Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi sục thì cục sáp ở đáy ống nghiệm có bị nóng chảy không

b) Sự dẫn nhiệt của các chất lỏng và chất khí

- Tiến hành hai thí nghiệm (Hình 22.3, 22.4), quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi.

+ Dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm có chứa không khí. Dưới nút ống nghiệm có gắn một cục sáp.

+ Dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm có nước. Dưới đáy thả một cục sáp.

- Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi sục thì cục sáp ở đáy ống nghiệm có bị nóng chảy không ? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng ?

- Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không ? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí ?

- Điền từ thích hợp vào chỗ trống cho phù hợp.

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng từ phần ................... sang phần ................... của vật, hoặc từ vật ................... sang vật ................... Các chất khác nhau dẫn nhiệt ................... Chất rắn dẫn nhiệt ................... Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt ................... nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt ...................

- Nêu một số ví dụ về sự dẫn nhiệt.


- Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi sục thì cục sáp ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy. Từ đó có thể rút ra kết luận chất lỏng dẫn nhiệt kém.

- Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp ở gần miệng ống nghiệm không bị nóng chảy. Từ đó có thể rút ra kết luận chất khí dẫn nhiệt kém.

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của vật, hoặc từ vật này sang vật khác. Các chất khác nhau dẫn nhiệt khác nhau. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

- Một số ví dụ về sự dẫn nhiệt :

  • nung nóng 1 đầu thanh đồng, 1 thời gian sau đầu kia cũng nóng lên.
  • rót nước sôi vào ly, một lúc sau ly nóng lên.
 

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác