Giải SBT chủ đề 4: Chủ động, tự tin trong học tập và giao tiếp

Hướng dẫn giải Chủ đề 4: Chủ động, tự tin trong học tập và giao tiếp - trang 19 SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Đánh dấu x vào những biểu hiện của ứng xử tự tin, thân thiện trong giao tiếp.

 

a. Trình bày ý kiến của bản thân trước tập thể

 

b. Bình tĩnh và nhìn vào mắt người giao tiếp.

 

c. Thái độ vui vẻ, hoà đồng, chân thành, cởi mở.

 

đ. Lời nói nhẹ nhàng, trong sáng.

 

e. Cao giọng để đối phương nghe rõ.

 

g. Lắng nghe và đồng cảm với người giao tiếp.

 

h. Giao tiếp thoải mái, tự nhiên, đứng thẳng và hướng mắt về đối tượng.

 

i. Chủ động ngắt câu chuyện khi không muốn nghe.

2. Nhận xét việc thể hiện sự chủ động trong các môi trường học tập, giao tiếp cho các trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1. Hoàn cảnh gia đình Dũng gặp nhiều khó khăn. Hằng ngày, bạn phải sắp xếp thời gian hợp lí để vừa học vừa có thể phụ giúp gia đình. Tuy công việc bận rộn nhưng Dũng vẫn kiên trì và luôn cố gắng học tập tốt. Nếu gặp bài khó, Dũng nhờ anh chị hoặc các bạn gần nhà giảng giải.

Nhận xét của em: ………

Trường hợp 2. Mỗi lần đi du lịch hay về thăm ông bà, Hằng đều mang theo cuốn sổ nhỏ ghi chép lại những điểu mình nghe, những việc để lại ấn tượng, những cảm xúc khi đó, ... Hằng chăm chỉ đọc sách, ghi chép lại những điều hay. Các bạn trong lớp hỏi điểu gì, Hằng cũng đều giải đáp rõ ràng nên các bạn gọi Hằng là “Cuốn từ điển sống của lớp”

Nhận xét của em: …………

Trường hợp 3. Lan và Hương cùng đi mua sách, gặp khách nước ngoài hỏi đường đến Bảo tàng Lịch sử, Lan không hiểu khách nói gì, Hương hiểu nhưng không dám trả lời.

Nhận xét của em: ………

3. Đề xuất cách ứng xử tự tin, thân thiện với bạn bè trong các trường hợp sau.

Trường hợp 1. Vinh là học sinh mới của lớp. Ngày đầu đến lớp, bạn rất lúng túng, chưa biết nói gì và làm gì.

Cách ứng xử phù hợp của em: ...

Trường hợp 2. Trong địp tổ chức hoạt động lớn của Đoàn trường, Bí thư Chi đoàn không phân công nhiệm vụ gì cho Hưng và không nói lí do với bạn mặc dù Hưng rất thích tham gia các hoạt động tập thể.

Cách ứng xử phù hợp của em: ...

4. Vận dụng những hiểu biết về giao tiếp chủ động, tự tin, thân thiện để đưa ra cách xử lí trong các tình huống dưới đây:

Tình huống 1. Giọng của B khó nghe, cô giáo gọi phát biểu, bạn không dám đứng lên trả lời vì sợ các bạn trong lớp chê cười.

Nếu là B, em sẽ giải quyết thế nào?

Tình huống 2. Sau giờ ra chơi, cô chủ nhiệm vào lớp trách Hoà gây mâu thuẫn với bạn bè, Hoà thấy việc đó không đúng nhưng ngồi im, không nói gì với cô giáo.

Nếu là Hòa, em sẽ giải quyết thế nào? 

5. Nêu cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp ở gia đình dưới đây:

Tình huống

Cách ứng xử phù hợp

1. Trong giờ ăn cơm, Phương thấy bố không trò chuyện vui vẻ như mọi ngày.

 

2. Chị gái đang hiểu lầm và không muốn trò chuyện cùng em.

 

6. Đề xuất giải pháp rèn luyện tính chủ động trong các môi trường học tập cho các trường hợp sau:

Các trường hợp

Giải pháp

1. Em muốn học tốt môn Toán.

 

2. Em bị cảm, sốt nhưng bài tập chưa làm xong.

 

3. Trời mưa, lạnh, các bạn rủ em đi học nhóm để chuẩn bị bài thi học kì.

 

4. Em thích đá bóng nhưng ở trường không có câu lạc bộ bóng đá.

 

5. Cô giáo yêu cầu học trực tuyến nhưng mạng nhà em bị hỏng.

 

7. Đề xuất những việc em cần làm để rèn luyện tính chủ động, tự tin, thân thiện, phù hợp trong giao tiếp ở nhà trường, gia đình, xã hội.

8. Hãy viết lại những cảm xúc của bản thân khi em có những lời nói và hành vi làm cho người thân trong gia đình buồn. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT hoạt động trải nghiệm 10 sách mới, giải bài tập hoạt động trải nghiệm 10 kết nối tri thức, giải hoạt động trải nghiệm 10 KNTT chủ đề 2, giải bài Chủ động, tự tin trong học tập và giao tiếp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác