Giáo án PTNL bài Bài thơ số 28

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Bài thơ số 28. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án PTNL bài Bài thơ số 28

Tiết thứ: 95 Ngày soạn:
Đọc thêm
BÀI THƠ SỐ 28
(Tagor)
Ngày soạn:
Ngày dạy
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.
b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ ) bày tỏ suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm.
d/Vận dụng cao:
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, về 1 ý kiến bàn về văn học;
b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận văn học;
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản thơ nước ngoài;
b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản thơ nước ngoài;
c/Hình thành nhân cách:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của thơ nước ngoài trong lịch sử văn học thế giới;
-Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà bài thơ đem lại;
-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ.
II. Nội dung trọng tâm
1.Kiến thức
Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Ấn Độ.
Hiểu được đặc trưng tư duy của người Ấn Độ: triết lý và trữ tình.
2. Kĩ năng
Rèn kỹ năng đọc hiểu thơ tình yêu
3. Thái độ:Giáo dục cho học sinh tình cảm chân thành, tha thiết trong tình yêu tuổi trẻ..
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Tagor;;
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thơ tình yêu trên thế giới;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vẻ đẹp tình yêu trong bài thơ của Tagor;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của thơ tình Tagor; với các nhà thơ khác;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

III. Chuẩn bị
1/Thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Targo;
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
IV. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tôi yêu em? Tâm trạng nhân vật trữ tình được biểu hiện trong hai câu đầu như thế nào?( 5 phút)
3. Tổ chức dạy và học bài mới:

 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò
- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả Targo
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả

- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Ở chương trình Ngữ văn 10, chúng ta đã tìm hiểu sử thi Ấn Độ Ramayana. Nay chúng ta tìm hiểu một bài thơ tình của nhà thơ Ấn Độ, đó là bài thơ số 28.

 

 

 

 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
- Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì? Em hãy nêu tóm tắt những điểm cơ bản.
- Giới thiệu vài nét về tập thơ “Người làm vườn”?
- Nêu xuất xứ của “bài thơ số 28”. Theo em bài thơ có gì đặc biệt?
HS Tái hiện kiến thức và trình bày:
Ra-bin-đra-nát Tago (1861-1941).
- Sinh tại Cancuta, bang Ben gan, Ấn Độ, xuất thân trong gia đình quý tộc Bàlamôn yêu nước.
- Tago là một thiên tài đa dạng về các hoạt động sáng tạo :thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, sân khấu, âm nhạc, hội hoạ. ở Bengan- quê hương ông người ta gọi ông là Gurudeva (bậc thánh sư)
- Là một trong những tập thơ nổi tiếng của Tago, gồm 85 bài thơ, được Tago viết bằng tiếng Bengan, sau tự dịch ra tiếng Anh và xuất bản năm 1914.
- Tên tác phẩm gợi ra hình tượng nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời. Với Tago vườn đời thật tươi đẹp, được sống ở trên đời thực sự là niềm vui khi ở đó chứa chan tình yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Và thi sĩ chính là người hát ca, người vun xới cho những bông hoa tình yêu ấy. I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
- R.Ta-go (1861 – 1941) là nhà văn nhà văn hóa lớn của Ấn Độ - có những cống hiến quan trọng cho văn hóa Ấn Độ, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình và hữu nghị.
- Sự nghiệp: khổng lồ, nhiều lĩnh vực xuất sắc : thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tiểu luận, triết học, nhạc, họa.
- Tập thơ Dâng được giải Nôben 1913.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ bài thơ: In trong tập Người làm vườn _ là bài thơ tình nổi tiếng.
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm (chú ý đến đoạn, mạch, nhịp điệu của bài thơ để đọc diễn cảm, giọng thiết tha, trìu mến, chân thành)
* 1-2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi thảo luận cho học sinh:
Câu hỏi 1 (nhóm1):
- Khát vọng tình yêu trong câu 1- 6 được thể hiện như thế nào?
* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:
+ “Đôi mắt” là nơi tập trung để nhận biết tình cảm nhiều nhất. Tago dùng h/a “đôi mắt” để diễn tả tâm trạng băn khoăn, muốn tìm hiểu của người yêu. Đây không phải là cái nhìn từ bề ngoài mà là cái nhìn của “tâm tưởng”.
+ H/a so sánh: ( mắt= trăng, tâm= biển) rất sống động, hình tượng đến tuyệt vời: “như trăng kia…” hình ảnh lung linh huyền ảo của ánh trăng hay chính tâm hồn em đang muốn đi sâu vào, hoà làm một với tâm hồn anh như trăng kia sẽ hoà tan vào lòng biển cả. Đó phải chăng là biểu hiện của sự khát khao hoà hợp tâm hồn. Tago ví sự tìm kiếm trong tình yêu là cao đẹp càng đi sâu tìm hiểu càng nhận thấy cái hay ở nó.
- Để bày tỏ khát khao của mình, chàng trai bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu nhưng lại rơi vào nghịch lý: chính vì thế mà người yêu “không biết gì tất cả về anh”.
Câu hỏi 2(nhóm 2)
- Để bày tỏ tình cảm của chàng trai trong những câu tiếp theo, Tago đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
“Vì em là chuỗi ngọc châu
Đời anh còn mất nghĩ đâu xa gần” (Lecmôntốp)
* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:
- Đoạn thơ như lời ước nguyện của chàng trai. Tago đã sử dụng lối cấu trúc đưa ra những giả định rồi phủ định, phép so sánh, đối lập thật điêu luyện nhuần nhuyền, lặp lại những từ như: “if”(nếu), “only”(chỉ), “but”(nhưng) để khẳng định ước nguyện đó.
- Tago sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von để khám phá “chiều sâu” và “bến bờ” của trái tim (Trái tim con người là một thế giới bí ẩn , không dễ dàng đo được độ nông sâu, rộng, hẹp của nó. Có thể nó sâu như biển cả, cũng có thể vô biên như vũ trụ, nhưng có lúc nhỏ bé như một vương quốc mà nữ hoàng trị vì nó không biết được biên giới của nó xa hay gần, rộng hẹp tới đâu).
-Nhưng chàng trai lại nhận ra “trái tim anh lại là tình yêu” nên nó không hề đơn giản: hình như nó có gì đó đặc biệt (trong đó tiềm ẩn sự đối lập, mâu thuẫn: vừa sung sướng, vừa khổ đau, vừa thiếu thốn, vừa giàu sang). Sự đối lập này mãi mãi tồn tại trong T/y, do đó tình yêu đòi hỏi phải có sự thống nhất sự đối lập đó lại.
GV dẫn : Chàng trai có thể hi sinh và hiến dâng đến vậy nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn đối với những đòi hỏi của người yêu. Điều mà người yêu cần có lẽ là thứ khác.
Câu hỏi 3 (nhóm 3)
- Trong 2 câu cuối Tago muốn khẳng định quy luật gì trong tình yêu?
* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:
- Khẳng định quy luật của tình yêu.
Tình yêu giữa anh và em khăng khít như chung cuộc đời, gắn bó với nhau như máu thịt, nhưng thật kì lạ là em vẫn không biết được anh một cách trọn vẹn. Đó là quy luật trong t/y chăng? Tago muốn k/đ rằng : Sự trọn vẹn trong t/y là vô hạn. Dù biết quy luật là như vậy nhưng tình yêu vẫn luôn khao khát biết trọn nó. II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Niềm khao khát của người con gái khi yêu
- Hình ảnh ánh mắt em được so sánh như trăng kia …
 Tình yêu được khám phá bằng đôi mắt  biểu hiện của sự khát khao hiểu biết và hòa hợp
Chàng trai bày tỏ lòng mình
- Anh để cuộc đời anh… không dấu  có thể em không hiểu gì  những biểu hiện bên ngoài chỉ là thứ yếu – điều cốt yếu bên trong là tâm hồn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


2.Những đặc trưng của cuộc đời, trái tim và tình yêu
- Nghệ thuật:
 lối cấu trúc giả định rồi phủ định  kết luận
 Dùng hình ảnh so sánh : viên ngọc, đá hoa với trái tim; lạc thú, khổ đau với tình yêu.
 cách nói nghịch lí : anh không dấu >< em không biết gì
- Nội dung: sự phức tạp, bao la, vô tận và bí ẩn của cuộc đời, trái tim và sự vô biên của tình yâu.
 trái tim là thế giới bí ẩn không có biên giới – tình yêu có nhiều cung bậc, mâu thuẫn.

Câu hỏi 4 (nhóm 4)
- Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
GV dẫn:
- ý tưởng và cấu trúc bài thơ đã thể hiện dấu ấn tư duy của người ấn Độ mà Tago là người sáng tạo và kế thừa. Người Ấn Độ không bao giờ chịu thoả mãn hay bằng lòng với những điều mình biết cụ thể, họ thường hướng về những cái phổ quát, cái vô hạn để khám phá, lý giải.
* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:
- Bài thơ số 28 đòi hỏi người yêu phải hướng về một tình yêu trường cửu, vô biên. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có tình yêu trọn vẹn chỉ có một cách là luôn khám phá cái bí ẩn, cái sâu xa của tình yêu.
- Tago đã vận dụng bút pháp hướng nội, thực hiện lối cấu trúc theo tầng bậc- nghĩa là từ thấp lên cao hoặc ngược lại từ ngoài vào trong.
- Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm: dùng h/a “đôi mắt”
- Thủ pháp so sánh, tượng trưng, ẩn dụ
- Chất suy tư triết lý: Các từ được lặp đi lặp lại: “if” (nếu), “only”(chỉ), “but”(nhưng) giả định rồi k/đ, nhiều câu tưởng như nghịch lý mà lại rất có lý (câu 3,4,5 hoặc 2 câu cuối)
- Giọng điệu vừa bóng bẩy, trữ tình nhưng đồng thời cũng đầy chất triết lý. III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
Kiểu cấu trúc sóng, thơ giàu tính trí tuệ, sử dụng nhiều hình ảnh.
2. Ý nghĩa văn bản:
Khẳng định mối quan hệ giữa tình yêu và đời sống con người, sự huyền diệu, bí ẩn đòi hỏi phải khám phá.

 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đôi mắt băn khoăn của em buồn,
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em.
Anh không dấu em một điều gì,
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
( Trích Bài thơ số 28, R. Ta-go, Tr 61, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)
1/ Nêu ý chính của đoạn thơ?
2/ Xác định biện pháp tu từ về từ ở đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
3/ Các từ ngữ để cuộc đời anh trần trụi; không dấu em; em không biết gì tất cả về anh đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của chàng trai trong tình yêu ?

- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Trả lời:
1/ Ý chính: Đoạn thơ mở ra những cảm nhận thật kì diệu về tình yêu. Yêu là khao khát khám phá thế giới tâm hồn của người mình yêu, yêu là khát khao đồng cảm và đồng điệu. Nhưng đó cũng là điều không bao giờ đạt được.
2/ Biện pháp tu từ về từ :
- So sánh : đôi mắt- như trăng kia muốn vào sâu biển cả
- Nhân hoá : trăng-vào sâu
Hiệu quả nghệ thuật: Thể hiện niềm khao khát của người con gái được tìm hiểu, khám phá về tình yêu, về người yêu. Người có tình, thiên nhiên cũng có tình ; cảnh và người hoà quyện, say trong tình yêu, đang khao khát, chinh phục đối tượng mình yêu.
3/Các từ ngữ để cuộc đời anh trần trụi; không dấu em; em không biết gì tất cả về anh đặt trong quan hệ đối lập, nghịch lí. Bởi vì tất cả những điều em biết về anh vẫn là chưa đủ. Tâm tưởng anh, sâu thẳm tâm hồn anh, cảm xúc trái tim anh...dễ đâu em nắm bắt được. Bản thân anh và em cũng không hiểu hết chính mình. Qua nghịch lí đó, nhà thơ gợi mở quy luật, vẻ đẹp của tình yêu.

 

 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ: Tại sao có thể nói Bài thơ trữ tình nhưng cũng giàu chất triết lí?

- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Bài thơ trữ tình nhưng cũng giàu chất triết lí. Chất triết lí thể hiện ữên nhiều bình diện : Đó là những lập luận theo mô thức “Nếu... chỉ là... nhưng...”, đó là những giả thiết và sự giả định phản bác đầy sức thuyết phục. Nhiều sự vật của đời sống được nhà thơ - triết gia nhìn nhận trong sự nghi vấn để tìm ra quy luật và bản chất của nó. Nhà thơ hướng về cái vô cùng của vũ trụ (biển cả, vương quốc) để tìm ra cái hữu hạn của đời người, đặc biệt của đời sống tình thần, đời sống tâm hồn của con người với bao cặp phạm trù đôí lập, mâu thuẫn như là những quy luật vĩnh cửu của tình yêu.

 

5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Sưu tầm thêm một số bài thơ tình của Ta-go. Viết bài cảm nhận về những bài thơ đó.
-HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Tìm trên mạng, sách báo. Cảm nhận chân thành.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
a. Củng cố: -GV: nhắc lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b. Hướng dẫn soạn bài mới: “Người trong bao” theo câu hỏi trong SGK, phần HDHB.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 11

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án chi tiết bài Bài thơ số 28, giáo án 5 bước bài Bài thơ số 28, giáo án 5 hoạt động bài Bài thơ số 28, giáo án văn 11 chi tiết, giáo án văn 11 đầy đủ

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác