Giáo án PTNL bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Phong cách ngôn ngữ chính luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

Tuần 33 : Tiết 107, 111  – Tiếng Việt

 

                             PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

    

 

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận; các đặc trưng cơ bản của PCNN chính luận, phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác;

b/ Thông hiểu: Bước đầu làm quen với một số văn bản chính luận mức đơn giản;

c/Vận dụng thấp: Có kĩ năng lĩnh hội và phân tích văn bản thông dụng thuộc PCNN chính luận;;

d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết phong cách ngôn ngữ chính luận để tạo lập văn bản chính luận trong cuộc sống.

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: một đoạn văn ngắn theo phong cách ngôn ngữ chính luận;

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày văn bản theo phong cách ngôn ngữ chính luận;

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận;

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức phong cách ngôn ngữ chính luận;

c/Hình thành nhân cách: trung thực, có lập trường vững vàng khi viết văn chính luận

  1. Nội dung trọng tâm

1.Kiến thức

           -Nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

           -Ôn tập và củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học ở tiết trước.

-Vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận.

  1. Kĩ năng

Rèn kỷ năng phân tích và xây dựng văn bản chính luận.

  1. Thái độ:

Có ý thức viết văn bản đúng phong cách.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

-Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết viết văn bản theo phong cách ngôn ngữ chính luận;

-Năng lực sáng tạo:qua thực hành, HS biết đặt các câu hỏi khác nhau về một vấn đề, xác định và làm rõ thông tin…

-Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm.

-Năng lực giao tiếp:vận dụng những kiến thức tiếng Việt cũng như tri thức về bài học vào thực hành.

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

 - Các ngữ liệu tiêu biểu về phong cách ngôn ngữ chính luận;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ:

Mác có những cống hiến gì đối với nhân loại ? Tình cảm và thái độ của Ăng-ghen khi Mác qua đời.?

( 5 phút)

  1. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

- GV giao nhiệm vụ: Văn bản sau đây viết về sự kiện chính trị gì?

        Thắng lợi của quân và dân trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến mà tiêu biểu là Thủ đô Hà Nội là sự cổ vũ rất lớn để quân và dân ta liên tiếp đánh thắng thực dân Pháp làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn thương lượng và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

(Nguồn http://dantri.com.vn/chinh-tri/thu-do-70-nam-truoc-moi-ngoi-nha-la-mot-phao-dai-20161210144308322.htm, ngày 10-12-2016)

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đó là sự kiện lịch sử kiên quan đến kỉ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến ( 19-12-1946_19-12-2016)

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong những ngày cuối năm 2016, cả nước chúng ta hướng về kỉ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến ( 19-12-1946_19-12-2016). Đây là một sự kiện chính trị quan trọng, giáo dục truyền thống tự hào dân tộc, uống ngước nhớ nguồn. Đoạn văn trên được thể hiện bằng phong cách ngôn ngữ chính luận. Vậy phong cách này có những đặc trưng gì?

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(70 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

 

* Thao tác 1 :

1. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

* GV đặt câu hỏi: SGK trình bày nội dung gì?

    HS trình bày.

- Trong phần này SGK trình bày

+ Văn bản chính luận thời xưa viết theo thể hịch, cáo, thư sách, chiếu, biểu chủ yếu bằng chữ Hán.

 

 a. Tuyên ngôn độc lập

- Thể loại của văn bản?

- Mục đích viết văn bản?

- Văn chính luận

Vì đó là tuyên ngôn dựng nước của nguyên thủ quốc gia.

Bác đã dẫn lời bất hủ của bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và lời tuyên bố hùng hồn của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Cách mạng Pháp. Từ đó muốn nhấn mạnh chân lí, lẽ phải làm cơ sở để vạch tội ác của giăcc Pháp đối với dân Việt Nam.

b. Cao trào chống Nhật

- Thể loại?

-Mục đích?

-Thái độ? Quan điểm của người viết?

- Văn chính luận

Trích trong tác phẩm chính luận Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của đồng chí Trường Chinh- Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.

- Tổng kết một giai đoạn cách mạng thắng lợi và sách lược của cách mạng tháng Tám, tính chất và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.

-Đứng trên lập trường dân tộc, lập trường của người cộng sản trong sự nghiệp chống đề quốc và phát xít giành tự do độc lập, tác giả chỉ rõ kẻ thù là phát xít Nhật và khẳng định Pháp không còn là đồng mình chống Nhật của chúng ta nữa.

c. Việt Nam đi tới

- Thể loại?

- Mục đích?

- Thái độ người viết?

- Văn chính luận

Vì thuộc bài bình luận trên báo.

- Phân tích thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước. Từ đó nêu triển vọng của cách mạng.

- Thể hiện niềm vui, tin tưởng qua giọng văn hào hứng sôi nổi.

- Em có nhận xét chung gì về 3 văn bản vừa khảo sát?

- Cả ba văn bản đều tiêu biểu cho phong cách ngôn ngữ chính luận

 Hoàn thành bảng phân biệt giữa nghị luận và chính luận

Nghị luận

 

Chính luận

 

 

 

 

Nghị luận

Là một thao tác tư duy trong hệ thống các thao tác: miêu tả, tự sự, nghị luận. Cụ thể là:

- Miêu tả

- Tự sự

- Thuyết minh

- Nghị luận

+ Văn học

+ Đời sống

Chính luận

Bao gồm các loại văn bản như:

Thời xưa:  Hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu…

Ngày nay: Các cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố, lời kêu gọi, hiệu triệu, công hàm, bình luận, xã luận, báo cáo, tham luận, phát biểu…

I.VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:

1/ Tìm hiểu văn bản chính luận:

a.Văn bản chính luận:

 -Thời xưa:Hịch, cáo, chiếu, biểu...

- Hiện đại: Cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, báo cáo, tham luận...

b. Tìm hiểu ngữ liệu (SGK)

 * Đoạn trích: Tuyên ngôn độc lập

-Tuyên ngôn, tuyên bố … nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái hay quốc gia nhân dịp một sự kiện trọng đại

 

 

 

 

 

* Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước

- Trích đoạn mở đầu trong tác phẩm chính luận CMDTDCND Việt Nam, tập I của đồng chí Trường Chinh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đoạn trích: Việt Nam đi tới àXã luận àtrên báo

 

 

 

 

 

 

 

2/Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:

    a. Văn bản chính luận:

 - Ngôn ngữ chính luận còn được dùng trong các tài liệu chính trị khác, trong những tác phẩm lí luận có quy mô khá lớn:  SGK.

 - Ngôn ngữ chính luận  tồn tại ở dạng viết mà cả ở dạng nói.

 - Mục đích: Trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hoá xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.

   b. Phân biệt giữa nghị luận và chính luận:

 - Nghị luận: Dùng để chỉ một loại thao tác tư duy; Một loại văn bản một kiểu làm văn trong nhà trường.

 - Chính luận: Chỉ một phong cách ngôn ngữ văn bản nhằm trình bày những quan điểm chính trị của quốc gia, đoàn thể, quan điểm chính trị…

  c. Ngôn ngữ chính luận:

-Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các hội nghị hội thảo…nhằm trình bày bình luận đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hoá… theo một quan điểm chính trị nhất định.

 

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS luyện tập

 Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1: Bài tập 2

* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

- Dùng nhiều từ ngữ chính trí.

- Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài (câu thứ 3 ở ví dụ trong SGK)

- Thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta.

- Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chế, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.

 

Nhóm 2: Bài tập 3

* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:

+ Tình thế nào buộc chúng ta phải chiến đấu?

“Chúng ta.. đứng lên”.

Bác sử dụng lớp từ chính trị: hoà bình, cướp nước, hi sinh, mất nước, nô lệ. Sử dụng lớp từ này thể hiện rõ lập trường quan điểm của người viết chỉ rõ âm mưu, dã tâm của thực dân Pháp. Đặc biệt từ ngữ được lặp lại: chúng ta, nhân nhượng thể hiện thiện chí hoà bình. Hai từ “càng” đặt trong mối quan hệ làm rõ thiện chí của nước ta. Vậy một bên kẻ thù lấn tới, một bên là quyết tâm của dân tộc ta. Tình thế ấy buộc chúng ta phải chiến đấu.

+ Chúng ta chiến đầu bằng vũ khí gì?

“Bất kì đàn ông… giữ gìn đất nước”

Các từ ngữ: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc khẳng định chúng ta đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay. Đó là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân.

+ Niềm tin chiến thắng như thế nào?

“Dù phải gian lao kháng chiến… muôn năm”

Những từ nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất đã khẳng định niềm tin của dân tộc chúng ta.

LUYỆN TẬP:

Bài tập 1: SGK

Bài tập 2: Chú ý các mặt hiểu hiện của phong cách chính luận trong đoạn văn:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 3:

- Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu

-  Chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.

- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

 

 

 

 

 

Tìm hiểu các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

a./ Về mặt từ ngữ văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ như thế nào?

b/Câu văn trong văn bản chính luận có kết cấu như thế nào ?

c/Việc sử dụng cá biện pháp tu từ trong phong cách ngôn ngữ chính luận ra sao ?

HS đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và phân tích việc dùng từ ngữ, cách kết cấu giản dị, dễ hiểu của tác giả. Lần lượt phân tích theo 3 phần của bài để trả lời các câu hỏi gợi ý của GV.

 

 -Sau khi HS phát biểu, GV sửa chữa , nhận xét bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.

 

 

 

 

 

 

-GV: Nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Tính công khai thể hiện như thế nào ?

- Khi lựa chọn từ ngữ cần lưu ý điều gì ?

-GV giảngbổ sung:“ Cao trào chống Nhật” sau khi phân tích và thái độ hành động của thực dân Pháp. Tác giả kết luận rõ ràng, dứt khoát “ Có thể nói…nhân dân ta”.

-GV: Yêu cầu HS xem lại “tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”

GV: Em  cho biết ngôn ngữ  chính luận có những đặc trưng gì ?

-HS đọc lại VB (T1) và trả lời theo câu hỏi của GV

HS phát biểu cá nhân theo sgk, GV diễn giảng bs.

II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:

   1. Các phương tiện diễn đạt:

  a. Về từ ngữ:

 - Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, dân chủ…

 

  b. Về ngữ pháp:

 - Câu văn trong văn bản chính luận có kết cấu chuẩn mực gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lí luận chặt chẽ.

   VD: SGK.

 - Câu phức thường dùng những từ ngữ liên kết như: Do vậy, bởi thế, cho nên… Cho lí luận được chặt chẽ.

  c. Về biện pháp tu từ:

 - Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.

 - Ngôn ngữ chính luận sử dụng các biện pháp tu từ đúng chỗ. Làm cho bài viết sinh động dễ hiểu, khắc sâu ấn tượng.

 

   2. Đặc trưng của ngôn ngữ chính luận:

  a. Tính công khai về quan điểm

 - Ngôn ngữ chính luận không chỉ thông tin một cách khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (người nói) một cách công khai dứt khoát, không che dấu, úp mở.

 - Từ ngữ phải được cân nhắc kỉ càng, đặt biệt những từ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị.

  b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:

  Hệ thống luận điểm chặt chẽ, từng ý, từng câu, từng đoạn được phối hợp với nhau một cách hài hoà, mạch lạc.

  c. Tính truyền cảm, thuyết phục:

- Giọng văn hùng hồn tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

 - Đối với ngưới nói (diễn thuyết, tranh luận) thì nghệ thuật hùng biện là điều quan trọng để truyền cảm, thuyết phục trong đó ngữ điệu, giọng nói được coi là phương tiện cần thiết để hổ trợ cho lí lẽ, ngôn từ.

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1: Bài tập 1

Nhóm 2: Bài tập 2

Nhóm 3: Bài tập 3

* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

Bài tập 1:  Các phép tu từ.

- Điệp ngữ kết hợp điệp cú: Ai có ... dùng ...

- Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.

- Ngắt đoan câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ.

* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:

Bài tập 2: Có thể nêu một số ý:

- Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, là trụ cột, là người chủ tương lai của đất nước.

- Các luận chứng:

+ Thế hệ thanh niên trong CMT8

+ Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

+ Thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng CNXH, hội nhập với thế giới.

- Kết luận: Thanh niên phải học tập để xây dựng đất nước.

* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:

a. Lòng yêu nước có thể giáo dục từ truyền thống nhưng một phần khác bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực”Nhỏ bé” của mỗi người.:  Yêu người thân: cha, mẹ, ông, bà; Yêu làng quê và những kỉ niệm thời thơ ấu.

  b.Tình cảm cụ thể và nhỏ bé nhưng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi con người.

c. Yêu nước là phải bảo vệ xây dựng đất nước

Hướng dẫn HS tổng kết bài học

* LUYỆN TẬP

Bài tập 1:  Các phép tu từ.

 

 

 

 

 

Bài tập 2: Có thể nêu một số ý:

- Luận cứ:

- Các luận chứng:

 

- Kết luận:

 

Bài tập 3: Có thể nêu một số ý:

 

 

         

 

& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Đọc văn bản sau:       

"Thời gian đã lùi xa, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.

Đó là bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù cho chúng có mạnh tới đâu.  

Bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.  

Bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm tòi, xác định đúng đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam. 

Bài học về xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.  

Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế. "

(Trích Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Lễ Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014).

         1/Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?  

         2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

        3/ Cụm từ "...một mốc son chói lọi trong lịch sử" nói lên điều gì?

        4/ Đặt tiêu đề cho văn bản trên.

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Trả lời:

       1/Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.  

         2/ Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp ( lặp) cấu trúc câu ( Bài học về...). Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: nhấn mạnh những bài học quý giá được rút ra từ chiến thắng Điện Biên Phủ.

        3/ Cụm từ "...một mốc son chói lọi trong lịch sử" có ý nghĩa ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc và thế giới, mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam.

        4/ Đặt tiêu đề cho văn bản trên ( ví dụ: Bài học lịch sử từ chiến thắng Điện Biên)

 

 

4.VẬN DỤNG ( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Viết một đoạn văn ( khoảng 200 từ) kêu gọi các bạn học sinh trong trường ủng hộ giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt năm 2016.

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

HS vận dụng đặc trưng phong chách ngôn ngữ chính luận để viết đoạn văn cho phù hợp.

  1. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

- Củng cố: GV chốt lại : Ngôn ngữ chính luận.  Các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ chính luận.

- Hướng dẫn học bài:   HS nắm vững các nội dung củng cố.

- Hướng dẫn soạn bài mới: MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 11

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án chi tiết bài Phong cách ngôn ngữ chính luận, giáo án 5 bước bài Phong cách ngôn ngữ chính luận, giáo án 5 hoạt động bài Phong cách ngôn ngữ chính luận, giáo án văn 11 chi tiết, giáo án văn 11 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác