Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 9 bài 33: Metan (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
Bài 33: METAN
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
Viết được CTPT, CTCT và nêu được các đặc điểm cấu tạo của metan.
Nêu được các tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí), một số tính chất hóa học (tác dụng được với clo, với oxi) và viết được PTHH minh họa (dạng CTPT và CTCT thu gọn).
Nêu được các ứng dụng quan trọng của metan.
2. Kĩ năng
Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, đọc thông tin, rút ra nhận xét.
Phân biệt được khí metan với 1 vài khí khác, tính % khí metan trong hỗn hợp.
3. Thái độ
Bảo vệ môi trường
Yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
Năng lực chung: Hợp tác, thuyết trình.
Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ, vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cuộc sống, thực nghiệm.
Phẩm chất: chăm học, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị
GV: Băng hình thí nghiệm về metan, phiếu học tập.
HS: đọc trước bài, tìm hiểu về mô hình biogas.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI DỘNG
• Hoạt động 1: Khởi động (12p)
1. Phương pháp: DH nhóm
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
3. Hình thức tổ chức: Nhóm
4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác
5. Phẩm chất: chăm học.
GV: Tổ chức cho học sinh làm bài tập xác định công thức phân tử, dự đoán cấu tạo của metan và bộc lộ những hiểu biết của mình về khí biogas theo nội dung bài tập và hình ảnh đưa ra trong sách hướng dẫn học.
+ Tỉ khối của metan với không khí ≈ 0,55, hàm lượng % của C là 75%. Tìm CTPT và viết CTCT của metan.
+ Tìm hiểu khí biogas, ứng dụng.
HS: Thảo luận cặp đôi trình bày. Các nhóm nhận xét.
GV : Giải thích về khái niệm hidrocacbon no và dẫn dắt vào bài. A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
• Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của metan. (27p)
1. Phương pháp: DH hợp tác
2. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
3. Hình thức tổ chức: Nhóm
4. Năng lực: Ngôn ngữ, hợp tác
5. Phẩm chất: chăm học.
GV: Cho HS quan sát tranh và mô hình phân tử metan, so sánh với CTCT đã viết ở phần khởi động.
+ Viết CTCT của metan.
+ Đặc điểm liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử metan.
+ Tại sao gọi metan là hidrocacbon no?
HS: Thảo luận nhóm trình bày
Đại diện báo cáo, nhóm khác bổ sung
GV: nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
GV: Cho HS quan sát video điều chế metan, thu metan bằng phương pháp dời nước.
+ Từ thí nghiệm rút ra nhận xết về 1 số tính chất vật lí của metan.
HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. Các nhóm nhận xét bổ sung
GV: Cho HS quan sát video thí nghiệm
Thảo luận điền phiếu theo hướng dẫn
HS: Đại diện trình bày, các nhóm nhận xét B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Cấu tạo phân tử
CTPT: CH4
CTCT:
Đặc điểm cấu tạo: trong phân tử metan giữa nguyên tử C và H có 1 liên kết (lk đơn) có 4 liên kết đơn (metan là hidrocacbon no)
2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học
a. Tính chất vật lí
Khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
b. Tính chất hóa học
* Tác dụng với oxi
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
Pư tỏa nhiều nhiệt
* Tác dụng với clo
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
PƯ trên là pư thế, đặc trưng cho hidrocacbon no.
PHIẾU HỌC TẬP: NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA METAN
Tên thí nghiệm Hiện tượng – Kết luận về tính chất của metan - PTHH
Điều chế và thu metan PTHH điều chế metan trong PTN:
CH3COONa + NaOH t°→ CH4 + Na2CO3
Metan thu được bằng phương pháp dời nước.
Nước trong bình thu khí dời đi chứng tỏ metan không tan trong nước.
Bình thu khí không màu chứng tỏ metan là chất (trạng thái) khí, (màu sắc) không màu.
Metan tác dụng với oxi Metan cháy cho ngọn lửa màu xanh chứng tỏ metan tác dụng được với oxi.
PTHH: CH4 + O2 t°→ CO2 + 2H2
Metan tác dụng với clo Bình đựng khí metan và clo ban đầu có màu vàng, khi đưa ra ánh sáng một thời gian thì thấy không màu.
Cho một ít nước vào bình, lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím thì màu của mẩu giấy quỳ tím chuyển màu đỏ chứng tỏ metan tác dụng với clo.
PTHH: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
4. Củng cố - Luyện tập (4p)
GV đặt câu hỏi:
+ Trình bày các tính chất vật lí, hóa học của metan
+ Làm bài tập 2 trang 12
HS: Trình bày
5. Tìm tòi và mở rộng (1p)
GV: Nhắc nhở HS về nhà
Học bài
Tìm hiểu trạng thái tự nhiên
Tìm hiểu và làm phần C, D, E