Giáo án VNEN bài Khu vực Đông Nam Á

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Khu vực Đông Nam Á. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Khu vực Đông Nam Á

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 21: Tiết

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

TIẾT 1:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội của khu vực Đông Nam Á
  1. Kỹ năng:
  • Phân tích được các bảng thống kê và dân số, kinh tế của một khu vực ĐNA
  1. Thái độ:
  • Có ý thức trong việc xây dựng phát triển một số khu vực Đông Nam Á phát triển thịnh vượng; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của khu vực.
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, trách nhiệm.
  • Năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, tự nhận thức- tự học, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tính toán, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Tìm hiểu vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

+ Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên

+ Tìm hiểu về đặc điểm dân cư và xã hội

+Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: nêu-giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, trò chơi, sử dụng bản đồ và tranh ảnh, ...
  • KT động não, trình bày 1 phút…

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên:
  • Đồ dùng: Máy chiếu, tranh ảnh về kinh tế 1 số nước tiêu biểu của Đông Á; lược đồ như SHD.
  • Phiếu học tập.    
  • Một số bảng phụ (Kèm giáo án PP)
  1. Học sinh:
  • Đọc trước bài học.
  • Hoàn thành một số phiếu (theo mẫu) và bảng phụ.
  • Chuẩn bị trước mục B.

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- GV: chia lớp thành 2 dãy, tổ chức trò chơi: Dãy nào nhanh và đúng nhất.

- Yêu cầu: mỗi dãy cử ra 3 thành viên, trong thời gian 2p, 3 thành viên lần lượt viết tên các quốc gia của khu vực ĐNA (hình thức dòng chảy).

- Dãy nào viết nhanh và đúng nhất sẽ dành chiến thắng.

- HS: Các quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan Brunei.

- Cử ban thư kí.

- HS: tham gia chơi trò chơi, cổ vũ, nhận xét

- Chiếu H1/ tr 46 kết hợp câu hỏi trong mục khởi động.

- HS: hoạt động chung, trình bày.

- GV: chốt kết quả.

- GV: gợi mở dẫn vào bài.

Khu vực ĐNA có diên tích đất đai tuy chỉ chiếm khoảng 4,5 triệu km2, nhưng lại có cả không gian gồm đất liền và hải đảo rất rộng lớn. Vậy đặc điểm tự nhiên của khu vực này như thế nào? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về….

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

 

 

- GV: gọi HS đọc thông tin mục 1/ tr 47.

- Chiếu H1/ tr 46

- GV: yêu cầu HS thực hiện hoạt động cặp đôi với câu hỏi:

? ĐNA gồm những bộ phận lãnh thổ nào? Vì sao có tên gọi đó?

? Xác định các điểm cực Bắc, Nam Tây, Đông của khu vực Đông Nam Á?

- HS: hoạt động cặp đôi, quan sát, trao đổi, trình bày, xác định trên lược đồ; nhận xét

- GV: chốt.

? Cho biết Đông Nam Á là "cầu nối " giữa hai đại dương và châu lục nào?

? Phân tích ý nghĩa vị trí của khu vực?

- HS: hoạt động chung

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên

- GV: gọi HS đọc phần thông tin mục 2/ tr 49.

- Yêu cầu quan sát H2, 3/ tr 48.

- GV: chia lớp thành 4 nhóm, tg thực hiện 4p theo yêu cầu bảng sau:

 (Phiếu HT số 1).

Đặc điểm tự nhiên khu vực ĐNA.

Thành phần

 tự nhiên

Bản đảo Trung Ấn

Quần đảo

 Mã Lai

Địa hình

 

 

Khí hậu

 

 

Sông ngòi

 

 

Khoáng sản

 

 

Cảnh quan

 

 

 

- GV: nhận xét, chốt trên máy chiếu.

? So sánh sự khác nhau về nhiệt độ, lượng mưa của 2 địa điểm (P) và (Y)? Cho biết 2 địa điểm thuộc kiểu khí hậu nào?

 

? Vì sao khí hậu ĐNA không bị khô hạn như những vùng có cùng vĩ độ như châu Phi, Tây Nam Á?

? Vậy VN sẽ có những cảnh quan đặc trưng nào? Những hiểu biết của em về cảnh quan đó?

( Kĩ thuật trình bày 1p).

1. Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

 

                

 

 - Đông Nam Á gồm 2 bộ phận:
+ Phần đất liền: bán đảo Trung Ấn ...

+ Hải đảo: quần đảo Mã Lai...

- Các điểm cực:

+ Điểm cực Bắc thuộc Mi- an -ma (280)

+ Điểm cực Tây thuộc Mi- an -ma (920)

+ Điểm cực Nam thuộc In-đô-nê-xi-a (100 5 ,)

+ Điểm cực Đông trên kinh tuyến 1400Đ.

- Khu vực là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á và châu Đại Dương.

=>Vị trí địa lý ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu, cảnh quan khu vực, có ý nghĩa lớn về kinh tế và quân sự.

 

2. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên.

(Nội dung theo kết quả PHT số 1)

- (Y) thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

(P) thuộc kiểu khí hậu xích đạo.

- Nhờ có gió mùa.

 

 

* Kết quả phiếu HT số 1:

Đặc điểm

Bán đảo Trung Ấn

Quần đảo Mã Lai

Địa hình.

- Chủ yếu là núi cao hướng B - N, TB - ĐN, các cao nguyên thấp .

- Các thung lũng sâu chia cắt mạch địa hình .

- Đồng bằng phù sa màu mỡ, tập trung đông dân.

- Hệ thống núi hướng vòng cung Đ-T;

ĐB -TN; núi lửa.

 

 

- Đồng bằng  nhỏ  hẹp  ven biển

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa….

Bão về mùa hè - thu

(Y-an-gun)

 - Xích đạo và nhiệt đới gió mùa…

- Bão nhiều

( Pa-đăng)

Sông ngòi

- Sông lớn

-Bắt nguồn từ phía bắc

-Hướng chảy B-N

-Chế độ nước theo mùa

-Hàm lượng phù sa nhiều.

=> Có gía trị nhiều mặt

- Sông ngắn và dốc

- Chế độ nước điều hoà

 

 

 

=> ít có giá trị giao thông, có giá trị thuỷ điện.

Khoáng sản

- Quặng, thiếc, kẽm, đồng, dầu mỏ, khí đốt…

- Ít khoáng sản.

Cảnh quan 

- Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh

- Một số nơi có rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa, Xa-van cây bụi

-Rừng NĐ ẩm thường  xanh

TIẾT 2

Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư và xã hội

 

* GV: vận dụng PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề; KT, đặt câu hỏi, động não.

- GV: yêu cầu HS đọc thông tin, quán sát bảng 1/ tr 50, so sánh và trả lời câu hỏi.

?  Hãy so sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hàng năm của khu vực Đông Nam Á so với thế giới và châu Á?

? Từ đó em có n.xét gì về dân số ở ĐNA?

- GV: định hướng hoạt động cặp đôi.

? Dân số đông đem lại thuận lợi và khó khăn gì?

 

 

- GV: chốt, mở rộng liên hệ đặc điểm dân số Việt nam.

- GV: mở rộng, chiếu lược đồ phân bố dân cư các nước ĐNA.

 ? Quan sát BĐ nhận xét sự phân bố dân cư các nước ĐNA .Giải thích sự phân bố đó ?

 

 

 

* GV: vận dụng PP nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm; KT lắng nghe và phản hồi tích cực, động não.

- GV: gọi HS đọc thông tin SHD/ 50, định hướng hoạt động cặp:

? Chứng minh các nước ĐNA có những nét tương đồng nhưng cũng rất đa dạng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, phong tục tập quán.

 

 

 

- GV: chốt.

 

 

? Hãy kể tên một số phong tục tập quán của Việt Nam.

? Đặc điểm dân cư và xã hội của khu vực ĐNA tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác trong khu vực? (C.2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: chốt

3. Tìm hiểu dân cư và xã hội.

a. Đặc điểm dân cư.

 

 

 

- Dân số đông ( dẫn chứng).

 

 

 

 

 

- Tăng khá nhanh, tỉ lệ tăng TN cao

 

=> Thuận lợi : Dân số trẻ, 50% còn ở độ tuổi lao động là nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng

+ Khó khăn: Giải quyết việc làm cho người lao động, bình quân đầu người thấp , gây nhiều tiêu  cực phức tạp cho xã hội .

 

 

 

- Dân cư  ĐNA tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ.

=> địa hình, khí hậu, giao thông thuận lợi sinh hoạt, sản xuất

b- Đặc điểm xã hội

 

- Những nét tương đồng:

+ Cùng nền văn minh lúa nước...

+ Cùng lịch sử đấu tranh giành độc lập....

+ Hiện nay các nước đều giành được độc lập dân tộc.

=> Thuận lợi hợp tác toàn diện

 

- Mỗi nước có nét riêng về ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục... => Đa dạng văn hoá.

+ Một số nước theo chế độ quan chủ lập hiến, một số nước theo chế độ cộng hòa.

 

 

 

* Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á đã tạo ra những thuận lợi cũng như những khó khăn trong sự hợp tác của các nước. Cụ thể là:

-         Về thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.

-         Về khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.

TIẾT 3

Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế.

 

- GV: cho HS nghiên cứu cá nhân nội dung SGK

? Dựa vào kiến thức đã học cho biết thực trạng chung của nền kinh tế -xã hội các nước ĐNA  khi còn là thuộc địa của các nước đế quốc thực dân ?

? Trình bày những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ở các nước ĐNA?

- Yêu cầu HS theo dõi bảng 2/ tr 51

 

 

? Phân tích tình hình tăng trưởng KT của các nước ĐNA ?

HS: hoạt động cặp đôi, quan sát, trao đổi, trình bày, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: chốt.

 

- HS: hoạt động chung- liên hệ

 

? Khi phát triển KT các nước chưa chú ý vấn đề gì và gây ra những hậu quả nào?

? Đánh giá chung về tình hình phát triển KT của các nước ĐNA?
? Cần có chính sách và biện pháp gì để bảo vệ MT? (GDMT)

? Lấy VD thực trạng ô nhiễm MT ở VN?

 

 

- GV: chiếu lược đồ H4- tr 52

? Nền KT các nước có sự thay đổi ntn?

? Nhận xét cơ cấu KT?

? Nhận xét sự phân bố của các ngành sản xuất công- nông nghiệp ở các nước ĐNA?

- GV: chốt.

4. Tìm hiểu đặc điểm kinh tế.

a. Đặc điểm thứ nhất

 

 

- Nửa đầu thế kỉ XX, kinh tế chậm phát triển, còn phụ thuộc nhiều các nước tư bản.

- Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên phong phú, nhiều loại nông  phẩm nhiệt đới, tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

- Từ 1990-1996: mức tăng trưởng khá cao

- Từ 1997-2000: mức tăng trưởng giảm nhanh chóng.

- Từ 2000- 2005 mức tăng trưởng có chiều hướng phục hồi.

- Từ 2005- 2009 mức tăng trưởng có chiều hướng giảm nhanh chóng (do ảnh hưởng của khủng hoảng KT).

- Từ 2009- 2013 mức tăng trưởng có chiều hướng phục hồi.

 

- Việc bảo vệ MT không được quan tâm đúng mức.

=> Nền KT phát triển nhanh song chưa vững chắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đặc điểm thứ hai

 

 

- Cơ cấu KT: giảm NN, tăng CN và DV

=> Cơ cấu KT đang chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá 

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.

+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung

+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận

+ Bài tập luyện tập:

Bài 1:

- GV: gọi đọc yêu cầu bài tập.

? Loại biểu đồ? Thông qua từ ngữ nào biết được như vậy? Lưu ý khi vẽ?

? Vì sao khu vực có thể canh tác được những loại câu trồng này?

- GV: gọi 1 HS lên bảng vẽ.

- HS: hoạt động chung, cá nhân, vẽ và giải thích biểu đồ

- Loại biểu đồ: Tròn (cơ cấu)

+ Hai hình tròn tương ứng với 2 sản phẩm: gạo và cà phê, mỗi hình tròn chia làm 2 phần.

(Làm nháp: chuyển từ phần trăm sang tính độ).

+ Lưu ý 2 đường tròn phải thẳng tâm. 

+ Có chú giải rõ ràng.

- Giải thích: Do có điều kiện tự nhiên (đất, địa hình, nước, KH) và điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi.

Bài tập thêm:

- GV: chiếu lược đồ các nước ĐNA.

? Gọi HS lên chứng minh trên bản đồ rằng khu vực ĐNA là cầu nối giữa 2 đại dương và 2 châu lục? Ý nghĩa?

- HS: hoạt động cá nhân, xác định trên lược đồ

- GV: chốt.

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

 4. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài 22: Hiệp hội các nước Đông Nam Á: mục B1

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học xã hội 8, giáo án khoa học xã nhiên 8 môn địa, giáo án VNEN địa 8, giáo án chi tiết bài Khu vực Đông Nam Á, giáo án 5 hoạt động khoa học xã nhiên 8

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác