Giáo án PTNL bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần 28 : Tiết 102 – Tập làm văn
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
Ngày soạn:
Ngày dạy:
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết:Nắm được khái niệm về thao tác, bình luận;
b/ Thông hiểu:Xác định đúng các thao tác lập luận bình luận trong những ngữ liệu cho trước
c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với các thao tác lập luận bình luận;
d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận trong đó vận dụng kết hợp thao tác lập luận bình luận
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài có sử dụng thao tác lập luận bình luận
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận có sử dụng thao tác bình luận
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: sử dụng thao tác bình luận
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kiểu bài văn nghị luận
c/Hình thành nhân cách:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của thao tác lập luận trong lĩnh hội tạo lập văn bản
-Có ý thức sử dụng các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ
- Nội dung trọng tâm
1. Kiến thức
- Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học
- Kĩ năng
Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh khi hành văn
- Thái độ: rèn luyện ngôn ngữ, thao tác lập luận.
- Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực giải quyết vấn đề:HS thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các bài tập trong SGK, giải quyết được các tình huống GV đưa ra.
- Năng lực sáng tạo: tóm tắt, bình luận những thông tin liên quan để hình thành nội dung kiến thức bài học.
-Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
1/Thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Ngữ liệu liên quan thao tác lập luận so sánh ;
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ: Nhân vật Giăng Van-giăng được miêu như thế nào đối với Phăng-tin? Qua đó cho em thấy vẻ đẹp gì ở Giăng-van-giăng? (5 phút)
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò |
- GV giao nhiệm vụ: Xác định câu văn bình luận trong đoạn văn sau: Khi Phăng-tin đã trút hơi thở cuối cùng mà Gia-ve vẫn điên khùng chà đạp lên tình người thiêng liêng, mất hết cả tính người, tác giả đã để cho Giăng Van-giăng chuyển biến đột ngột trong hành động : "ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng". Hành động đó làm Gia-ve phải lùi ra phía cửa, hắn thật sự “run sợ”. Đó chính là cái thiện giành lại uy quyền, sức mạnh để đẩy lùi cái ác. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đó chính là cái thiện giành lại uy quyền, sức mạnh để đẩy lùi cái ác. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Người viết đã bình luận ý nghĩa hành động của Giăng Van-giăngi. Tiết trước, chúng ta đã nắm vững lí thuyết về thao tác lập luận bình luận. Tiết này, chúng ta sẽ thực hành |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(30 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
Ôn lại phần lí thuyết. GV: Nhắc lại cách bình luận. HS Tái hiện kiến thức và trình bày |
GV nhắc lại mục đích yêu cầu của thao tác LLBL. |
* Thao tác 1 : Giải các bài tập phần luyện tập. GV: Đã là diễn đàn thì phải tranh luận cho vấn đề được sáng tỏ. Muốn vậy, không có kiểu bào nào tốt bằng kiểu bài nghị luận. - Trung thực, khách quan nhưng cần gọn, rõ . - Phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhauà đánh giá đúng sai và bảo vệ được sự đánh giá. - Mở rộng ý nghĩa, đề xuất giải pháp…
GV: HS chọn cách làm văn, kiểu câu viết phù hợp. HS: Tham khảo hai bài viết SGK. GV: Mời đại diện của một vài nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình trước lớp. HS có thể tự xung phong. GV: Đề nghị HS nhận xét góp ý cho các bản trình bày về các mặt: nội dung, ý kiến, cách thức lập luận, ngôn ngữ, cử chỉ, tác phong. GV: Cho HS tự chọn chủ đề và viết một đoạn văn bình luận. HS: Trình bày trước lớp. GV nhận xét sửa chữa. GV: Yêu cầu HS về nhà viết thêm 1 đoạn bình luận một trong các chủ đề còn lại SGK.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS Viết một luận điểm trong phần thân bài
Hướng dẫn HS tổng kết bài học
|
Bài tập 1: a. Xác định những vấn đề cần thiết: - Bài viết nên là một bài bình luận vì tham gia diễn đàn tức là phát biểu ý kiến riêng của mình. Mà ý kiến riêng thì phải có nhận xét, đánh giá đúng sai, đề xuất cách giải quyết…à bàn luận về vấn đặt ra. - Chọn vấn đề cho bài viết: chọn vấn đề mà mình tâm đắc, am hiểu nhất. Nên chọn chủ đề đang được tranh luận. - Dàn ý của bài viết nên theo ba phần: + Nêu vấn đề cần bình luận. Vấn đề cần quan tâm của tuổi trẻ học đường là xây dựng phong cách văn hoá. Một trong những nội dung cần rèn luyện, cần phải tập trung “là lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”. + Giải quyết vấn đề * Chỉ ra vấn đề cần bình luận là gì? Rèn luyện lời ăn tiếng nói để đảm bảo lối sống văn minh, thanh lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay. * Khẳng định vấn đề: đúng * Mở rộng vấn đề: + Tại sao rèn luyện lời ăn tiếng nói hằng ngày để đảm bảo lối sống văn minh thanh lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay? (thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày, yêu cầu về giao tiếp, những đòi hỏi vè văn hoá ứng xử trong thời kỳ hội nhập, phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá của cha ông từ ngàn xưa để lại- chứng minh bằng một số dẫn chứng tiêu biểu như giúp đỡ người già yếu, tàn tật, nói lời cảm ơn, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn…) + Làm thế nào để rèn luyện lối sống văn hoá (Mỗi người phải có ý thức rèn luyện, cả tập thể rèn luyện. Gia đình từ người trên đến người dưới đều rèn luyện, sao cho tất cả đều trở thành nếp sống trong xã hội. Trước khi nói phải xác định: Nói cho ai nghe, nói với ai? Nói ở đâu? Nói trong trường hợp nào? Không ngừng đấu tranh phên bình những người thực hiện chưa tốt). * Nêu ý nghĩa vấn đề + Kết thúc vấn đề * Liên hệ tới cuộc sống hiện tại * Ý thức trách nhiện của bản thân. b. Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài cho dàn ý vừa lập. Viết một luận điểm trong phần thân bài - Tại sao chúng ta phải rèn luyện phong cách học sinh văn minh, thanh lịch. Thực tiễn hằng ngày diễn ra xung quanh ta biết bao vấn đề mà những ai có lối sống văn hoá không thể nào không quan tâm. Bên cạnh những cử chỉ, lời nói có văn hoá, lịch sự còn có cách nói thô tục, mở miệng là nói tục. Nói thế, họ có biết đã xúc phạm tới người sinh ra mình như thế nào? Lại có cách gọi thật buồn về bố, mẹ hoặc thầy, u- là những từ đã đi sâu vào tiềm thức của người Việt Nam bao đời. Ông cho truyền cho con cháu cũng bằng những tiếng ấy. Đứa trẻ học nói cũng bắt đầu bằng những tiếng ấy. Vậy mà khi lớn lên ta lại gọi các bậc sinh thành bằng “ông bô”, “bà bô”, “cụ khốt” nghe lạ lẫm mà chẳng lọt vào lỗ tai chút nào. Lẽ nào, một dân tộc đã chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù lớn, đã từng chinh phục những nền văn minh lớn của châu Âu, châu Mĩ lại không thể chứng minh vẻ đẹp của của văn hoá? Một dân tộc đã có 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước tất phải có nền văn hoá lâu đời. Chẳng lẽ ngày nay lớp con cháu chúng ta lại làm mất đi vẻ đẹp ấy. Hội nhập kinh tế toàn cầu là điều kiện để ta tiếp thu nền văn minh nhân loại. Chỉ có thể học được cái tốt khi mình có ý thức tốt. Làm sao để bè bạn khắp nơi hiểu ta hơn vì sự văn minh và thanh lịch.c. Tham gia bài viết có chủ đề tương tự.
c. Tham gia bài viết có chủ đề tương tự. d. Trình bày trước lớp. Bài tập 2: a. Trình bày một luận điểm trong dàn bài mà các em vừa xây dựng trên lóp. b. Bàn về một hiện tượng đang được dư luận xã hội quan tâm. - Vệ sinh an toàn thực phẩm. - Bảo vệ môi trường. - Phòng chống thiên tai. |
& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Vấn đề bảo vệ môi trường
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
B1- Xác định vấn đề cần bình luận, thể khí, thể lỏng và sự sống của muôn loài. Một trong những vấn đề xã hội ngày nay đặt ra là bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc với mỗi người, mỗi đơn vị, mỗi cộng đồng. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống, duy trì sự sống. B2- khẳng định vấn đề Bảo vệ môi trường là bảo vệ và duy trì sự sống. Điều ấy đặt ra hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của sự phát triển loài người, là đáp ứng đòi hỏi chính đáng của chúng ta. B3- Mở rộng - Tại sao phải đặt ra vấn đề bảo vệ môi trường + Không khí chúng ta hít thở đòi hỏi phải trong sạch. Bầu khí quyển hiện nay ra sao? Khói những nhà máy lớm, khí thải của các động cơ, hệ thống lò gạch nhan nhản ở khắp nơi thực sự là mối nguy cơ cho bầu không khí.Tất cả đòi hỏi chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường. + Nguồn nước cung cấp để duy trì sự sống ngày càng bị thu hẹp lại. Nước ngọt ở ai, hồ, sông, suối bị ô nhiễm vẩn đục, lẽ nào chúng ta không thấy. + Rừng và cây xanh là lá phổi tự nhiên bảo vệ con người. Lượng oxy thả ra và thu về cacbonnic chỉ có cây xanh mới làm được. Thế mà rừng đầu nguồn bị khai thác bừa bãi. Nạn lâm tặc hoành hành. Những hàng tre hun hút, những hàng tre xanh làng tôi làng anh đâu còn nữa. Làm sao, ta không thấy. + Tất cả mọi cơ sở, nguồn cung cấp của môi trường ngày một mất dần đi, thu hẹp lại, nhưng con người thì cứ sinh sôi phát triển. Nhu cầu cung cấp cho đời sống con người đã vượt qua con số tính toán và tất nhiên nó phải vi phạm vào môi trường sống là điều không tránh khỏi. Chất thải của con người mỗi ngày không biết xử lý bằng cách nào. Nhiều địa phương đang lúng túng. Những có sở chế biến chất thải còn nhỏ hẹop không đáp ứng và chưa có tính phổ biến trên diện rộng. + Chất vô cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ làm mất đi một số loài có lợi. Nguồn đất, nguồn nước bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu. Một số cơ sở công nghiệp chế biến thức ăn gia súc đang gây ô nhiễm trong vùng lân cận. + Vấn đề xử lí nước thải của các nhà máy đang đặt ra nhiều khó khăn. Vùng hạ lưu các sông ở tỉnh Hà Nam, Ninh Bình đang kêu cứu./ Tất cả những vấn đề trên đây đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ khẩn cấp phải bảo vệ môi trường sống. - Bảo vệ môi trường bằng cách nào? + Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi người, mỗi đơn vị, tập thể cộng đồng. + Đầu tư cho kế hoạch, có diện tích, có chiều sâu, những phương tiện bảo vệ môi trường. Đó là nhà máy phải được quy hoạch, xử lý nước thải và khí đọc làm ảnh hưởng môi trường xung quanh. + Trồng cây gây rừng, khai thác phải đi đôi với trồng trọt. + Nghiêm cấm những việc làm có hại tới môi trường. + Khu dân cư đông đúc phải có hệ thống cống rãnh thông thoáng. + Khuyến khích, phổ biến trồng vườn cây ăn trái vừa có thu hoạch vừ tạo cảnh quan, vừa góp phần làm trong sạch môi trường. B4- Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề bảo vệ môi trường. - Duy trì sự sống của muôn loài + Con người + Loài vật + Cây cối Vật nuôi, cây trồng lại có tác dụng trở lại môi trường. - Bảo vệ môi trường làm đẹp thêm cảnh + Núi phủ cây xanh không còn phơi đầu trọc + Bãi biển sạch, nơi nghỉ mát của du khách + Hồ, ao, sông ngòi không còn bị ô nhiễm + Làng xóm đẹp thêm - Cuộc sống con người cũng tăng thêm tuổi thọ, hạnh phúc nào bằng.
|
& 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Từ bài thơ Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) của Cao Bá Quát, viết đoạn văn ngắn bình luận về con đường lập nghiệp của thanh niên hiện nay?
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
- Con đường lập nghiệp của thanh niên hiện nay rộng mở hơn, không chỉ giới hạn ở việc thi đỗ đại học ra làm “thầy”, mà có thể học làm “thợ”, thành những thợ lành nghề trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ mà nước ta đang rất thiếu. - Nếu không được đến trường, bạn vẫn có thể tự học hoặc vừa học vừa làm, học cách lao động tự kiếm sống và vươn lên làm giàu. “Trường đời là trường học lớn nhất” (Lấy một vài dẫn chứng thực tế để minh hoạ về việc nhiều cá nhân đã đi lên làm giàu bằng con đường tự học, tự lao động kiếm sống)... - Từ bài Sa hành đoản ca, từ thực tế đời sống, thanh niên có thể thay đổi cách học “từ chương, giáo điều”; “nhai văn nhá chữ”, coi trọng học đi đôi với hành, phát huy sáng tạo của người học (Liên hệ đến thực tế nhiều người không có bằng cấp mà đã sáng chế, sáng tạo ra nhiều công trình, công cụ lao động khoa học)... - Học không chỉ để mưu cầu danh lợi cho bản thân mà còn phải gắn với yêu cầu của gia đình, xã hội và quê hương, đất nước.
|
5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: + Tìm đọc thêm một số ngữ liệu nghị luận xã hội và nghị luận văn học có sử dụng thao tác lập luận -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
+ Sưu tầm qua sách tham khảo, thông tin chính thống trên mạng.
|
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
- Củng cố:
GV sơ kết tình hình chuẩn bị, thảo luận nhóm, trình bày trên lớp, rút ra những ưu khuyết điểm chính để biểu dương uốn nắn.
- Dặn dò:
- HS về nhà làm bài tập 2 SGK.
- Soạn bài mới: VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI NƯỚC TA
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án ngữ văn 11
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều