Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh.

Giải chi tiết sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh.. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ

A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.

B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.

C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.

D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.

Bài 2: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh?

A. Sự đam mê của chủ thể sản xuất kinh doanh.

B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh.

C. Khả năng huy động các nguồn lực.

D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Bài 3: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?

A. Nhu cầu của thị trường

B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.

C. Khả năng huy động các nguồn lực.

D. Vị trí triển khai.

Bài 4: Tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Ý tưởng kinh doanh.

B. Cơ hội kinh doanh.

C. Mục tiêu kinh doanh.

D. Đạo đức kinh doanh.

Bài 5: Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?

A. Hấp dẫn

B. Ổn định

C. Đúng thời điểm

D. Lỗi thời.

Bài 6: Anh H là người luôn sáng tạo, giao tiếp tốt với khách hàng và đồng nghiệp, luôn cố gắng hết mình trong công việc kinh doanh.

Theo em, nhận định trên nói về yếu tố nào của anh H?

A. Điểm yếu

B. Điểm mạnh

C. Cơ hội

D. Thách thức

Bài 7: Đồng nghiệp nhận xét chị P là người thiếu tự tin khi trình bày ý tưởng với khách hàng và thường xuyên không hoàn thành kế hoạch kinh doanh theo tiến độ.

Theo em, nhận định trên nói về yếu tố nào của chị P?

A. Điểm yếu

B. Điểm mạnh

C. Cơ hội

D. Thách thức

Bài 8: Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị Q tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.

Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị Q?

A. Năng lực nắm bắt cơ hội.

B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.

C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

D. Năng lực thiết lập quan hệ.

Bài 9: Yếu tố nào dưới đây là sai khi nói về một ý tưởng kinh doanh tốt?

A. Có tính vượt trội.

B. Có tính mới mẻ, độc đáo.

C. Không có tính khả thi.

D. Có lợi thế cạnh tranh.

Bài 10: Anh T có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.

Theo em, nhận định trên nói về năng lực nào của anh T?

A. Năng lực nắm bắt cơ hội.

B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

C. Năng lực phân tích và sáng tạo.

D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.

Bài 11: Đọc thông tin

Trong bối cảnh kỉ nguyên số, hành vi và thói quen tiêu dùng của khách hàng có nhiều thay đổi, việc tiếp cận với các hình thức giải trí trực tiếp bị hạn chế. Thay vào đó, nhu cầu trên môi trường trực tuyến gia tăng. Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng về việc sử dụng các nội dung chất lượng cao, có sẵn mà không có bất kì hạn chế nào, các tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng ý tưởng kinh doanh theo hướng chuyển đổi số, sử dụng công nghệ đám mây để đáp ứng yêu cầu này. Điện toán đám mây cung cấp khả năng thay đổi quy mô hệ thống linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ, quản lí và phân phối số lượng lớn nội dung số một cách nhanh chóng, chủ động và tiết kiệm chi phí. Thay vì đưa nội dung đến người tiêu dùng vào thời gian đã lên lịch và trên các định dạng cụ thể, thì ngày nay người tiêu dùng có thể trải nghiệm các dịch vụ truyền thông, giải trí, bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, kết nối với những hệ thống thanh toán,... trên nhiều loại thiết bị hơn để họ có thể sử dụng bất cứ khi nào họ muốn.

a) Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực nào.

b) Theo em, ý tưởng kinh doanh đó xuất phát từ những nguồn nào?

Bài 12: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, người kinh doanh cần phải nhận thức rõ năng lực cá nhân của mình. Năng lực này thể hiện ở việc người kinh doanh tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân. Đó còn là ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó, người kinh doanh cần có năng lực định hướng chiến lược, nhìn nhận được những cơ hội kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, biết sắp xếp các thứ tự ưu tiên, có chiến lược kinh doanh rõ ràng.Em hãy cho biết, thông tin trên đề cập đến những năng lực nào của người kinh doanh.

Bài 13: Em hãy ghép mỗi biểu hiện ở cột bên phải với năng lực ở cột bên trái cho phù hợp:

Năng lực của người kinh doanh

Biểu hiện

1. Năng lực định hướng chiến lược

a. sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh.

2. Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh

b. biết lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc, giảm sát cấp dưới, chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho cấp dưới để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.

3. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

c. có ý chí bền bỉ cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân.

4. Năng lực thiết lập quan hệ xã hội

d. tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân.

5. Năng lực tổ chức, lãnh đạo

e. tích cực thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với cộng đồng, tổ chức.

6. Năng lực cá nhân

g. có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.

7. Năng lực phân tích, sáng tạo

h. có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.

8. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội

i. biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh.

Bài 14: Em hãy bình luận các ý kiến sau

A. Ngay cả khi bạn xác định được cơ hội kinh doanh và có một ý tưởng kinh doanh tốt, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thành công ngay từ đầu.

B. Một ý tưởng kinh doanh chỉ có thể trở thành cơ hội kinh doanh nếu nó đáp ứng các tiêu chí: (1) Ý tưởng kinh doanh hấp dẫn đối với khách hàng; (2) Khách hàng có thể mua các sản phẩm và dịch vụ là kết quả của ý tưởng kinh doanh cụ thể; (3) Có thể biến ý tưởng kinh doanh cụ thể thành hiện thực kinh doanh.

C. Nếu ý tưởng kinh doanh không hấp dẫn được khách hàng tiềm năng thì đó không phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Do đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần kiểm tra xem trên thị trường có tồn tại nhu cầu thực sự đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ dẫn đến ý tưởng ban đầu của mình hay không.

Bài 15: Anh T có ý tưởng kinh doanh mặt hàng thực phẩm sạch, trước khi ra quyết định kinh doanh, anh đã phân tích nhu cầu của thị trường, tìm kiếm các mối quan hệ có thể hỗ trợ anh khi cần thiết cũng như đánh giá những khó khăn, sự cạnh tranh với người kinh doanh khác trên thị trường.

Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh của anh T trong trường hợp trên có ý nghĩa như thế nào?

Bài 16: Gia đình của anh H sống ở khu đông dân cư, gần nhiều trường học. Nhận thấy nhu cầu về đồ dùng học tập của học sinh ngày càng tăng lên trong khi ở khu vực anh sinh sống chỉ có một vài cửa hàng nhỏ kinh doanh mặt hàng này. Các đồ dùng học tập được bán cũng chưa phong phú, đa dạng. Rất nhanh chóng, anh H đã nắm bắt cơ hội, chớp lấy thời cơ để mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ học tập. Để có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, anh H tích cực tìm kiếm các đồ dùng học tập độc đáo, có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu của học sinh thay vì đơn giản như các đồ dùng học tập đại trà trên thị trường. Sự nhạy bén và linh hoạt trong việc chớp lấy thời cơ để cung cấp các mặt hàng phù hợp thị hiếu của học sinh đã giúp anh H gặt hái được những thành công ban đầu.

a) Em hãy cho biết anh H đã xác định cơ hội kinh doanh như thế nào. Theo em, năng lực gì đã giúp anh H có những thành công ban đầu?

b) Theo em, sự nhạy bén trong kinh doanh và nắm bắt cơ hội kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình kinh doanh của các chủ thể?

Bài 17: Hai bạn học sinh trao đổi về ý tưởng kinh doanh phù hợp với người kinh doanh có vốn nhỏ. Một số ý tưởng kinh doanh được hai bạn nghĩ tới như:

- Ý tưởng kinh doanh các sản phẩm từ vật liệu có thể tái chế.

- Ý tưởng kinh doanh mua lại đồ cũ với giá thấp rồi sửa chữa và bán với giá cao hơn.

Em có nhận xét gì về các ý tưởng kinh doanh trên?

Bài 18: Em hãy suy nghĩ về hạn chế/nhược điểm của một sản phẩm nào đó trên thị trường và cùng bạn thảo luận ý tưởng kinh doanh để cải thiện chất lượng sản phẩm đó. Hãy thuyết minh về tính chất của sản phẩm mới trên các phương diện: tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng, tính khả thi, tính vượt trội;... để chứng tỏ ý tưởng kinh doanh của em là hợp lí.

Bài 19: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy tự đánh giá các năng lực kinh doanh của bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp

Bài 20: Em hãy sưu tầm và chia sẻ thông tin về những người kinh doanh, doanh nhân nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo em, những năng lực nào giúp các doanh nhân đó đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, Soạn sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác