Giáo án địa lí 8: Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Bài 10. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả vị trí của khu vực, phạm vi lãnh thổ của khu vực Nam Á. - Nhận biết được 3 miền địa hình: Miền núi ở phía bắc, đồng bằng ở giữa và phía nam là sơn nguyên. - Giải thích được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. - Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu của khu vực 2. Kĩ năng - Kĩ năng nhận biết phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ, rút ra mối quan hệ giữa chúng - Đọc lược đồ và phân tích các đối tượng thể hiện trên lược đồ - Kĩ năng làm việc nhóm, phản biện. 3. Thái độ - Đồng cảm với những khó khăn của nhân dân Nam Á do tác động của các yếu tố tự nhiên 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; sử dụng các công cụ địa lí: bản đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Giải thích các hiện tượng và quá trình Địa lí II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á - Lược đồ phân bố lượng mưa (phóng to) - Bản đồ tự nhiên Châu Á - Tranh ảnh, tài liệu cảnh quan tự nhiên Châu Á 2. Chuẩn bị của HS - Tập bản đồ địa lí 8. - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại, - Đọc trước và tìm hiểu bài ở nhà. - Thảo luận và trả lời những câu hỏi của giáo viên. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Đỉnh núi nào cao nhất thế giới? + Dãy núi có đỉnh cao nhất thế giới là dãy núi nào ? + Dãy núi này có ảnh hưởng như thế nào tới tự nhiên của khu vực Nam Á ? - Bước 2: HS xem clip: https://www.youtube.com/watch?v=PDrMH7RwupQ - Bước 3: Giáo viên mời 1-2 học sinh bất kỳ trả lời. - Bước 4: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ ( 5 phút) * Mục tiêu - Xác định vị trí của khu vực, phạm vi lãnh thổ của khu vực Nam Á. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, gợi mở, sử dụng bản đồ - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân / vấn đáp * Phương tiện - Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á - Bản đồ tự nhiên Châu Á * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 10.1 Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á em hãy cho biết : + Vị trí của Nam Á trên bản đồ tự nhiên Châu Á ? + Nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ nào? + tiếp giáp với các khu vực, các vịnh biển nào ? - Bước 2: Gọi HS lên bảng xác định vị trí và tiếp giáp của khu vực Nam Á trên lược đồ. - Bước 3: Giáo viên gọi học sinh nhật xét và chốt kiến thức - Bước 4: Học sinh điển các thông tin vào SĐTD 1. Vị trí địa lí (sơ đồ) HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ( 10 phút) * Mục tiêu - Nhận biết được 3 miền địa hình: Miền núi ở phía bắc, đồng bằng ở giữa và phía nam là sơn nguyên. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, gợi mở, sử dụng lược đồ - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân / Cả lớp / Cặp nhóm / vấn đáp * Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8. - Lược đồ tự nhiên các khu vực Nam Á trắng đen. - Bút màu * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Giao nhiệm vụ. ❖ Dựa vào hình 10.1 Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á em hãy : + Tô màu nhanh theo mẫu hình 10.1 (hình màu SGK/tập bản đồ) + Kể tên các miền địa hình chính từ bắc xuống nam? + Nêu đặc điểm địa hình của mỗi miền ? - Bước 2: Gọi 1-2 bất kỳ HS lên bảng xác định các miền địa hình và đặc điểm của từng khu vực địa hình của Nam Á trên lược đồ. - Bước 3: Giáo viên gọi học sinh nhật xét và chốt kiến thức - Bước 4: Học sinh điển các thông tin vào SĐTD 2. Đặc điểm địa hình (sơ đồ) HOẠT ĐỘNG 3: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU (13 phút) * Mục tiêu - Giải thích được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, tính nhịp điệu; Hoạt động gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong khu vực. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Khai thác lược đồ, tranh ảnh, trực quan, phát vấn, so sánh, phân tích - Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp/ Nhóm/Cá nhân * Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8. - Lược đồ phân bố lượng mưa (phóng to) - Lược đồ khí hậu châu Á * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Giao nhiệm vụ. + Cho biết Nam Á có những kiểu khí hậu nào ? Kiểu khí hậu nào nổi bật ? + Em hãy nêu đặc điểm của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ? + Thảo luận nhóm (4 phút) Chia lớp thành 6 nhóm, đều thảo luận 1 nội dung - Đọc và nhận xét số liệu khí hậu 3 địa điểm Muntan, Sa-ra-pun-di, Mumbai ở H10.2, giải thích đặc điểm lượng mưa của 3 địa điểm trên ? - Bước 2: Gv chọn nhóm học sinh làm nhanh nhất lên thuyết trình. - Bước 3: Mời các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung, giáo viên chốt kiến thức 3. Khí hậu Hoạt động 4 : TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI, CẢNH QUAN (7 phút) * Mục tiêu - Xác định được sông lớn và cảnh quan tự nhiên ở Nam Á * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Khai thác lược đồ, tranh ảnh - Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp/ Nhóm nhỏ/ Cá nhân * Phương tiện - Tập bản đồ địa lí 8. - Lược đồ cảnh quan châu Á - Lược đồ tự nhiên Nam Á * Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Giao nhiệm vụ. ✔ Dựa vào H10.1 cho biết các con sông chính trong khu vực Nam Á? ✔ Dựa vào lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á em hãy cho biết: Cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á? - Bước 2: Gọi HS lên bảng xác định sông chính và cảnh quan tự nhiên chính của khu vực Nam Á trên lược đồ. - Bước 3: Giáo viên gọi học sinh nhật xét và chốt kiến thức - Bước 4: Học sinh điển các thông tin vào SĐTD 4. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI, CẢNH QUAN 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy (minmap) - Tổ chức trò chơi: Chinh phục đỉnh EVERET GV phổ biến luật chơi: để lên tới đỉnh EVERET thì phải trả lời đúng các câu hỏi sau. Đội nào trả lời đc nhiều điểm thì đội đó lên tới EVERET. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Thuyết minh, giới thiệu vẻ đẹp đất nước ở châu Á. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tại sao cùng vĩ độ với miền bắc Việt Nam mà khu vực Nam Á có mùa đông ấm hơn ? Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến - Chuẩn bị bài 11.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 10 điều kiện tự nhiên khu vực nam á, giáo án chi tiết bài 10 điều kiện tự nhiên khu vực nam á, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 10 điều kiện tự nhiên khu vực nam á, giáo án 5 bước bài 10 điều kiện tự nhiên khu vực nam á

Giải bài tập những môn khác