Đáp án KTPL 11 cánh diều Bài 10 Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Đáp án Bài 10 Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học KTPL 11 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy nêu quyền bình đẳng của công dân mà em biết.

Đáp án chuẩn: 

- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

- Bình đẳng giữa ông bà và cháu

KHÁM PHÁ 

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp, tình huống (Trang 67, 68 SGK) và trả lời câu hỏi:

a. Trong trường hợp 1 các bạn học sinh lớp 12A được hưởng quyền gì? Các bạn ấy có bị phân biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình không?

b. Ở trường hợp 2 thể hiện quyền nào của công dân?

c. Trong trường hợp 1 vì sao cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị nộp chậm thuế của bà V?

d. Em đồng ý với ý kiến của bạn Q hay bạn K? Vì sao?

Đáp án chuẩn: 

a. Quyền học tập - Không bị phân biệt đối xử 

b. Quyền tự do kinh doanh

c. Tất cả công dân tuân theo Hiến pháp và pháp luật

d. Đồng ý vì đóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ chứ không phải ưu tiên 

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin (Trang 69, 70 SGK) và trả lời câu hỏi

a. Từ các thông tin 1,2 em hãy cho biết vì sao bà X, bà Y ở thông tin 3 bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lí do vi phạm pháp luật. Việc Đội quản lí thị trường huyện T và tòa án nhân dân tỉnh V  xử phạm những người vi phạm pháp luật để thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?

b. Từ các thông tin trên, em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

Đáp án chuẩn: 

a. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí 

b. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi

3. Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội.

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp (Trang 70, 71 SGK) và trả lời câu hỏi:

a. Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không ? vì sao?Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội gì cho học sinh người dân tộc thiểu số? 

b. Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện như thế nào trong trường hợp 2?

c.Từ các trường hợp trên, theo em quyền bình đẳng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người? 

Đáp án chuẩn: 

a. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Vì hoàn cảnh và cơ sở vật chất nơi vùng sâu khó khăn. 

b. Quyền bình đẳng tự do kinh doanh 

c. Có ý nghĩa công bằng với tất cả mọi người...

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao?

a. Ông G và ông H có điều kiện, cò hoàn cảnh khác nhau cùng nộp đơn đăng kí kinh doanh, với hồ sơ và điều kiện như nhau đều được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

b. S và P cùng 16 tuổi cùng đi xe máy vào đường ngược chiều nhưng Cảnh sát chỉ xử phạt S mà không xử phạt P

c. Bà X và bà Y cùng kinh doanh một mặt hàng và cùng nộp thuế kinh doanh như nhau nhưng cửa hàng bà X bị xử phạt còn cửa hàng của bà Y không bị xử phạt với lí do cửa hàng này bán hàng kém hơn.

d. Hai bạn B và C đều mới tốt nghiệp trung học phổ thông, đã khám sức khỏe và đều thuộc diện nhập ngữ theo quy định nhưng B có giấy gọi nhập ngũ còn C thì được miễn với lí do chờ ôn thi đại học cho sang năm.

Đáp án chuẩn: 

A. Vì ông G và ông H tuy có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhưng nộp hồ sơ kinh doanh đều được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Câu 2:  Em hãy xử lí tình huống sau:

a. Lớp 12B có 35 bạn đăng kí thi đại học khác nhau trên cơ sở kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Kết quả 10 bạn trúng tuyển vào đại học, 15 bạn đủ điểm vào các trường cao đẳng, còn 10 bạn khác thì không trúng tuyển đi vào cuộc sống lao động. Với kết quả này một số bạn cho rằng các bạn của lớp 12B không có quyền bình đẳng với nhau trong học tập.

Em có đồng ý với ý kiến của các bạn trong tình huống này không? Vì sao?

b. Trong đợt kiểm tra một số cửa hàng thuốc tân dược, Thanh tra Y tế tỉnh H phát hiện hai quầy thuốc của chị C và chị D có một số sai phạm. Cụ thể: Cửa hàng của chị C có một số thuốc trong đó cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bao bì không đúng hồ sơ đăng kí.......(SGK,T72)

a. Em nhận xét thế nào về việc xử phạt của Thanh tra y tế trong tình huống trên?

b. Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C gây ra hậu quả gì cho công dân và xã hội?

Đáp án chuẩn: 

TH a. Không đồng ý, vì tất cả có quyền bình đẳng trong học tập.

TH b.

a. Không bình đẳng vì không xử phạt công bằng.

b. Gây bất công cho công dân và xã hội.

Câu 3: Tự liên hệ bản thân, em đã thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng của công dân như thế nào?

Đáp án chuẩn: 

Để chọn học sinh ưu tú, cô giáo cho các bạn tự ứng cử hoặc đề cử 

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy cùng bạn xây dựng một kế hoạch để tuyên truyền về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo gợi ý:

Lập kế hoạch tuyên truyền

- Mục đích, đối tượng tuyên truyền

- Hình thức, nội dung tuyên truyền

- Thời gian địa điểm thực hiện

Trình bày ý kiến kế hoạch trước lớp

Đáp án chuẩn: 

  • Mục đích: Tăng kiến thức về quyền bình đẳng.

  • Đối tượng: Học sinh trong trường.

  • Nội dung: Vai trò của pháp luật.

  • Hình thức: Trò chơi, thuyết trình, diễn kịch.

  • Thời gian, địa điểm: Buổi sinh hoạt lớp.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác