Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 Lạm phát

Giải chi tiết sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 Lạm phát. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về khái niệm lạm phát?

A. Lạm phát là tình trạng mức giá của một hàng hóa tăng lên do sự gia tăng của nhu cầu.

B. Lạm phát là tình trạng mức giá của một hàng hoá giảm xuống do cung hàng hoá lớn hơn cầu hàng hoá.

C. Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.

D. Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất định.

Bài 2: Lạm phát được phân chia thành những loại nào dưới đây?

A. Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát.

B. Lạm phát thấp, lạm phát trung bình, lạm phát cao.

C. Lạm phát ngắn hạn, lạm phát trung hạn, lạm phát dài hạn.

D. Lạm phát bình thường, lạm phát kinh niên, lạm phát nghiêm trọng.

Bài 3: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về lạm phát vừa phải?

A. Là lạm phát một con số (dưới 10% hằng năm).

B. Là lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.

C. Là lạm phát mà ở đó giá trị đồng tiền vẫn khá ổn định.

D. Là lạm phát mà ở đó đồng tiền mất giá nhanh chóng.

Bài 4: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về lạm phát phi mã?

A. Là lạm phát 2 - 3 con số (10% − <1000% hằng năm).

B. Là lạm phát gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.

C. Là lạm phát mà ở đó giá trị đồng tiền mất giá nhanh chóng.

D. Là lạm phát mà ở đó đồng tiền mất giá nghiêm trọng.

Bài 5: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về siêu lạm phát?

A. Là loại lạm phát với tỉ lệ ≥ 100%, đồng tiền mất giá nhanh chóng, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

B. Là loại lạm phát với tỉ lệ ≥ 1000%, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.

C. Là loại lạm phát với tỉ lệ ≥ 1000%, giá trị đồng tiền vẫn ổn định, gây ảnh hưởng không nghiêm trọng đến nền kinh tế.

D. Là loại lạm phát với tỉ lệ > 10%, giá trị đồng tiền vẫn ổn định, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Bài 6: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân của lạm phát?

A. Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

C. Tổng cầu của nền kinh tế giảm làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

D. Chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

Bài 7: Lạm phát do cầu kéo là lạm phát xảy ra khi

A. tổng cầu của nền kinh tế giảm làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

B. tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

C. lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

D. chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

Bài 8: Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi:

A. chi phí sản xuất giảm làm cho mức sản lượng tăng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

B. chi phí sản xuất giữ nguyên làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

C. chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

D. chi phí sản xuất thay đổi cho mức sản lượng tăng và mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống.

Bài 9: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về hậu quả của lạm phát?

A. Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối giữa các lại hàng hoá, từ đó làm thay đổi sản lượng việc làm, cơ cấu kinh tế.

B. Lạm phát làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư không hợp lí.

C. Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế của người lao động; gia tăng phân hoá giàu - nghèo trong xã hội.

D. Lạm phát làm tăng thu nhập thực tế của người lao động; giảm sự phân hoá giàu - nghèo trong xã hội.

Bài 10: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát do cầu kéo?

A. Giảm mức cung tiền.

B. Tăng mức cung tiền.

C. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.

D. Kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá.

Bài 11: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát do chi phí đẩy?

A. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư.

B. Giảm thuế.

C. Cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động.

D. Tăng thuế.

Bài 12: Đọc thông tin, quan sát biểu đồ

Thông tin. Năm 2022, do gián đoạn về nguồn cung khiến giá cả tiêu dùng leo thang, kết quả là gần 50% quốc gia trên thế giới ghi nhận lạm phát ở mức từ hai con số trở lên. Biểu đồ thông tin dưới đây thể hiện những quốc gia có lạm phát cao nhất thế giới. Trên toàn cầu, Zimbabwe, Lebanon và Venezuela là ba nước có lạm phát cao nhất, lần lượt là 269%, 162% và 156%.

Biểu đồ:

a) Dựa trên tỉ lệ lạm phát của các quốc gia được thể hiện qua biểu đồ, em hãy sắp xếp các quốc gia đó vào các nhóm: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã.

b) Em hãy cho biết hậu quả của mỗi loại lạm phát đó đối với sự phát triển của nền kinh tế.

Bài 13: Cuối năm 2022, áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam do kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỉ lệ 37% chi phí nguyên, vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên, vật liệu của toàn nền kinh tế. Khi nguyên, vật liệu đầu vào tăng là yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong những tháng cuối năm.

(Theo Bảo điện tử Chính phủ, ngày 05/7/2022)

Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến áp lực lạm phát được đề cập ở thông tin trên.

Bài 15: Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, khi tổng cầu lại tăng đột biến, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350 000 tỉ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan toả vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế,... làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 và 2023.

Để kiềm chế và kiểm soát lạm phát, giải pháp là cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ các quy định không hợp lí, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát. Cần đa dạng hoá nguồn cung, bảo đảm nguồn cung của từng nhóm nguyên, vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường,

(Theo Báo điện tử Chính phủ, ngày 05/7/2022)

a) Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát được đề cập ở thông tin trên.

b) Em hãy kể tên các giải pháp để kiềm chế và kiểm soát lạm phát được thể hiện ở thông tin trên. Cho biết ý nghĩa của mỗi giải pháp đó đối với việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát.

Bài 16: Tháng 10/1944, tỉ lệ lạm phát hằng tháng của Hy Lạp lên tới 13 800% và hằng ngày là 10,9%. Năm 1944, mệnh giá lớn nhất của đồng drachma Hy Lạp là 100 nghìn tỉ. Chính phủ Hy Lạp đã phải định giá lại đơn vị tiền tệ của mình và đổi đồng drachma cũ sang đồng tiền mới với tỉ lệ 50 tỉ : 1. Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã đẩy Hy Lạp vào tình trạng nợ nần chồng chất bởi Chính phủ nước này đã không ngừng in tiền để trang trải cho những khoản chi phí. Nền kinh tế Hy Lạp đình trệ, khiến người dân mất lòng tin vào tiền tệ và thậm chí ngân hàng trung ương nước này còn phát hành đồng xu franc vàng.

(Theo Báo điện tử Dân trí, ngày 23/10/2011)

a) Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến loại lạm phát nào diễn ra tại Hy Lạp trong giai đoạn 1943 - 1946.

b) Em hãy cho biết hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế Hy Lạp trong giai đoạn đó.

Bài 17: Trong khi người dân vẫn đang trăn trở nỗi lo sau đại dịch chưa nguôi thì cơn “bão giá” đã ập tới. Giá xăng liên tục tăng kéo theo những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng đồng loạt tăng giá. Không chỉ có xăng tăng giá, lương thực, thực phẩm khô và tươi sống cũng đã điều chỉnh sang mức giá mới, tăng giá từ 5% đến 20%. Trong đó, có nhiều mặt hàng thiết yếu với nhiều gia đình như trứng, dầu ăn, mì tôm,... cũng điều chỉnh tăng giá bán từ 5% đến 10%. Trước sức ép giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

(Theo Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô, ngày 01/7/2022)

a) Từ thông tin trên, em hãy cho biết lạm phát, “bão giá” ảnh hưởng đến đời sống của người dân như thế nào.

b) Em hãy đưa ra một số giải pháp để giúp người dân có thể thích ứng và vượt qua thời kì “bão giá”.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, Soạn sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 Lạm phát

Bình luận

Giải bài tập những môn khác