Giáo án VNEN bài Khu vực Đông Á
Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Khu vực Đông Á. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
Bài 20: Tiết:
KHU VỰC ĐÔNG Á
TIẾT 1:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh đạt được:
- Kiến thức:
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Đông Á
- Kỹ năng:
- Rèn luyện được kĩ năng tranh ảnh, phân tích được các bảng số liệu, đọc và khai thác được bản đồ, lược đồ để rút ra những nhận xét cần thiết. Vé được biểu đồ cơ cấu kinh tế.
- Thái độ:
- Có ý thức tích cực học tập
- Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Sống tự chủ, trách nhiệm.
- Năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, tự nhận thức- tự học, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tính toán, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên.
+ Tìm hiểu dân cư và kinh tế.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên:
+ Đồ dùng: Máy chiếu, tranh ảnh về kinh tế 1 số nước tiêu biểu của Đông Á; lược đồ như SHD.
+ Phiếu học tập.
+ Một số bảng phụ (Kèm giáo án PP)
- Học sinh:
+ Đọc trước bài học.
+ Hoàn thành một số phiếu (theo mẫu) và bảng phụ.
+ Chuẩn bị trước mục B.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp - Thời gian: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Khởi động: HĐ: CN- KT báo cáo vòng tròn - Nêu NV: ? Nêu những hiểu biết của em về khu vực Đông Á? + Khu vực Đông Á. + Những hiểu biết về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị... - HS: trả lời GV nhận xét và kết luận. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG BÀI HỌC | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên.
- GV: + Gọi HS đọc yêu cầu mục a/ 40. + Yêu cầu HS thực hiện theo các yêu cầu trên bằng hoạt động cặp. - HS: đọc yêu cầu, quan sát và trao đổi cặp, trình bày
? Đặc điểm tự nhiên bao gồm có những đặc điểm gì? - GV: Với 2 bộ phận là đất liền và hải đảo, trong phần đất liền lại chia ra phần phía Đông và phần phía Tây, có các đặc điểm tự nhiên khác nhau. - HS: quan sát, thảo luận và báo cáo, nhận xét. - HS: hoạt động cặp, trao đổi, thống nhất và hoàn thiện bảng Phiếu HT số 1.
Phiếu HT số 2:
- GV: chốt. ? Vậy hãy giải thích tại sao người ta lại nói: Sông Hoàng Hà là “bà già cay nghiệt” và sông Trường Giang là “cô gái dịu hiền”? | 1. Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên. a. Vị trí địa lí, giới hạn. - Các quốc gia gồm 2 bộ phận: + Đất liền: Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên + Hải đảo: quần đảo Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. - Vĩ độ: 180B -> 500B - Tiếp giáp: Trung Á, Nam Á, Tây Nam Á, Đông Nam Á. - Giáp các biển: Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, biển Nhật Bản. b. Đặc điểm tự nhiên.
(Nội dung theo kết quả PHT số 1).
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Kết quả PHT số 1
* Kết quả PHT số 2
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 2 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Tìm hiểu dân cư và kinh tế.
- GV: yêu cầu HS đọc câu hỏi SHD/ 42. ? Số dân của khu vực Đông Á? ? Mật độ dân số so với các khu vực TNA và NA? - HS: hoạt động chung, đọc yêu cầu, trình bày.
- GV: gọi HS đọc yêu cầu về Đặc điểm chung kinh tế. - GV: bổ sung câu hỏi: ? Nhận xét chung nền kinh tế khu vực Đông Á sau chiến tranh thế giới thứ 2? -GV: + Chiếu bảng 2- SHD/ 43. + Yêu cầu HS thực hiện hoạt động cặp đôi. - HS: hoạt động cặp đôi, trao đổi, trình bày, nhận xét. -GV chốt. ? Em biết gì về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam? - HS: liên hệ (Hiện nay, VN vẫn là 1 nước nhập siêu- nhập máy móc, thiết bị, phục vụ quá trình CNH, hiện đại hoá).
- GV: yêu cầu đọc thầm thông tin về Nhật Bản – SHD/ 43,44 và chứng minh Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển? - GV: chiếu 1 số tranh ảnh về các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản. ? Em còn biết thêm điều gì về kinh tế NB? Trong gia đình em có những sản phẩm nào được làm từ ngành CN của Nhật? (HS: trình bày 1p)
- GV: yêu cầu HS đọc thông tin về Trung Quốc và thực hiện theo yêu cầu SHD. - HS: hoạt động cặp đôi, quan sát, trình bày. - GV: chốt.
* GV củng cố kiến thức bằng kĩ thuật: Hỏi chuyên gia. - HS: + Ở dưới đặt các câu hỏi nhanh cho chuyên gia hoặc cả nhóm – liên quan đến nội dung bài học. + Nhóm chuyên gia 3 người (xung phong). - GV: nhận xét, cho điểm.
| 2. Tìm hiểu dân cư và kinh tế. a. Dân cư.
- Số dân: 1594, 0 triệu người => Là khu vực đông dân nhất châu Á, đông hơn so với châu Phi, Âu, Mĩ. - Mật độ dân số thấp hơn so với Nam Á nhưng cao hơn so với Tây Nam Á. b. Kinh tế. * Đặc điểm chung. - Nền kinh tế khu vực Đông Á sau chiến tranh thế giới thứ 2: kiệt quệ, đời sống nhân dân khổ cực. - Giá trị xuất khẩu của các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều lớn. - Giá trị xuất – nhập gần tương đương nhau. + Nhật Bản có giá trị NK lớn hơn XK… + Trung Quốc, Hàn Quốc có giá trị XK nhiều hơn NK. => Nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ phát triển nhanh, duy trì tốc độ cao, quá trình thay thế từ hàng NK đến sản xuất để XK. * Đặc điểm phát triển kinh tế của một số quốc gia trong khu vực.
- Nhật Bản: (theo nội dung thông tin về Nhật Bản- SHD. 43,44)
- Trung Quốc: + Biểu hiện: (SHD/ 44) + Nguyên nhân: do không ngừng nỗ lực; phát huy các thế mạnh về nguồn lao động dồi dào và thài nguyên phong phú; thay đổi đường lối, chính sách mở cửa…
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài 1: - GV: gọi đọc yêu cầu bài tập. ? Loại biểu đồ? Thông qua từ ngữ nào biết được như vậy? Lưu ý khi vẽ? ? Nhận xét? - GV: gọi 1 HS lên bảng vẽ. - HS: hoạt động chung, cá nhân, vẽ và nhận xét biểu đồ HD: - Loại biểu đồ: Tròn (cơ cấu) + Hai hình tròn tương ứng với 2 quốc gia, mỗi hình tròn chia làm 3 phần. (Làm nháp: chuyển từ phần trăm sang tính độ). + Lưu ý 2 đường tròn phải thẳng tâm. + Có chú giải rõ ràng. -Nhận xét: + Cả 2 nước có cơ cấu kinh tế không đều, tập trung vào hoạt động CN và dịch vụ (dẫn chứng) + Trong đó NB có ngành DV chiếm tỉ trọng cao nhất (d/c); thấp nhất là tỉ trọng ngành NN (d/c) + TQ có ngành CN chiếm tỉ trọng cao nhất (d/c), tiếp theo là DV; ngành NN cũng chiếm tỉ trọng thấp nhất. (d/c). | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV: yêu cầu HS đọc mục D-E trong SHD và trình bày theo hiểu biết cá nhân. ? Lựa chọn 1 lĩnh vực và tìm kiếm thông tin mở rộng – báo cáo - HS: hoạt động chung. - HS: có thể trình bày bằng văn bản, tranh ảnh hoặc trên PowerPoint HD: - Hợp tác với Nhật Bản để phát triển lĩnh vực công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp và đề nghị Nhật Bản tiếp tục hợp tác trong việc đầu tư phát triển một số trường chất lượng cao giáo dục) đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. - Hợp tác văn hoá, du lịch… *Phụ lục * Phụ lục: Thông tin về hợp tác trong giáo dục giữa VN và Nhật Bản: Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đều tích cực triển khai các chương trình hợp tác, trong đó có đào tạo 1.000 tiến sĩ tại Nhật Bản đến năm 2020. Chiều 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Hiroshi Hase đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, chào mừng Bộ trưởng Hiroshi Hase thăm làm việc tại Việt Nam, đồng thời cho biết, Chính phủ và người dân Việt Nam chia sẻ với Chính phủ và người dân Nhật Bản về những thiệt hại nặng nề của trận động đất vừa qua ở Nhật Bản. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, hợp tác Việt Nam và Nhật Bản là hợp tác toàn diện, chiến lược, nhiều mặt, trong đó, lĩnh vực hợp tác ấn tượng, mạnh mẽ chính là hợp tác trong giáo dục. Thủ tướng bày tỏ vui mừng việc Việt Nam và Nhật Bản đã ký Chiến lược hợp tác về giáo dục; hoan nghênh Ngài Hiroshi Hase đã đến thăm làm việc tại Việt Nam, làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Hiroshi Hase. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ký kết với 17 trường Đại học Nhật Bản về việc hỗ trợ và miễn giảm học phí với các ứng viên đã được nhận học bổng của Chính phủ Việt Nam khi theo học tại Nhật Bản. Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đều tích cực triển khai các chương trình hợp tác, thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có đào tạo 1.000 tiến sĩ tại Nhật Bản đến năm 2020.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ngài Bộ trưởng tiếp tục thực hiện Chương trình chiến lược hợp tác về giáo dục đã ký kết; đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu học bổng Chính phủ của hai nước để cử công dân Việt Nam sang Nhật Bản học tập; đẩy mạnh hợp tác song phương giữa các trường đại học hai nước; đề xuất phía Nhật Bản tiếp tục dành ODA vay ưu đãi để nâng cấp các trường đại học Việt Nam; thúc đẩy phát triển hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai nước; tổ chức giao lưu văn hóa, trao đổi sinh viên giữa hai nước. |
4. Hướng dẫn về nhà.
Học bài cũ và làm bài tập
Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: bài 21: Khu vực Đông Nam Á
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 8