Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 34: Etilen. Axetilen (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 34: Etilen. Axetilen (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Bài 34: ETILEN – AXETILEN (T1) I. Mục tiêu Sau khi học xong, HS có thể: 1. Kiến thức  Quan sát mô hình phân tử, viết được CTPT, CTCT và nêu được các đặc điểm cấu tạo của etylen, axetilen.  Nêu được tính chất vật lí và viết được PTHH minh họa một số tính chất hóa học của etilen và axetilen.  Nêu được ứng dụng quan trọng của etilen và axetilen. 2. Kĩ năng  Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình, đọc thông tin, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của etilen và axetilen.  Phân biệt được khí etilen và axetilen với khí metan bằng phương pháp hóa học.  Tính % thể tích khí etilen và axetilen trong hỗn hợp hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng (đktc). 3. Thái độ  Giáo dục lòng yêu thích môn học, học tập tích cực. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất  Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ hoá học, thực nghiệm sư phạm.  Năng lực chuyên biệt: hợp tác, tự học.  Phẩm chất: chăm học, trách nhiệm. II. Chuẩn bị  GV: Mô hình phân tử etilen và axetilen dạng rỗng và đặc, ống nghiệm, đèn cồn, video 1 số thí nghiệm về etilen và axetilen, đất đèn, dd brom, cồn 96°, H2SO4 đặc...  HS tìm hiểu trước bài học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt A. HOẠT DỘNG KHỞI DỘNG • Hoạt động 1: Khởi động (8p) 1. Phương pháp: DH nhóm 2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ 3. Hình thức tổ chức: cặp đôi 4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác 5. Phẩm chất: chăm học. GV: Cho HS tìm hiểu phần khởi động A. HS: Làm việc cặp đôi sau đó, chia sẻ với các HS xung quanh GV: Cho một số HS nêu ý kiến, hỏi sự đồng tình của các HS khác. Xem vở của HS và phần thảo luận của các nhóm. GV không chốt kiến thức về CTCT và các dự đoán về tính chất của etilen, axetilen. Đặt vấn đề: So sánh với cấu tạo phân tử metan, dự đoán TCHH của etilen và axetilen. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC • Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí và cấu tạo phân tử của etilen (10p) 1. Phương pháp: DH nhóm 2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ 3. Hình thức tổ chức: cặp đôi, cá nhân 4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác 5. Phẩm chất: chăm học. GV: Cho HS hoạt động cá nhân tìm hiểu TC vật lí của etilen. Đặt câu hỏi: + Trình này TC vật lí của etilen HS: Trình bày câu trả lời GV: Cho HS quan sát mô hình phân tử etilen dạng rỗng và đặc, yêu cầu HS so sánh với CTCT đã viết ở phân khởi động xem có đúng không. HS: So sánh trả lời GV: Chốt. Sau đó GV cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền khuyết. HS: Thảo luận. Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: Hướng dẫn, chốt. B. Hoạt động hình thành kiến thức I. Etilen 1. Tính chất vật lí Khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí 2. Cấu tạo phân tử. Phân tử etilen có 1 liên kết đôi giữa 2 nguyên tử C, trong đó có 1 liên kết kém bền dễ đứt ra trong PƯHH, gây ra tính chất hóa học đặc trưng cho etilen. • Hoạt động 3: Tính chất hóa học của etilen (16p) 1. Phương pháp: DH nhóm 2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ 3. Hình thức tổ chức: cặp đôi, cá nhân 4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác 5. Phẩm chất: chăm học. GV đặt câu hỏi: Từ đặc điểm cấu tạo của etilen dự đoán có TCHH giống metan không vì sao ? HS: Trình bày, cá nhân khác nhận xét, bổ sung GV: Cho HS quan sát video về thí nghiệm của etilen. Sau đó các nhóm hoàn thành phiếu học tập, kết hợp đọc thông tin. + Viết PTHH của etilen với brom biết sản phẩm là CH2Br – CH2Br + Liên kết nào bị thay đổi + Tại sao etilen có thể tham gia pư cộng ? + PƯ cộng và trùng hợp etilen có gì giống nhau ? HS: Các nhóm hoàn thành phiếu học tập và trình bày câu trả lời. 3. Tính chất hóa học. a. Phản ứng cháy. C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O b. Tác dụng với dung dịch brom CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br Đibrom etan - Pư trên gọi là pư cộng đặc trưng cho etilen và hidrocacbon có liên kết đôi. - PƯ trên còn được dùng để nhận biết khí etilen. c. Phản ứng trùng hợp nCH2=CH2 t°‚ xt‚ p→ (- CH2 – CH2 -)n PE • Hoạt động 4: Ứng dụng (3p) 1. Phương pháp: DH nhóm 2. Kĩ thuật: tia chớp 3. Hình thức tổ chức: cá nhân 4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác 5. Phẩm chất: chăm học. GV: Cho HS đọc thông tin tài liệu và trình bày các ứng dụng của etilen. HS: Lần lượt trả lời nhanh. 4. Ứng dụng Tài liệu trang 17. 4. Củng cố - Luyện tập (6p) GV: Tổng hợp kiến thức và đặt câu hỏi: + Trình bày đặc điểm cấu tạo, TCHH, ứng dụng của etilen. HS: Trình bày câu trả lời 5. Tìm tòi và mở rộng (1p) GV: Nhắc nhở HS về nhà: + Học bài + Tìm hiểu axetilen

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 9, giáo án khoa học tự nhiên 9 môn hóa, giáo án VNEN hóa 9, giáo án hai cột bài 34: Etilen. Axetilen, giáo án chi tiết bài 34: Etilen. Axetilen, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 9

Giải bài tập những môn khác