với tổng công suất là 1,7.$10^{17}$ W. Hãy so sánh tổng công suất của các nhà máy điện ở Việt Nam với công suất này.

3. Hãy viết một đoạn văn ngắn để tìm hiểu con người đã sử dụng năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất.

Từ khóa tìm kiếm: khoa học tự nhiên 8 bài 23 : Phương trình cân bằng nhiệt sách VNEN, bài 23 Công cơ học và công suất giải khoa học tự nhiên 8 sách VNEN chi tiết dễ hiểu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác