Giải KTPL 11 cánh diều Bài 1 Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường

Bài 1 Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường , sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều. Bộ sách được biên soạn nhằm góp phần phát triển năng lực vận dụng tri thức cho các em. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Trên thị trường một loại sản phẩm có thể do nhiều chủ thể sản xuất. Sản phẩm cùng loại có mẫu mã khác nhau, đến với người tiêu dùng bằng nhiều hình thức và có thể khác biệt về giá bán.

Em hãy nêu ví dụ về một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm đó. Theo em, vì sao các chủ thể sản xuất luôn tạo ra sự khác biệt như vậy.

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm cạnh tranh

Trường hợp: 

Nhằm đáp ứng nhu cầu, thi thiếu của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã lựa chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, tìm cách giảm chi phí sản xuất và tạo ra sự khác biệt.....

Vào lợi thế của một nền nông nghiệp nhiệt đới, cung cấp nguyên liệu trái cây đa dạng theo mùa, các nhà sản xuất Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên thị trường với các loại sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên như nước cam, chanh, nho, nha đam..... để cạnh tranh với các sran phẩm nước trai cây nhập khẩu của các nước trên thế giới đang có mặt tại thị trường.

a.Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động gì để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình?

b. Theo em, những hoạt động đó có phải là cạnh tranh  không? Vì sao?

2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

Trường hợp 1: 

Tại một chợ đầu mối chuyên kinh doanh nông sản, thực phẩm, khu vực nông sản chế biến luôn tấp nập khách mua hàng. Đây là nơi tập trung nhiều nhà sản xuất khác nhau, từ những hộ gia đình chế biến nông sản thủ công theo phương pháp truyền thống đến các chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến với công nghiệp hiện đại. Mỗi nhà sản xuất đều tích cực giới thiệu những sản phẩm tốt nhất của mình cho khách hàng. Người tiêu dùng thực sự bị thu hút bởi sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, giá cả,.... Mộy số sản phẩm đặc sắc có lúc khan hiếm hàng do nhiều người tìm mua.

Trường hợp 2:

Thị trường thời trang ở nước ta hiện nay có nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh với điều kiện sản xuất khác nhau. Sự xuất hiện các doanh nghiệp thời trang nước ngoài với thê smajnh về vốn, công nghệ, mức độ chuyên nghiệp.... bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng, mà còn tạo ra cuộc cạnh tranh dôi động trên thị trường thời trang ở nước ta.

a. Em hãy cho biết những chủ thể sản xuất kinh doanh được nhắc đến trong các trường hợp trên. Các chủ thể đó có sự khác biệt gì với nhau?

b. Vì sao các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng? Những yếu tố nào giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng?

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

Trường hợp 1:

Doanh nghiệp H hoạt động trong lĩnh vực gia công chi tiết và các thiết bị phụ trợ cho ngành công nghiệp. Trước đây, doanh nghiệp sử dụng máy móc và công nghệ sản xuất cũ, phải qua nhiều công đoạn mới hoàn thành được sản phẩm. Trước áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay, doanh nghiệp H đã đầu tư máy móc hiện đại hơn, sử dụng dây chuyền công nghệ mới tự động hoá.....

Trường hợp 2:

Taxi là phương tiện vận chuyển hành khách khá phổ biến tại những nơi tập trung đông dân cư. Tại các thành phố lớn, có những thời điểm, hàng chụuc hãng taxi luôn phải nỗ lực thực hiện nhiều cách khác nhau để có được sự lựa chọn hãng taxi khác nhau cùng hoạt động.....

a. Doanh nghiệp H đã làm gì để giành thắng lợi trong cạnh tranh? Điều này có tác dụng gì đối với sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp?

b. Cạnh tranh giữa những người cung cấp dịch vụ taxi đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?

4. Cạnh tranh không lành mạnh.

Trường hợp 1:

Hai doanh nghiệp A và B cùng sản xuất bột giặt để bán ra thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp A tiêu thụ rất tốt do được người tiêu dùng ưa chuộng. Để tạo thuận lợi cho việc bán hàng của mình, doanh nghiệp B đã thiết kế bao bì với tên sản phẩm, màu sắc và hoạ tiết gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp A.

Trường hợp 2:

Thấy cửa hàng bán đồ ăn của mình lượng khách lúc nào cũng ít hơn của hàng bán đồ ăn góc phố đối diện, bà T thường tung tin đồn thất thiệt về những món ăn của cửa hàng đối diện, gây phiền hà cho khách hàng vào những thời điểm đông khách.

a. Theo em, hành vi của doanh nghiệp B là thể hiện cạnh tranh như thế nào? Hành vi đó vi phạm điều gì trong nguyên tắc cạnh tranh? Việc cạnh tranh như vậy dẫn đến hậu quả gì?

b. Từ các trường hợp trên, em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

c. Theo em các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải làm gì để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh? 

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các nhận định sau đây về cạnh tranh trong nền kinh tế là đúng hay sai. Vì sao?

a. Cạnh tranh là sự chi sẻ các nguồn lực giữa những người sản xuất kinh doanh,

b. Cạnh tranh luôn diễn ra giữa các cgur thể trong nền kinh tế thị trường.

c. Cạnh tranh là sự phối hợp giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

d. Cạnh tranh là sự ganh đua tìm kiếm cơ hội thuận lợi của các chủ thể trong hoạt động kinh tế để thu về lợi ích kinh tế cao nhất.

e. Mục đích cao nhất của cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là nhằm phát huy năng lực sáng tạo của con người.

Câu hỏi 2: Em hãy chỉ ra nhữung nhận định đúng về nguyên nhân cạnh tranh trong các câu sau và giải thích vì sao.

a. Cạnh tranh nảy sinh do sựu tồn tại các chủ thể kinh tế với các hình thức sở hữu nguồn lực khác nhau, độc lập với nhau, tự do sản xuất, kinh doanh.

b. Cạnh tranh xuất hiện là do sự giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ gàng hóa của các chủ thể kinh tế để thu được lợi ích cao nhất cho mình.

c. Cạnh tranh xuất hiện là do sự phối hợp giữa các chủ thể kinh tế nhằm cùng thu được lợi ích trong hoạt động kinh tế.

d. Cạnh tranh diễn ra do điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau.

Câu hỏi 3: Em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế qua những trường hợp dưới đây

a. Các công ty sản xuất bánh mứt kẹo trong nước bán ra thị trường nhiều sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của các gia đình dịp Tết.

b. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử gia dụng nội địa tập trung đầu tư vào cải tiến kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường trong nước.

c. Những năm gần đây, nhờ áp dụng quy trình sản xuất sạch và tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm...

d. Nhờ khai thác tốt lược lượng lao động thủ công có tay nghề giỏi, làng dệt lụa truyền thống tỉnh H vẫn duy trì được thi trường phục vụ khách du lịch trong vào ngoài nước.

Câu hỏi 4: Trong thời gian qua, việc kinh doanh của công ty H có dấu hiệu thua kém công ty K về doanh thu và lợi nhuận. Giám đốc công ty H đã tìm nhiều cách khắc phục. Ông đã cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách tìm mua nguyên vật liệu có chất lượng kém hơn, nguồn gốc không rõ ràng.

Em đồng tình hay không đồng tình với hành động của giám đốc công ty H trong tình huống này? Vì sao?

VẬN DỤNG

Câu 1: Em và các bạn đóng vai người bán cùng một mặt hàng. Hãy thuyết phục để người mua lựa chọn sản phẩm của em. (Gợi ý: cân nhắc về mức giá, chất lượng sản phẩm, cách thức thanh toán, điều kiện giao hàng,...).

Câu 2: Em hãy thiết kế sản phẩm để phê phán các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh và chia sẻ thông điệp với các bạn trong lớp.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Hướng dẫn giải giáo dục kinh tế và pháp luật Bài 1 Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường , sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều. Hướng dẫn giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác