Giải VBT Khoa học 5 Cánh diều bài 2: Hỗn hợp và dung dịch
Giải chi tiết VBT Khoa học 5 cánh diều bài 2: Hỗn hợp và dung dịch. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 2. HỖN DỊCH VÀ DUNG DỊCH
Bài 1. Quan sát hình 1, trang 12 SGK để hoàn thành bảng sau.
Cốc A | Cốc B | |
Trước khi khuấy, trong cốc chứa gì? | …………………... | …………………. |
Sau khi khuấy đều và để lắng, em còn nhìn thấy muối ăn hay cát trong mỗi cốc không? Vì sao? | …………………..…………………..………………….. | ………………….………………….…………………. |
Gợi ý trả lời:
Cốc A | Cốc B | |
Trước khi khuấy, trong cốc chứa gì? | Muối ăn và nước | Cát và nước |
Sau khi khuấy đều và để lắng, em còn nhìn thấy muối ăn hay cát trong mỗi cốc không? Vì sao? | Không thấy muối ăn nữa do muối ăn đã tan hết trong nước | Vẫn thấy cát do cát không tan trong nước |
Bài 2. Thực hiện thí nghiệm 1, trang 12, 13 SGK và hoàn thành các việc:
a) Quan sát màu sắc, nếm vị của từng chất: muối, mì chính, đường và ghi vào bảng sau.
Chất | Muối | Mì chính | Đường |
Màu sắc | ………………… | ………………… | ………………… |
Vị | ………………… | ………………… | ………………… |
b) Dự đoán các chất sau khi trộn với nhau tạo thành hỗn hợp có thay đổi tính chất không.
c) Nhận xét tính chất của các chất sau khi tạo hỗn hợp.
d) So sánh kết quả với dự đoán của em.
Gợi ý trả lời:
a)
Chất | Muối | Mì chính | Đường |
Màu sắc | Trắng | Trắng | Trắng |
Vị | Mặn | Ngọt lợ | Ngọt |
b) Dự đoán sau khi trộn với nhau tạo thành hỗn hợp thì các chất không thay đổi tính chất.
c) Tính chất của các chất sau khi tạo hỗn hợp là không thay đổi.
d) Kết quả giống như dự đoán.
Bài 3. Thực hiện thí nghiệm 2, trang 13 SGK và hoàn thành bảng sau:
Hỗn hợp | Muối và nước | Mì chính và nước | Đường và nước | Tinh bột gạo và nước | |
Dự đoán trước khi làm thí nghiệm | Hoà tan | ||||
Không hoà tan | |||||
Kết quả sau khi khuấy đều | Hoà tan | ||||
Không hoà tan | |||||
So sánh kết quả với dự đoán của em |
Gợi ý trả lời:
Hỗn hợp | Muối và nước | Mì chính và nước | Đường và nước | Tinh bột gạo và nước | |
Dự đoán trước khi làm thí nghiệm | Hoà tan | x | x | x | |
Không hoà tan | x | ||||
Kết quả sau khi khuấy đều | Hoà tan | x | x | x | |
Không hoà tan | x | ||||
So sánh kết quả với dự đoán của em | Kết quả giống như dự đoán. |
Bài 4. Nêu một số đặc điểm của hỗn hợp.
Gợi ý trả lời:
- Hỗn hợp gồm từ 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau
- Các chất sau khi trộn với nhau tạo thành hỗn hợp thì không thay đổi tính chất.
Bài 5. Không khí có phải là hỗn hợp không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Không khí là một hỗn hợp vì không khí có các thành phần là khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-nic và các chất khí khác. Đồng thời, tính chất các khí này khi ở trong không khí không thay đổi
Bài 6. Kể tên một số hỗn hợp khác thường gặp trong cuộc sống.
Gợi ý trả lời:
Xi măng lẫn cát, gạo lẫn cám và trấu,...
Bài 7. Đánh dấu X vào ô ☐ trước ý trả lời đúng.
Sau khi khuấy và để lắng thì cốc nào trong hình 1, trang 12 SGK chứa dung dịch? Vì sao?
☐ Cốc A, vì không còn nhìn thấy muối ăn trong cốc.
☐ Cốc B, vì vẫn nhìn thấy cát trong cốc.
Gợi ý trả lời:
X Cốc A, vì không còn nhìn thấy muối ăn trong cốc.
Bài 8. Đánh dấu X vào ô ☐ trước những ý trả lời đúng.
Trong các hỗn hợp tạo ra ở thí nghiệm 2, mục 1, trang 13 SGK, hỗn hợp nào là dung dịch?
☐ Muối và nước.
☐ Mì chính và nước.
☐ Đường và nước.
☐ Tinh bột gạo và nước.
Gợi ý trả lời:
X Muối và nước.
X Mì chính và nước.
X Đường và nước.
Bài 9. Đánh dấu X vào ô ☐ trước những ý trả lời đúng.
Hỗn hợp nào trong hình 4, trang 14 SGK là dung dịch? Vì sao?
☐ a) Nước pha mật ong, vì chúng hoà tan hoàn toàn vào nhau, không thể tách riêng các thành phần.
☐ b) Nước chanh leo, vì còn có phần hạt rắn không tan, có thể dễ dàng tách riêng các phần.
☐ c) Nước mắm ngâm ớt, vì còn có phần quả rắn không tan, có thể dễ dàng tách riêng các phần.
☐ d) Nước sau khi thả viên vitamin C khoảng 5 phút, vì chúng hoà tan hoàn toàn vào nhau, không tách riêng được thành phần.
☐ e) Nước có dầu ăn, vì có thể tách riêng thành hai phần.
☐ g) Trà hoa cúc, vì còn có phần hoa và lá không tan, có thể dễ dàng tách riêng các phần.
Gợi ý trả lời:
X a) Nước pha mật ong, vì chúng hoà tan hoàn toàn vào nhau, không thể tách riêng các thành phần.
X d) Nước sau khi thả viên vitamin C khoảng 5 phút, vì chúng hoà tan hoàn toàn vào nhau, không tách riêng được thành phần.
Bài 10. Đánh dấu X vào ô ☐ trước ý trả lời của em.
Thực hành tách muối ra khỏi dung dịch muối ăn.
a) Dự đoán chất còn lại sau khi đun dung dịch muối ăn đến khi nước bay hơi hết.
☐ Muối ăn.
☐ Không còn chất nào.
b) Đun bát nước muối trên ngọn lửa đèn cồn, sau khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn lại gì?
☐ Chất rắn màu trắng là muối ăn.
☐ Không còn chất nào.
c) Nêu cách tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối ăn.
Gợi ý trả lời:
a) X Muối ăn.
b) X Chất rắn màu trắng là muối ăn.
c) Cách tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối ăn: Đun dung dịch muối ăn trong bát sứ trên ngọn lửa đèn cồn, chờ đến khi nước bay hơi hết thì còn lại phần chất rắn màu trắng trong bát sứ chính là muối ăn.
Bài 11. Đánh dấu X vào ô ☐ trước những ý trả lời đúng.
Trong thực tế, người dân làm cách nào để thu được muối ăn từ nước biển?
☐ Lấy nước biển cho vào nồi đun cho nước bay hơi hết.
☐ Dẫn nước biển vào các ruộng muối, nhờ ánh nắng mặt trời làm nước bay hơi.
Gợi ý trả lời:
X Dẫn nước biển vào các ruộng muối, nhờ ánh nắng mặt trời làm nước bay hơi.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Khoa học 5 cánh diều , Giải VBT Khoa học 5 CTST, Giải VBT Khoa học 5 bài 2: Hỗn hợp và dung dịch
Bình luận