Giải VBT Khoa học 5 Kết nối bài 2: Ô nhiễm xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất
Giải chi tiết VBT Khoa học 5 kết nối tri thức bài 2: Ô nhiễm xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
BÀI 2: Ô NHIỄM, XÓI MÒN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Bài tập 1 (trang 7):
a) Nối nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở cột A với hình ảnh ở cột B cho phù hợp.
b) Cho biết tác hại khi đất bị ô nhiễm.
Bài giải chi tiết:
a) 1- b, 2- c, 3- d, 4- a.
b) Tác hại khi đất bị ô nhiễm:
- Ô nhiễm đất khiến đất bị xói mòn, khô cằn làm giảm khả năng phát triển và giảm năng suất của cây trồng.
- Khi đất bị ô nhiễm, làm một số nguồn thức ăn của động vật biến mất, dẫn đến một số loài động vật có thể bị tuyệt chủng.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nếu tiếp xúc với đất ô nhiễm trong thời gian dài, có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như: ung thư, bệnh mãn tính, bệnh bạch cầu, nhiễm độc gan và một số bệnh khác,...
Bài tập 2 (trang 8): Chọn từ/cụm từ: môi trường đất, ô nhiễm, con người, thiên nhiên để điền vào chỗ…cho phù hợp.
Đất bị (1)…. chứa các chất thải nguy hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến con người và sinh vật. Hiện tượng phun trào núi lửa là một trong những nguyên nhân ô nhiễm đất do (2)… gây ra. Cácnguyên nhân khác làm cho đất bị ô nhiễm như: đưa quá nhiều chất thải ra môi trường, không xử lý chất thải, sử dụng dư thừa thuốc trừ sâu do (3)… gây ra. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức của con người thông qua tuyên truyền và vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ (4)…
Bài giải chi tiết:
(1) ô nhiễm
(2) thiên nhiên
(3) con người
(4) môi trường đất
Bài tập 3 (trang 8):
a) Nối nguyên nhân gây sói mòn đất ở cột A với hình ảnh ở cột B cho phù hợp.
b) Cho biết tác hại khi đất bị xói mòn.
Bài giải chi tiết:
a) 1- b, 2- d, 3- a, 4- c
b) Tác hại khi đất bị xói mòn: Làm mất chất dinh dưỡng trong đất, mất đất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, nguồn thức ăn của động vật và đời sống sinh hoạt của con người.
Bài tập 4 (trang 9): Đánh dấu × vào □ trước việc làm có thể phòng chống ô nhiễm đất.
□ a) Xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường.
□ b) Sử dụng phân bón hóa học.
□ c) Sử dụng sản phẩm nhựa.
□ d) Trồng cây, gây rừng.
□ e) Sử dụng túi ni- lông sinh học.
Bài giải chi tiết:
☒a) Xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường.
□ b) Sử dụng phân bón hóa học.
□ c) Sử dụng sản phẩm nhựa.
☒ d) Trồng cây, gây rừng.
☒ e) Sử dụng túi ni- lông sinh học.
Bài tập 5 (trang 9): Đánh dấu × vào □ trước việc làm có thể phòng chống xói mòn đất.
□ a) Làm ruộng bậc thang
□ b) Dỡ bỏ các thảm cỏ.
□ c) Phá và san phẳng đất rừng.
□ d) Đắp đê (con trạch) ngăn nước chảy ở ruộng.
□ e) Trồng và bảo vệ rừng.
Bài giải chi tiết:
☒ a) Làm ruộng bậc thang
□ b) Dỡ bỏ các thảm cỏ.
□ c) Phá và san phẳng đất rừng.
☒ d) Đắp đê (con trạch) ngăn nước chảy ở ruộng.
☒ e) Trồng và bảo vệ rừng.
Bài tập 6 (trang 9): Chọn từ/ cụm từ: núi dốc, xói mòn, thiên nhiên , con người để điền vào chỗ… cho phù hợp,
Đất bị (1)… sẽ bị mất lớp đất trên bề mặt hoặc bị phá hủy tầng đất ở bên dưới. Ở những vùng (2)…, đất rất dễ bị xói mòn. Chặt phá rừng là một trong những nguyên nhân gây xói mòn đất do (3)… trực tiếp gây ra. Các nguyên nhân khác gây hiện tượng xói mòn dất như mưa, gió do (4)… gây ra.
Bài giải chi tiết:
(1) xói mòn
(2) núi dốc
(3) con người
(4) thiên nhiên
Bài tập 7 (trang 10):
a) Quan sát các hình dưới và cho biết con người đã sử dụng các phế liệu thải ra môi trường để làm gì. Ý nghĩa của việc làm đó là gì?
b) Để bảo vệ môi trường sống, em đã làm gì để giảm thải chất thải rắn ra môi trường?
Bài giải chi tiết:
a)
Hình a: Xử dụng lốp ô tô phế thải để làm xích đu.
Hình b: Xử dụng chai nhựa phế thải để làm chậu trồng cây.
Hình c: Xử dụng các hộp nhựa phế thải để trồng cây.
b) Những việc em đã làm là:
- Bỏ rác thải đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi.
- Nhắc nhở bạn bè cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung.
- Tham gia phong trào kế hoạch nhỏ như thu gom vỏ lon, giấy,… để tái chế chúng.
Bài tập 8 (trang 10): Viết tên và ý nghĩa của một số việc em cần làm để bảo vệ môi trường đất. Đánh dấu × vào cột “ Đã thực hiện ” những việc em đã làm.
Việc cần làm | Ý nghĩa của việc làm | Đã thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bài giải chi tiết:
Việc cần làm | Ý nghĩa của việc làm | Đã thực hiện |
Tiến hành thu gom phế liệu định kì theo từng tháng ở các khu dân cư | Giảm thiểu việc xả rác ra môi trường | × |
Tăng cường buổi tuyên tuyền giáo dục về bảo vệ môi trường đất. | Giúp mọi người hiểu hơn về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đất | × |
Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học | Giúp giảm thiểu những ảnh hưởng xấu từ thuốc trừ sâu hóa học gây ra cho đất | × |
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Khoa học 5 kết nối tri thức , Giải VBT Khoa học 5 KNTT, Giải VBT Khoa học 5 bài 2: Ô nhiễm xói mòn đất và
Bình luận