Giáo án địa lí 8: Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Á
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Á. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 8. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
BÀI 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được tình hình phát triển của các ngành kinh tế
- Đánh giá được những thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp ở các nước và vùng lãnh thổ châu Á.
- Phân tích được xu hướng phát triển hiện nay của các nước và vùng lãnh thổ là ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ và không ngừng nâng cao đời sống.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với hoạt động kinh tế, đặc biệt với sự phân bố cây trồng và vật nuôi.
- Kĩ năng làm việc nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự hào dân tộc, xây dựng và bảo vệ tài nguyên môi trường.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về tình hình phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á.
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh.
- Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí.
- Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Máy tính, máy chiếu.
- Giáo án. Phiếu học tập.
- Tư liệu bài dạy.
2. Chuẩn bị của HS
- Đồ dùng học tập.
- Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: GV cho HS quan sát hình ảnh liên quan về Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapo.
Bước 2: HS trả lời tên những quốc gia đó. Qua hiểu biết, em hãy nhận xét đặc điểm phát triển của các quốc gia trên.
Bước 3: GV dẫn dắt vào bài: Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau. Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, tới Campuchia là một trong những nước nghèo nhất. Để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển KTXH các nước Châu Á, cô và các em sẽ tìm hiểu bài hôm nay….
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ngành nông nghiệp Châu Á ( 10 phút)
* Mục tiêu
- Liệt kê được các loài cây trồng, vật nuôi chính của Châu Á.
- Mối quan hệ giữa VTĐL – Khí hậu – Sản phẩm ngành nông nghiệp Châu Á.
- Ngưỡng mộ thành quả đạt được của ngành trồng lúa gạo ở các nước Châu Á gió mùa.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, trò chơi, chia sẻ nhóm đôi
* Phương tiện
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
• thảo luận nhóm: 3 nhóm
-Bước 1 : chia nhóm phân công nhiệm vụ
+Phát phiếu học tập cho các nhóm theo nội dung sau
-Nhóm1:Dựa vào lược đồ H8.1 SGK và kiến thức cho biết :
?.Các nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, và khu vực Tây Nam Á, vùng nội địa các loại cây trồng và vật nuôi nào là chủ yếu ? Rút ra nhận xét? Giải thích vì sao có sự khác giữa 2 khu vực
-Nhóm2:Dựa vào H8.2
? cho biết những nước nào ở Châu Á sản xuất nhiều lúa gạo, tỉ lệ cao so với thế giới ?
(Trung Quốc 28,7%, Ấn Độ 22,9%)
? Tại sao Việt Nam và Thái Lan có sản lượng lúa gạo thấp hơn Trung Quốc và Ấn Độ nhưng xuất khẩu lúa gạo lại đứng hàng đầu TG
(Trung Quốc, và Ân Độ đông dân nhất Thế Giới)
?Cho biết những nước đạt thành tựu vượt bật trong sản xuất lương thực ?(TQ, ẤĐ, TL, VN)
-Nhóm3: Quan sát ảnh 8.3 cho nhận xét
+ Nội dung bức ảnh?(Thu hoạch lúa)
+ Diện tích mảnh ruộng?(Nhỏ)
+ Số lao động (nhiều )
+ Công cụ lao động ?(thô sơ)
+ Nhận xét trình độ sản xuất (thấp)
-Bước 2: Các nhóm thảo luận
-Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày.
-Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức , nhận xét 1.Nông nghiệp:
- Sự phát triển nông nghiệp của các nước Châu Á không đều.
- Cây trồng và vật nuôi 2 khu vực khác nhau (Khu vực gió mùa phát triển hơn)
-Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất :
+Lúa gạo 93%, lúa mì 39% Sản lượng thế giới
+Trung Quốc và Ấn Độ là những nước sản xuất nhiều lúa gạo.
+Thái Lan, Việt Nam xuất Khẩu nhiều lúa gạo nhất thế giới.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về công nghiệp
*Mục tiêu: Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp Châu Á.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Trò chơi địa lí, động não, tia chớp
* Phương tiện
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
?Dựa vào kiến thức bài 7, Bảng 7.2 quan sát tỉ trọng công nghiệp các nước Châu Á?
?Nhận xét công nghiệp các nước Châu Á như thế nào ?
?Cho biết tình hình phát triển công nghiệp các nước Châu Á ? Kể tên các ngành công nghiệp phát triển, thuộc các nước nào?
?Dựavào bảng 8.1 hảy cho biết :
+Những nước nào khai thác than, và dầu mỏ nhiều nhất ?
? Những nước nào sử dụng sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu(So sánh sản lượng khai thác , sản lượng tiêu dùng )
? Những nước đó có đặc điểm phát triển KT – XH như thế nào ?
(Giàu nhưng trình ñộ KT- XH chưa phát triển cao) 2.Công nghiệp:
- Hầu hết các nước Châu Á đều ưu tiên phát triển CN
- Sản xuất CN rất đa dạng, phát triển chưa đều
- Gồm các ngành CN phát triển:
+ Khai thác: Dầu mỏ, khí đốt (A-rập Xê ut…)
+ Ngành Luyện kim, Cơ khí, Chế tạo máy, Điện tử…(Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo)
+CN nhẹ (hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm) Phát triển hầu hết các nước
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu dịch vụ
* Mục tiêu: Thấy được sự phát triển của ngành dịch vụ Châu Á
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Động não
* Phương tiện
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
- Dựa vào bảng 7.2 .Cho biết tên các nước có ngành DV phát triển.
-Tỉ trọng giá trị GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc ?
-Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị DV trong cơ cấu GDP theo đầu người ở các nước như trên như thế nào?
- Kể tên các ngành DV phát triển các Châu Á
-Vai trò của ngành DV đối với sự phát triển KT XH? 3. Dịch vụ
-Các nước có hoạt ñộng ngành DV cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo. Đó cũng là những nước có trình độ phát triển cao, đời sống nhân dân được nâng cao và cải thiện.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bước 1: GV chia nhóm, đưa ra thể lệ trò chơi.
- GV chia lớp thành 5 nhóm. Mỗi nhóm 8 thành viên.
- Hình thức trò chơi: Trò chơi quân bài Domino
- GV phổ biến thể lệ trò chơi.
Bước 2: Tiến hành chơi.
Bước 3: GV nhận xét các đội chơi.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Em có biết hiện nay ở Châu Á còn có những cuộc chiến tranh dầu mỏ nào? Tìm hiểu các cuộc chiến tranh dầu mỏ trên thế giới hiện nay?
- GV Liên hệ chiến tranh dầu mỏ Việt Nam – Trung Quốc trên Biển Đông. Từ đó giáo dục ý thức tự hào dân tộc, xây dựng và bảo vệ tài nguyên môi trường.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài 9:
+ Sưu tầm các hình ảnh về dầu mỏ, các cuộc chiến tranh ở Tây Nam Á.
+ Tìm tài liệu về tình hình chính trị ở Tây Nam Á.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 8
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 8 tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu á, giáo án chi tiết bài 8 tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu á, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 8 tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu á, giáo án 5 bước bài 8 tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu á