Giải siêu nhanh tiếng việt 4 tập 2 Cánh diều Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện)

Giải siêu nhanh Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện) sách tiếng việt 4 tập 2 Cánh diều. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

CHIA SẺ

Câu 1: Tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để ghi lời giải từng câu đố 

Trả lời:

Dòng 2: Thánh Gíong

Dòng 3: Vừ A Dính

Dòng 4: Đinh Bộ Lĩnh

Dòng 6: Kim Đồng

Câu 2: Đọc từ xuất hiện ở cột dọc màu xanh

Trả lời:

Từ xuất hiện ở cột dọc màu xanh là từ: Chí lớn

BÀI ĐỌC 1: CHIẾN CÔNG CỦA NHỮNG DU KÍCH NHỎ

Câu 1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

a, Bạn Lượt là ai? Trong câu chuyện, Lượt đang sống ở đâu?

b, Bác Nhã là ai? Trong câu chuyện, bác Nhã đang sống ở đâu?

Trả lời:

a, Bạn Lượt là bạn nhỏ làm du kích. Trong câu chuyện, Lượt đang sống ở một xóm nơi có chiến tranh ở làng Đình Bảng

b, Bác Nhã là người thu thập tình báo. Trong câu chuyện, bác Nhã đang sống ở đội du kích làng Đình Bảng.

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Lượt rất thông minh và cẩn thận?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy Lượt rất thông minh và cẩn thận là: Em nhét mảnh giấy đó vào trong miếng lá chuối cuốn hình loa kèn, nhai nát những mảnh giấy và ấn sâu xuống bùn.

Câu 3: Tìm những câu thể hiện ý nghĩ của Lượt khi đọc báo cáo của các tổ. Những ý nghĩa đó giúp em hiểu gì về Lượt?

Trả lời:

Những câu thể hiện ý nghĩ của Lượt khi đọc báo cáo của các tổ là: Tổ thằng Hoan khá lắm, Chà, bọn thằng Húc giỏi quá. Những ý nghĩa đó giúp em hiểu về Lượt là một người rất mưu trí và công bằng, công nhận và thể hiện niềm tự hào khi người trong tổ đạt được thành tựu

Câu 4: Vì sao bác Nhã khen các đội viên của Lượt mưu trí, dũng cảm?

Trả lời:

Bác Nhã khen các đội viên của Lượt mưu trí, dũng cảm vì đội đã làm tốt nhiệm vụ và đạt được nhiều thành tựu.

Câu 5: Hãy cho biết cảm nghĩ của em về Đội du kích thiếu niên trong bài đọc.

Trả lời:

Qua lăng kính của nhà văn, từng câu chuyện, từng đứa trẻ với hoàn cảnh và tính cách khác nhau hiện ra một cách gần gũi, chân thật, hồn nhiên và sống động. Dù nhỏ tuổi nhưng các thiếu niên Đình Bảng đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ khó khăn như: Làm liên lạc bảo vệ cán bộ cách mạng, vào đồn bốt địch phá hủy vũ khí, lấy súng, tài liệu và thậm chí còn thực thi nhiệm vụ làm “gián điệp” để moi thông tin của quân địch… 

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà :

- 2 câu chuyện hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ về các phong trào yêu nước của thiếu nhi Việt Nam, các công trình măng non và những tấm gương thiếu nhi chiến đấu, học tập, lao động, rèn luyện.

- 1 bài văn (báo cáo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Trả lời:

Em có thể tìm đọc bài thơ Lượm của tác giả Tố Hữu và câu chuyện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc

- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên

Trả lời:

Dù tuổi còn nhỏ nhưng Lượm lại hiện lên thật dũng cảm, gan dạ. Cậu sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ. Khi nhận được nhiệm vụ giao lá thư đề “thượng khẩn”, Lượm đã không ngại khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành

BÀI VIẾT 1: VIẾT BÁO CÁO

I. Nhận xét

Câu 1: Đọc lại câu chuyện chiến công của những du kích nhỏ và cho biết:

a, Bạn Lượt cần báo cáo công việc với ai?

b, Bạn Lượt báo cáo công việc để làm gì?

c, Bạn Lượt đã làm những việc gì để chuẩn bị báo cáo?

Trả lời:

a, Bạn Lượt cần báo cáo công việc với bác Nhã

b, Bạn Lượt báo cáo công việc để đưa thông tin cho bác Nhã để tổng hợp tin tình báo.

c, Bạn Lượt đã thu thập thông tin của các bạn trong tổ để chuẩn bị báo cáo.

Câu 2: Đọc mẫu báo cáo sau và trả lời câu hỏi:

a, Báo cáo trên là của ai gửi cho ai?

b, Nội dung báo cáo là gì?

c, Để viết báo cáo trên, cần làm những việc gì?

Trả lời:

a, Báo cáo trên là của chi đội 4A gửi cho Cô giáo Chủ nhiệm lớp 4A Trường tiểu học Nguyễn Du.

b, Nội dung báo cáo là báo cáo kết quả thảo luận của Chi đội 4A về nội dung phấn đấu để trở thành chi đội vững mạnh trong tháng 4

c, Để viết báo cáo trên, cần thu thập thông tin về kỉ luật, về học tập, về lao động và về các hoạt động khác của cả lớp.

II. Bài học

1. Báo cáo là bản tổng hợp tình hình hoặc kết quả thảo luận, kết quả công việc,... của một cá nhân hay tập thể.

2. Bản báo cáo cần có ba phần: phần đầu (tên tổ chức hoặc quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm báo cáo, tên báo cáo, người báo cáo và người nhận báo cáo), phần nội dung, phần cuối (chữ kí và họ tên người báo cáo)

III. Luyện tập

Em hãy đóng vai phân đội trưởng, tổ chức cho các bạn thảo luận về việc xây dựng chi đội vững mạnh trong tháng và ghi lại kết quả thảo luận để chuẩn bị báo cáo.

Trả lời :

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Hà Nội, ngày 24/03/ 2023

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG THI ĐUA

“XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH” CỦA CHI ĐỘI 4A1

Kính thưa cô Lê Thu Trang Tổng phụ trách.

Tên em là: Nguyễn Thị Lan

Em là chi đội trưởng lớp 4B2, xin thay mặt lớp báo cáo kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh” vừa qua như sau:

- Về học tập:

Toàn chi đội đạt 160 điểm tốt.

Năm bạn giành được điểm tốt cả hai môn Tiếng Việt (Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả) và Toán: Quang Thành, Ngọc Linh, Hoài Thanh, Xuân Linh và Tuấn Ngọc.

Phân đội đạt nhiều điểm khá tốt là phân đội I, III.

Thi vở sạch chữ đẹp có ba bạn được tuyển chọn đi thi cấp quận.

- Về lao động: Đội Sao Đỏ của chi đội được tuyên dương và nhận phần thưởng “Đội Sao Đỏ tích cực nhất”. Chi đội hoàn thành xuất sắc công tác vệ sinh vườn trường.

- Về hoạt động khác:

Công trình măng non: Góp được 500.000 đồng từ việc nuôi heo đất.

Nụ cười hồng:Tham gia đóng góp cho các bạn khó khăn là: 500.000 đồng, 4 áo trắng, 100 quyển vở.

Trên đây em đã hoàn thành bản báo cáo tổng kết của chi đội mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chi đội trưởng

Lan

Nguyễn Thị Lan

KỂ CHUYỆN: LÊN ĐƯỜNG

Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện sau:

Trả lời :

Khi Chiêu Thành Vương dựng cờ lên thì trai tráng kéo đến dưới cờ đông như hội. Những người đã theo về với Hoài Văn cũng chạy cả sang hàng ngũ Chiêu Thành Vương. Sắp xếp đội ngũ xong, Vương cất quân rầm rộ lên đường.

Hoài Văn nói với người tướng già:

- Trai tráng đi theo chú hết rồi. Lấy đâu ra quân nữa?

Người tướng già nói:

- Người thì có bao giờ hết được? Muốn cho người ta tin theo, phải có danh chính ngôn thuận. Cứ như ý tôi, ta phải chịu khó đi vào các thôn xóm nói rõ cho mọi người biết được nghĩa lớn. Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc? Tôi được biết ở Võ Ninh ta có nhiều bô lão được thiên tử vời về điện Diên Hồng hỏi kế, ta nên gặp những người ấy. Các cụ đã quyết chí đánh giặc, há lại không gióng giả bảo người trong họ ngoài làng theo về với vương tử hay sao? Lo gì không có quân!

Quốc Toản mừng lắm, nói:

- Ông đã vén cho ta một đám mây mờ.

Từ đấy, ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước. Một hôm, đã khuya lắm, Hoài Văn còn chong đèn trên lầu. Quốc Toản nghĩ: "Chú ta dựng cờ lên là thiên hạ nô nức đến. Ta cũng phải có một lá cờ. Lá cờ nêu rõ chí ta". Suốt từ chập tối đến canh hai, Hoài Văn tự hỏi: "Ta sẽ viết chữ gì trên lá cờ của ta? Chữ đề phải quang minh chính đại như ban ngày. Chữ đề phải là một lời thề quyết liệt. Chữ đề phải làm cho quân sĩ phấn khởi, cho kẻ địch kinh hồn". Trống đã điểm canh ba. Mắt Hoài Văn bỗng rực sáng, toàn thân như bừng bừng cháy. Tay Hoài Văn giơ lên như đang phất một lá cờ. Hoài Văn thét lớn:

- PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN.

Hoài Văn nhẩm đi nhẩm lại:

- Phá cường địch, báo hoàng ân. Báo hoàng ân, phá cường địch. Phá cường địch...

Chàng gật gù, sung sướng. Sáu chữ đối nhau chan chát, lời đanh thép, ý hùng hồn. Chàng lấy hết gân tay viết sáu chữ lên một tờ giấy điều. Chàng mơ màng thấy lá cờ sáu chữ tung hoành trên các trận, và chàng thì đang trỏ giáo, vung gươm chém đầu tướng giặc. Hoài Văn định nhảy xuống lầu để khoe với người tướng già sự khám phá mới mẻ của mình thì chợt có tiếng chân bước nhẹ lên lầu. Quốc Toản nhìn ra thì chính là mẹ. Chàng chìa tay đỡ mẹ lên. Phu nhân khẽ hỏi:

- Sắp sáng rồi, sao con thức khuya thế? Mẹ thấy con ngày một võ vàng. Áo đâu mà phong phanh thế kia?

Quốc Toản có gầy đi nhiều. Hầu lại chỉ mặc một áo lót mỏng, vì Hầu muốn luyện cho mình thành một người có thể dãi gió dầm mưa, chịu đựng được mọi nỗi vất vả của sa trường. Quốc Toản đỡ mẹ ngồi lên kỷ và thưa:

- Con để mẹ phải lo nghĩ, con thật mang tội bất hiếu. Nhưng giặc sắp kéo sang, có muốn ở yên cũng không được. Phải tập khổ cho quen đi.

Quảng cáo

Phu nhân cầm lấy tờ giấy hồng điều trong tay con. Trên tờ giấy viết sáu chữ lớn: "Phá cường địch, báo hoàng ân", nét bút gân guốc. Phu nhân không nói, lặng nhìn sáu chữ, mừng thầm cho con có chí khác thường. Quốc Toản nói:

- Con muốn dựng một lá cờ đề sáu chữ này để chiêu binh mãi mã. Nay mai ra trận, con sẽ phất lá cờ ấy thề sống chết với quân thù. Mẹ may cho con lá cờ ấy nhé. Đến khi xông pha chiến trận, con nhìn lá cờ là thấy được mẫu thân.

Phu nhân xoa đầu con, và Hoài Văn gục đầu lên gối mẹ. Phu nhân nói:

- Mẹ đã không giữ con ở nhà, thì làm gì không may nổi cho con một lá cờ. Thôi, con ngủ đi. Sáng rồi!

Phu nhân dắt Quốc Toản đến giường, bảo nằm xuống, kéo chăn đắp lên mình con. Người mẹ cầm ngọn đèn, nhẹ bước xuống lầu. Trở về phòng riêng, phu nhân chong đèn, lúi húi thêu sáu chữ bằng những sợi chỉ vàng trên một tấm lụa đỏ thắm.

Câu 2: Thảo luận:

a, Câu chuyện xảy ra vào lúc tình thế đất nước như thế nào?

b, Lời thề của Hoài Văn Hầu và các nghĩa sĩ thể hiện điều gì?

c, Câu chuyện muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

a, Câu chuyện xảy ra vào lúc tình thế đất nước nguy nan khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta.

b, Lời thề của Hoài Văn Hầu và các nghĩa sĩ thể hiện lòng quyết tâm giết giặc cứu nước.

c, Câu chuyện muốn nói lên ý chí, tình yêu nước sâu sắc, tinh thần đoàn kết dân tộc.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải ngắn gọn tiếng việt 4 tập 2 Cánh diều bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện), Soạn ngắn tiếng việt 4 tập 2 CD bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác