Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều Bài 18 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Giải chi tiết sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều Bài 18 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Trong mọi trường hợp, không ai được vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

B. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

C. Công an có quyền vào nhà của người khác để khám xét khi có lệnh của Viện kiểm sát.

D. Có thể khám xét chỗ ở của một người khi nghi ngờ người đó phạm pháp.

Bài 2: Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khi nghi ngờ chỗ ở đó đang có công cụ, phương tiện phạm tội.

B. Khi nghi ngờ có người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

C. Được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Khi thấy cần kiểm tra, khám xét cho yên tâm, không để lọt tội phạm.

Bài 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Vào lục soát nhà người khác vì nghi người đó lấy trộm đồ của mình.

B. Công an khám chỗ ở của một người khi có lệnh khám xét của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. Khám chỗ ở của một người khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lẩn trốn ở đó.

D. Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có đồ vật hoặc tài liệu liên quan đến vụ án.

Bài 4: Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.

B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội.

C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm.

D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án.

Bài 5: Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp nào dưới đây?

A. Được pháp luật cho phép.

B. Nghi ngờ có tội phạm đang ở đó.

C. Được lãnh đạo cơ quan, đơn vị cho phép.

D. Cần tìm đồ vật của mình bị mất.

Bài 6: Hai người đàn ông đuổi theo một tên ăn trộm quạt. Đuổi được một lúc thì mất dấu tên trộm. Một người nói: “Chắc nó chạy vào nhà ông Sơn, ta vào tìm thôi”. Hai người đề nghị ông Sơn cho vào tìm tên trộm. Ông Sơn nói không có ai vào nhà mình và không đồng ý cho họ vào khám, nhưng hai người đàn ông không nghe, cứ xông vào khám xét, lục soát khắp nơi trong nhà ông Sơn.

a) Theo em, hai người đàn ông có quyền tự ý vào ông Sơn khi không được đồng ý hay không? Vì sao?

b) Hành vi của hai người đàn ông trên đã xâm phạm đến quyền nào của ông Sơn? Vì sao?

Bài 7: Hai anh Minh và Vũ thuê phòng ở của ông N. Theo hợp đồng, hằng tháng Minh và Vũ phải trả tiền thuê phòng vào ngày đầu tháng. Tháng này, ông N đòi tăng tiền thuê nhà, nhưng anh Minh và anh Vũ không đồng ý nên không trả thêm tiền cho ông N. Ông N đuổi hai anh Minh và Vũ ra khỏi phòng nhưng không được. Ngày hôm sau, trong khi hai anh đi làm thì ông N mở cửa phòng, quăng hết tư trang của hai anh Minh và Vũ ra khỏi phòng. Sau đó, ông N thay khoá mới của phòng làm cho hai anh Minh và Vũ không vào được nhà.

a) Theo em, ông N có được tự ý mở khoá phòng và đuổi anh Minh, anh Vũ ra khỏi phòng thuê của mình không? Vì sao?

b) Việc ông N tự ý thay khoá nhà và đuổi anh Minh, anh Vũ ra khỏi phòng thuê có thể dẫn đến hậu quả gì đối với ông?

Bài 8: Sáng Chủ nhật, Hương và Linh là học sinh lớp 11 đến nhà Dung chơi, nhưng không thấy nhà Dung có ai ở nhà. Hương gọi điện thoại cho Dung và được biết khoảng 25 phút sau Dung về nhà. Hương bàn với Linh: Nhà Dung không khoá cửa, chúng mình cứ vào nhà chờ Dung đi. Linh cho rằng, dù là bạn thân vẫn không nên vào nhà Dung khi không có ai ở nhà. Nghe theo lời Linh, Hương đã cùng Linh đứng đợi Dung ở ngoài cổng nhà.

Linh và Hương đã thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như thế nào?

Bài 9: Gia đình ông A có một căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do ra nước ngoài làm ăn nên ông cho vợ chồng người em họ là B ở nhờ để tiện trông nom nhà. Năm 2022, gia đình ông A trở về Việt Nam sinh sống, nhưng vợ chồng ông B nhất định không trả lại nhà. Hơn thế nữa, ông B còn đe doạ ông A rằng nếu cứ tiếp tục đòi nhà thì hậu quả sẽ không hay đến với gia đình ông.

a) Hành vi, việc làm của vợ chồng ông B có xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của gia đình ông A không? Vì sao?

b) Trong tình huống này, hậu quả gì có thể đến với vợ chồng ông B?

Bài 10: Bà Mai để xe ở ngoài hè phố, nhưng để quên túi xách trên xe. Khi quay trở ra thì bà Mai không thấy túi xách nữa. Bà Mai hoảng hốt, vì trong túi xách có mấy triệu, 1 chiếc điện thoại và mấy thứ giấy tờ cần thiết. Bà Mai nghi cho S (16 tuổi) lấy trộm túi xách của mình, vì khi bà vào nhà thì S đang chơi gần đó. Bà Mai cứ thế xông vào nhà S lục soát, khám xét khắp nơi, dù bố mẹ S không đồng ý.

Theo em, bà Mai có quyền tự ý vào nhà S để lục soát, khám xét không? Vì sao?

Bài 11: Theo em, học sinh trung học phổ thông có thể thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như thế nào?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, Soạn sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều Bài 18 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bình luận

Giải bài tập những môn khác