Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 9: Nhật Bản. Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 11. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
BÀI 9: NHẬT BẢN
TIẾT 3: THỰC HÀNH:
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ; nhận xét các số liệu, thông qua các kiến thức đã học trong bài Nhật Bản.
3. Thái độ: Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bảng số liệu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án.
- Biểu đồ mẫu vẽ theo số liệu bảng 9.5 SGK.
- Phiếu học tập
Hoạt động kinh tế đối ngoại Đặc điểm khái quát Tác động đến sự phát triển
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu
Các bạn hàng chủ yếu
FDI
ODA
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
- Tổ 1,2 tìm và chọn biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua cấc năm hoặc biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.
- Tổ 3,4 đọc và tập nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao công nghiệp được coi là ngành tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản? Hãy chứng minh?
3. Bài mới
3.1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm hoạt động ngoại thương của Nhật Bnả và hiểu biết cá nhân trả lời các câu hỏi sau: Nhật Bản đứng thứ mấy thế giới về thương mại? Sau những nước nào? Em biết Nhật Bản đã có những hình thức đầu tư nào ở Việt Nam?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3. HS liên kết sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
1. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ; nhận xét các số liệu, thông qua các kiến thức đã học trong bài Nhật Bản.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV gọi 1 HS đọc bài thực hành và xác định yêu cầu của bài thực hành.
- HS chọn vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.
- HS xác định yêu cầu của bài thực hành.
GV có thể biểu hiện nội dung trên bằng nhiều dạng biểu đồ: Hình tròn, hình cột, cột chồng, miền, hình vuông....Nhưng phù hợp hơn cả là biểu đồ hình cột, biểu đồ miền....
- HS lên bảng vẽ biểu đồ hình cột cả lớp cùng vẽ biểu đồ hình cột.
- GV chuẩn hoá biểu đồ. Treo biểu đồ mẫu.
1. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm:
Hoạt động 2: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản:
1. Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận cặp, báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu, phiếu học tập
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu 2HS ngồi cùng bàn lần lượt đọc các thông tin và bảng số liệu, kết hợp với biểu đồ đã vẽ để trao đổi với nhau nêu các đặc điểm khái quát của hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản, điền các thông tin vào phiếu học tập sau:
- GV chuẩn hoá kiến thức và nêu thêm một số câu hỏi:
- Em biết gì về quan buôn bán giữa nước ta và Nhật Bản trong những năm gần đây?
- Đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản vào nước ta trong những năm qua?
- Viện trợ phát triển chính thức (ODA) vào nước ta chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nào?
- HS ghi các thông tin vào phiếu học tập và trình bày các ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
2.Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản:
Hoạt động kinh tế đối ngoại Đặc điểm khái quát Tác động đến sự phát triển
Xuất khẩu Sản phẩm công nghiệp chế biến -Thúc đẩy nền kinh tế trong nước
phát triển.
-Nâng cao vị thế của Nhật Bản
trên thị trường thế giới.
Nhập khẩu Sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu
Cán cân xuất nhập khẩu Xuất siêu
Các bạn hàng chủ yếu Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước ĐNÁ, NIC.....
FDI Nhất thế giới
ODA Nhất thế giới
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thiwnwj bài thực hành
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Em biết gì về các dự án đầu tư xây dựng của Việt Nam sử dụng nguồn vốn ODA.
- Hiện, Nhật Bản là nước đứng đầu về cung cấp nguồn vốn ODA cũng như đầu tư tại Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1992 đến nay, tổng nguồn vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 2.000 tỷ yên, trong đó lĩnh vực giao thông chiếm tỷ lệ 43%, đứng sau đó là môi trường, y tế chiếm tỷ lệ 15%, khai khoáng 3%, nông-lâm-thủy sản 2%...
- Các dự án được vay vốn ưu đãi của Nhật Bản trải dài trên toàn quốc. Tại Hà Nội có các dự án như cầu Thanh Trì, đường vành đai 3, Nhà ga T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân. trên QL1 và tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam được xây dựng và nâng cấp cùng với hầm đường bộ Hải Vân ở miền Trung, cầu Cần Thơ , ặc biệt, Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải…
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Tìm hiểu về đất nước Trung Quốc.