Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 1: Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường

Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 1: Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

  1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm của cạnh tranh

Câu 2: Em hãy nêu khái niệm của cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 3: Em hãy cho biết khái niệm của nền kinh tế thị trường là gì?  

Câu 4: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Câu 5: Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế là gì?  

Câu 6: Em hãy nêu một số biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh.

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Vì sao sự tồn tại của của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

Câu 2: Theo em, vì sao phải có sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

Câu 3: Theo em nếu việc cạnh tranh trên thị trường không có sự điều tiết sẽ gây ra các hậu quả gì? Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh như thế nào?

Câu 4:  Em hãy cho biết vai trò của cạnh tranh đối với từng đối tượng trong nền kinh tế.

Câu 5: Hãy chỉ ra một số hệ quả của của việc cạnh tranh không lành mạnh.

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Theo em, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động gì để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình trên thị trường hiện nay?

Câu 2: Em hãy nêu ví dụ về một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm đó. Theo em, vì sao các chủ thể sản xuất luôn tạo ra sự khác biệt như vậy.

Câu 3: Đọc trường hợp sau đây và cho biết:

“Thị trường thời trang ở nước ta hiện nay có nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh với điuề kiện sản xuất khác nhau. Sự xuất hiện các doanh nghiệp thời trang nước ngoài với thế mạnh về vốn, công nghệ, mức độ chuyên nghiệm,...bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đáp ứng như cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng, mà còn tạo ra cuộc cạnh tranh sôi động trên thị trường thời trang ở nước ta”

Em hãy cho biết những chủ thể sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến trong trường hợp trên. Các chủ thể đó có sự khác biệt gì với nhau?

Câu 4: Đọc trường hợp sau đây và cho biết:

“Taxi là phương tiện vận chuyển hành khách khá phổ biến tại những nơi tập trung đông dân cư. Tại các thành phố lớn, có những thời điểm, hàng chụuc hãng taxi luôn phải nỗ lực thực hiện nhiều cách khác nhau để có được sự lựa chọn hãng taxi khác nhau cùng hoạt động. Để tồn rại và phát triển, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ taxi luôn phải nổ lực thực hiện nhiều cách khác nhau để có được sự lựa chọn của khách hàng. Cách thức phục vụ khách hàng cũng tạo ra sự khác biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Dù đi đoạn đường ngắn hay dài, hành khách vẫn được người lái xe hướng dẫn, phục vụ  tận tình. “

Em hãy cho biết cạnh tranh giữa những người cung cấp dịch vụ taxi đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng

Câu 5: Đọc trường hợp sau đây và cho biết:

“Để thu hút được khách hàng, ngân hàng D dã phát triển nhiều sản phẩm với chương trình khuyến mãi đa dạng đi kèm để tăng tính cạnh tranh. Nhờ đó, khách hàng nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua vé máy bay, đóng tiền điện, nước, học phí,…”

Em hãy cho biết người tiêu dùng được hưởng lợi gì từ cơ chế cạnh tranh trong trường hợp trên.

  1. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Trong khu phố nhà chị M có rất nhiều các quán hàng bán bánh mỳ vào buổi sáng, vì có nhiều sự lựa chọn nên các quán rất chú tâm vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất, giữ chân được khách hàng vào những lần sau. Theo em, lợi ích của việc cạnh tranh trong trường hợp này là gì?

Câu 2: Tại một chợ đầu mối chuyên kinh doanh nông sản, thực phẩm, khu vực nông sản chế biến luôn tấp nập khách mua hàng. Đây là nơi tập trung nhiều nhà sản xuất khác nhau, từ những hộ gia đình chế biến nông sản thủ công theo phương pháp truyền thống đến các chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại. Mỗi nhà sản xuất đều tích cực giới thiệu những sản phẩm tốt nhất của mình cho khách hàng. Người tiêu dùng thực sự bị thu hút bởi sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, giá cả,... Một số sản phẩm đặc sắc có lúc khan hiếm hàng do nhiều người tìm mua.

Em hãy cho biết vì sao các chủ thể đó luôn phải nổ lực chinh phục người tiêu dùng? Những yếu tố nào giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng?

Câu 3: Từ khi xác định được định hướng hình thức kinh doanh của mình ông T luôn nghiên cứu rất nghiêm túc hình thức kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, để có hướng cạnh tranh phù hợp. Theo em, hình thức cạnh tranh của ông T đã được coi là cạnh tranh lành mạnh chưa, vì sao?

Câu 4: Doanh nghiệp H hoạt động trong lĩnh vực gia công chi tiết và các thiết bị phụ trợ cho ngành công nghiệp. Trước đây, doanh nghiệp sử dụng máy móc và công nghệ sản xuất cũ, phải qua nhiều công đoạn mới hoàn thành được sản phẩm. Trước áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay, doanh nghiệp H đã đầu tư máy móc hiện đại hơn, sử dụng dây chuyền công nghệ mới, tự động hóa một số công đoạn sản xuất. Nhờ việc hoàn thiện quy trình sản xuất, doanh nghiệp H đã rút ngắn được 1/3 thời gian sản xuất, giảm 50% nhân công vận hành, giảm chi phí nhân công 5 lần đối với mỗi sản phẩm và năng suất lao động tăng gần 5 lần so với công nghệ cũ. Theo em, Doanh nghiệp H đã làm gì để giành thắng lợi trong cạnh tranh? Điều này có tác dụng gì đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp?

Câu 5: Các doanh nghiệp trên thị trường đồng loạt đưa ra các biện pháp nhằm kích thích lượng mua sắm của khách hàng vào dịp cuối năm, công ty X cũng không ngoại lệ, công ty cho thăm dò thị trường và phát triển các phương án kinh doanh hiệu quả nhất đối với công ty của mình. Cùng với đó công ty M chỉ chờ đợi các công ty khác có được phương án và chớp lấy thời cơ lấy đi phương án mà công ty khác đề ra. Theo em, việc làm của công ty M có mang tính chất cạnh tranh lành mạnh hay không?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 1 Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường, Bài tập Ôn tập KTPL 11 cánh diều Bài 1 Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 1 Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường

Bình luận

Giải bài tập những môn khác