Đáp án KTPL 11 cánh diều Bài 1 Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường

Đáp án Bài 1 Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học KTPL 11 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. CẠNH TRANH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Trên thị trường một loại sản phẩm có thể do nhiều chủ thể sản xuất. Sản phẩm cùng loại có mẫu mã khác nhau, đến với người tiêu dùng bằng nhiều hình thức và có thể khác biệt về giá bán.

Em hãy nêu ví dụ về một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm đó. Theo em, vì sao các chủ thể sản xuất luôn tạo ra sự khác biệt như vậy.

Đáp án chuẩn: 

Ví dụ: Coca-cola và Pepsi cung cấp nước ngọt có ga.

Khác biệt: hương vị, giá, dinh dưỡng, chiến lược.

Mục đích: tạo ưu thế cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng.

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm cạnh tranh

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp (trang 6 sgk) và trả lời câu hỏi:

a.Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động gì để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình?

b. Theo em, những hoạt động đó có phải là cạnh tranh  không? Vì sao?

Đáp án chuẩn: 

a. Chiến lược đa dạng, nâng cao chất lượng, giảm chi phí…

b. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút người tiêu dùng.

2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp (trang 7 sgk) và trả lời câu hỏi:

a. Em hãy cho biết những chủ thể sản xuất kinh doanh được nhắc đến trong các trường hợp trên. Các chủ thể đó có sự khác biệt gì với nhau?

b. Vì sao các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng? Những yếu tố nào giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng?

Đáp án chuẩn: 

Trường hợp 1: Hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp… Khác biệt về công nghệ sản xuất.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp thời trang Việt và nước ngoài. Khác biệt về vốn, công nghệ.

b) Tăng doanh thu, lợi nhuận. 

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp (trang 8 sgk) và trả lời câu hỏi:

a. Doanh nghiệp H đã làm gì để giành thắng lợi trong cạnh tranh? Điều này có tác dụng gì đối với sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp?

b. Cạnh tranh giữa những người cung cấp dịch vụ taxi đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?

Đáp án chuẩn: 

a. Đầu tư máy móc, công nghệ mới, giảm thời gian sản xuất, chi phí, tăng năng suất.

b. Mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

4. Cạnh tranh không lành mạnh.

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp (trang 9 sgk) và trả lời câu hỏi:

a. Theo em, hành vi của doanh nghiệp B là thể hiện cạnh tranh như thế nào? Hành vi đó vi phạm điều gì trong nguyên tắc cạnh tranh? Việc cạnh tranh như vậy dẫn đến hậu quả gì?

b. Từ các trường hợp trên, em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

c. Theo em các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải làm gì để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh? 

Đáp án chuẩn: 

a. Cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm nguyên tắc thiện chí, gây thiệt hại cho doanh nghiệp A.

b. Hành vi trái với nguyên tắc thương mại, gây thiệt hại cho các chủ thể khác.

c. Cần tuân thủ pháp luật về kinh doanh.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy cho biết các nhận định sau đây về cạnh tranh trong nền kinh tế là đúng hay sai. Vì sao?

a. Cạnh tranh là sự chia sẻ các nguồn lực giữa những người sản xuất kinh doanh,

b. Cạnh tranh luôn diễn ra giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.

c. Cạnh tranh là sự phối hợp giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

d. Cạnh tranh là sự ganh đua tìm kiếm cơ hội thuận lợi của các chủ thể trong hoạt động kinh tế để thu về lợi ích kinh tế cao nhất.

e. Mục đích cao nhất của cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là nhằm phát huy năng lực sáng tạo của con người.

Đáp án chuẩn: 

A: Sai, cạnh tranh nhằm giành lợi thế trong sản xuất.

B: Đúng, các chủ thể cạnh tranh để đạt lợi ích cao nhất.

C: Sai, cạnh tranh là ganh đua giữa các chủ thể.

D: Đúng, ganh đua để thu lợi.

E: Sai, mục đích là thu lợi cho bản thân.

Câu 2: Em hãy chỉ ra những nhận định đúng về nguyên nhân cạnh tranh trong các câu sau và giải thích vì sao.

a. Cạnh tranh nảy sinh do sự tồn tại các chủ thể kinh tế với các hình thức sở hữu nguồn lực khác nhau, độc lập với nhau, tự do sản xuất, kinh doanh.

b. Cạnh tranh xuất hiện là do sự giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của các chủ thể kinh tế để thu được lợi ích cao nhất cho mình.

c. Cạnh tranh xuất hiện là do sự phối hợp giữa các chủ thể kinh tế nhằm cùng thu được lợi ích trong hoạt động kinh tế.

d. Cạnh tranh diễn ra do điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau.

Đáp án chuẩn: 

- Những nhận định đúng về nguyên nhân cạnh tranh là: A, B, D.

- Cạnh tranh do: các chủ thể kinh tế có sự khác biệt điều kiện nên luôn phải giành giật những điều kiện thuận lợi nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.

Câu 3: Em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế qua những trường hợp dưới đây:

a. Các công ty sản xuất bánh mứt kẹo trong nước bán ra thị trường nhiều sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của các gia đình dịp Tết.

b. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử gia dụng nội địa tập trung đầu tư vào cải tiến kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường trong nước.

c. Những năm gần đây, nhờ áp dụng quy trình sản xuất sạch và tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm...

d. Nhờ khai thác tốt lực lượng lao động thủ công có tay nghề giỏi, làng dệt lụa truyền thống tỉnh H vẫn duy trì được thi trường phục vụ khách du lịch trong vào ngoài nước.

Đáp án chuẩn: 

A: Giúp người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa.

B: Thúc đẩy phát triển sản xuất.

C: Nâng cao chất lượng sản phẩm.

D: Duy trì thị trường cho khách du lịch.

Câu 4: Trong thời gian qua, việc kinh doanh của công ty H có dấu hiệu thua kém công ty K về doanh thu và lợi nhuận. Giám đốc công ty H đã tìm nhiều cách khắc phục. Ông đã cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách tìm mua nguyên vật liệu có chất lượng kém hơn, nguồn gốc không rõ ràng.

Em đồng tình hay không đồng tình với hành động của giám đốc công ty H trong tình huống này? Vì sao?

Đáp án chuẩn: 

Không đồng tình vì việc sử dụng những nguyên liệu không rõ nguồn gốc để lại những hậu quả lâu dài, nghiệm trọng

VẬN DỤNG

Câu 1: Em và các bạn đóng vai người bán cùng một mặt hàng. Hãy thuyết phục để người mua lựa chọn sản phẩm của em. (Gợi ý: cân nhắc về mức giá, chất lượng sản phẩm, cách thức thanh toán, điều kiện giao hàng,...).

Đáp án chuẩn: 

Chú tâm lắng nghe ý kiến hoài nghi về sản phẩm của khách hàng.

Câu 2: Em hãy thiết kế sản phẩm để phê phán các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh và chia sẻ thông điệp với các bạn trong lớp.

Đáp án chuẩn: 

Tham khảo tiểu phẩm: CHỮ “TÂM” TRONG KINH DOANH

I. Nhân vật

Chị Bình: mẹ của Nga

Bạn Nga (16 tuổi)

Bà Thanh: chủ cửa hàng tạp hóa

Anh Hưng: đội trưởng Đội quản lý thị trường

Anh Dũng: nhân viên đội quản lý thị trường

II. Nội dung tiểu phẩm

Cảnh 1: Tại nhà Nga

Chị Bình không kịp chuẩn bị cơm, nhờ Nga đi mua đồ.

Nga hứa sẽ ra siêu thị ngay.

Cảnh 2: Tại cửa hàng bà Thanh

Bà Thanh thấy Nga vui vẻ, mời mua hàng tại cửa hàng.

Bà Thanh khuyến khích Nga mua thực phẩm đông lạnh, dù Nga cần thực phẩm tươi.

Bà Thanh giới thiệu các hộp thức ăn không nhãn mác, khẳng định là đồ tự làm.

Nga băn khoăn về nguồn gốc hàng hóa, nhưng bị bà Thanh thuyết phục.

Cảnh 3: Kiểm tra của Đội quản lý thị trường

Anh Hưng giới thiệu và yêu cầu kiểm tra cửa hàng.

Phát hiện hàng hóa hết hạn, không có tem phụ.

Bà Thanh lúng túng, cố gắng đưa hối lộ nhưng bị từ chối.

Anh Hưng nhấn mạnh vi phạm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bà Thanh cầu xin nhưng vẫn bị lập biên bản vi phạm.

Kết thúc:

Nga chứng kiến sự việc, quyết định quay lại siêu thị để mua đồ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác