Khoa học tự nhiên 8 bài 22 : Các hình thức truyền nhiệt

Soạn bài 22 : Các hình thức truyền nhiệt- sách VNEN khoa học tự nhiên 8 trang 141. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trả lời các câu hỏi sau đây :

1. Hãy nêu tên các hiện tượng truyền nhiệt trong tự nhiên.

2. Bằng cách nào các vật truyền nhiệt được cho nhau ?

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I - SỰ DẪN NHIỆT

1. Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt

Để tìm hiểu về sự dẫn nhiệt của chất rắn, người ta tiến hành thí nghiệm với sơ đồ được chỉ ra như hình 22.1. Kể tên các dụng cụ thí nghiệm và nêu cách tiến hành thí nghiệm.

a) Tiến hành thí nghiệm như hình 22.1, quan sát thí nghiệm và ghi kết quả.

b) Trả lời các câu hỏi sau :

- Các đinh rơi chứng tỏ điều gì ?

- Các đinh rơi xuống trước, rơi xuống sau theo thứ tự nào ?

- Hãy dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh để mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB.

Thảo luận cả lớp trả lời câu hỏi :

- Từ thí nghiệm rút ra nhận xét như thế nào về sự truyền nhiệt trong chất rắn ?

- Điền từ thích hợp (này, khác) vào chỗ trống :

Nhiệt năng có thể truyền từ phần .............. sang phần .............. của một vật, từ vật .............. sang vật .............. Hình thức truyền nhiệt đó gọi là dẫn nhiệt. Các chất khác nhau đều dẫn nhiệt.

- Liệu các chất khác nhau (chất rắn, chất lỏng, chất khí) có dẫn nhiệt như nhau hay không ? Theo em, chất nào dẫn nhiệt tốt nhất và chất nào dẫn nhiệt kém nhất ? Vì sao ?

- Với các chất rắn khác nhau như đồng, nhôm, thuỷ tinh, chúng có dẫn nhiệt như nhau không ? Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

2. TÌm hiểu về sự dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí

a) Sự dẫn nhiệt của các chất rắn khác nhau

- Tiến hành thí nghiệm : dùng đèn cồn đun nóng đồng thời các thanh đồng, nhôm, thuỷ tinh có gắn đinh bằng sáp ở đầu (Hình 22.2). Quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi.

+ Các đinh gắn ở đầu các thanh có đồng thời rơi xuống không ? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ?

+ Từ kết quả thí nghiệm, so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thuỷ tinh. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất ? Chất nào dẫn nhiệt kém nhất ? Từ đó có thể rút ra kết luận gì ?

b) Sự dẫn nhiệt của các chất lỏng và chất khí

- Tiến hành hai thí nghiệm (Hình 22.3, 22.4), quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi.

+ Dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm có chứa không khí. Dưới nút ống nghiệm có gắn một cục sáp.

+ Dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm có nước. Dưới đáy thả một cục sáp.

- Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi sục thì cục sáp ở đáy ống nghiệm có bị nóng chảy không ? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng ?

- Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không ? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí ?

- Điền từ thích hợp vào chỗ trống cho phù hợp.

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng từ phần ................... sang phần ................... của vật, hoặc từ vật ................... sang vật ................... Các chất khác nhau dẫn nhiệt ................... Chất rắn dẫn nhiệt ................... Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt ................... nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt ...................

- Nêu một số ví dụ về sự dẫn nhiệt.

II - SỰ ĐỐI LƯU VÀ BỨC XẠ

- Trả lời các câu hỏi.

1. Khi đun nước ta thấy nước nóng dần lên và sau một thời gian thì nước sẽ sôi. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ? Đây có phải là hiện tượng dẫn nhiệt không ?

2. Vì sao ta đun ở đáy ấm mà toàn bộ khối nước lại nóng lên ? Nhiệt năng đã truyền như thế nào trong trường hợp đun nước ?

3. Hãy dự đoán xem năng lượng của Mặt Trời đã truyền xuống Trái Đất bằng cách nào ?

1. Tìm hiểu về sự đối lưu

a) Thí nghiệm

Tiến hành thí nghiệm : Đặt một viên thuốc tím nhỏ vào đáy của một cốc thuỷ tinh đựng nước, dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím (Hình 22.5). Quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời các câu hỏi.

b) Trả lời câu hỏi 

Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống dưới hay di chuyển hỗ độn theo mọi phương ?

- Vì sao nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống ?

- Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu. Vậy, sự đối lưu có thể xảy ra trong chất khí hay không ? Phương án thí nghiệm cho biết điều này ?

2. Tìm hiểu về sự bức xạ nhiệt

a) Tiến hành hai thí nghiệm trong hình 22.6 a, b. Mô tả hiện tượng xảy ra với giọt nước màu.

- So sánh hiện tượng xảy ra với giọt nước màu khi chưa có miếng gỗ và khi có miếng gỗ ? Từ đó em hãy cho biết vai trò của miếng gỗ trong thí nghiệm có tác dụng gì

b) Ghi nhớ

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại còn bát đĩa làm bằng sứ ?

2. Tại sao khi đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới ?

3. Tại sao trong thí nghiệm về bức xạ nhiệt, bình chứa không khí lại được phủ muội đen ?

4. Tại sao về mùa hè, ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen ? 

5. Tại sao ở nước ta khi sơn cửa, tường nhà không lên sơn màu sẫm ?

6. Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun nước thường đặt ở dưới gần sát đầy ấm, không được đặt ở trên ?

7. Tại sao trời lạnh sờ tay vào thép thấy lạnh hơn sờ vào gỗ ? Có phải vì nhiệt độ của thép thấp hơn của gỗ ko ?

8.  Hãy chọn các từ thích hợp, điền vào chỗ trống trong bảng 22.1 :

ChấtRắnLỏngKhíChân không
 Hình thức truyền nhiệt    

D-E.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Tại sao máy lạnh trong phòng thường được gắn ở vị trí cao, lò sưởi thì được đặt ở dưới thấp ?

2. Làm thí nghiệm đưa quả bóng bay bơ căng lại gần một ngon nến, nếu sau đó cho một chút nước vào quả bóng và bơm căng rồi đưa lại gần ngọn lửa. Hiện tượng gì xảy ra trong hai trường hợp ? Vì sao ? Có những hiện tượng truyền nhiệt nào xảy ra với hai thí nghiệm trên ?

Từ khóa tìm kiếm: Soạn bài 22 : Các hình thức truyền nhiệt- sách VNEN khoa học tự nhiên 8 trang 141 chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác