Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

  1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Thế nào là ý tưởng kinh doanh?

Câu 2: Để có một ý tưởng kinh doanh tốt, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến những gì?

Câu 3: Có bao nhiêu dạng ý tưởng kinh doanh? Để tồn tại và phát triển, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải làm gì?

Câu 4: Em hãy cho biết cơ hội kinh doanh là gì?        

Câu 5: Hãy cho biết tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh.  

Câu 6: Em hãy cho biết, tầm quan trọng của việc xác định được, đánh giá được cơ hội kinh doanh.

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Theo em, người kinh doanh cần có những năng lực nào?

Câu 2: Vì sao doanh nghiệp cần phải xây dựng ý tưởng kinh doanh? 

Câu 3: Chúng ta có thể dựa vào những gì để có thể tạo ra được ý tưởng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình?

Câu 4: Vì sao người làm kinh doanh lại cần thiết phải có năng lực sáng tạo?

Câu 5: Các kĩ năng cần thiết cho khởi nghiệp là gì? Em đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của kiến thức nền tảng cơ bản trong việc kinh doanh?

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Chị Hạnh là chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh truyền thống. Ngay từ khi bắt đầu lựa chọn công việc này, chị đã có quá trình rất dài tìm tòi, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm làm bánh. Chị còn nghiên cứu về lịch sử các loại bánh của dân tộc để hiểu rõ các hương vị truyền thống kết hợp với hiện đại. Bên cạnh đó, chị Hành còn rất tự tin trong việc lãnh đạo, quản lí doanh nghiệp của mình. Chị luôn có kế hoạch kinh doanh, phối hợp công việc để thường xuyên giám sất và động viên cấp dưới kịp thời. Vì vậy, mặc dù số lượng các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này càng tăng, áp lực cạnh tranh lớn nhưng doanh nghiệp của chị vẫn giữ được lợi thế của mình.

Em hãy cho biết chủ thể trong trường hợp trên có những năng lực kinh doanh nào? Theo em, ngoài các năng lực trên, người kinh doanh cần có những năng lực nào nữa?

Câu 2: Theo em, ngoài việc cần có đủ vốn để có thể thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình thì chủ thể kinh doanh cần phải có những năng lực nào?

Câu 3: Thấy chị M buôn bán tốt với món xôi ngũ sắc, chị T cũng quyết định nấu một món xôi y hệt nhà chị M để bán cạnh tranh. Theo em việc kinh doanh của chị T có tạo được nhiều bước đột phá không?

Câu 4: Để có được ý tưởng kinh doanh cho mình, anh H đã tham gia rất nhiều các hội thảo, đọc nhiều tài liệu liên quan tới ngành nghề mà mình đang có ý định kinh doanh. Theo em việc làm của anh H có ý nghĩa như thế nào đối với công việc kinh doanh của anh sau này?

Câu 5: Nhận thấy trong trường các bạn rất thích các hình móc khóa đơn giản nền M đã tự làm một số móc khóa bán với giá cả phải chăng, các bạn mua ủng hộ M rất đông, chẳng mấy chốc dây móc khóa trên cặp của các bạn học sinh trong trường đều là sản phẩm do M làm. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ đâu?

VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1:  Anh Bắc kinh doanh mĩ phẩm. Vốn là người khéo léo trong giao tiếp và thuyết phục khách hàng nên công việc kinh doanh của anh khá thuận lợi. Những năm gần dây do sự phát triển của thương mại điện tử nên công việc kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng của anh gặp khó khăn. Nhận thấy điều này, anh đã quyết định kết hợp kinh doanh trực tiếp và trực tuyến. Với sự khéo kéo và khả năng thiết lập quan hệ của mình, anh Bắc đã hợp tác với một số thương hiệu mĩ phẩm có tiếng và công việc kinh doanh của anh ngày càng tốt hơn. Theo em việc đột phá ra ý tưởng kinh doanh tốt đã giúp đỡ anh Bắc như thế nào? 

Câu 2: Xuất phát từ một địa phương trồng chè, nên nguồn cung ứng chè ở khu vực nhà ông T lúc nào cũng rất nhộn nhịp nên việc tìm đầu ra cho sản phẩm chè cần phải được tuyển chọn rất kĩ lưỡng và tỉ lệ cạnh tranh cao. Vì không muốn sản phẩm của nhà mình cũng bị trùng lặp giống các hộ khác nên ông đã suy nghĩ và đưa ra ý tưởng sản xuất thành công sản phẩm chè thảo dược, dùng được với cả trẻ nhỏ tuổi, vì thế mà lượng khách hàng của nhà ông T tăng dần lên, có được đầu ra rõ ràng. Theo em việc đột phá ra ý tưởng kinh doanh tốt đã giúp đỡ ông T như thế nào? 

Câu 3: Nhận thấy ống hút nhựa được người dân sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, gây ra các tác hại đến môi trường nghiêm trọng. Anh P cùng một nhóm bạn trẻ đã thực hiện kế hoạch khởi nghiệp dựa trên ý tưởng làm ống hút từ vật liệu tự nhiên. Những ngày đầu thực hiện dự án thật không dễ dàng gì những về sau khi đã hiểu được ý nghĩa của mặt hàng và có được một lượng khách hàng thân thuộc, việc kinh doanh của nhóm anh P phát triển và mang lại thông điệp bảo vệ môi trường sâu sắc. Theo em, các ý tưởng kinh doanh của nhóm anh P xuất phát từ đâu? Động lực nào khiến cho nhóm anh có thể theo đuổi được ý tưởng của mình?  

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 7 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh, Bài tập Ôn tập KTPL 11 cánh diều Bài 7 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 7 Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác