Giải Công dân 9 Kết nối bài 2: Khoan dung

Giải bài 2: Khoan dung sách Công dân 9 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Em hiểu như thế nào về lời chia sẻ sau đây của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

“Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn”

1. KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN VÀ GIÁ TRỊ CỦA KHOAN DUNG

Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi:

a. Em hãy nêu những việc làm của Bình Định vương Lê Lợi đối với quân Minh. Những việc làm đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Nêu ý nghĩa của những việc làm đó.

b. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện lòng khoan dung của Bác Hồ trong thông tin 2 và nêu ý nghĩa của lòng khoan dung đó

c. Theo em, thế nào là lòng khoan dung? Hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống

2. THỰC HIỆN NHỮNG VIỆC LÀM THỂ HIỆN SỰ KHOAN DUNG TRONG CUỘC SỐNG

Em hãy quan sát các hình ảnh, kết hợp đọc những trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

 

 

 

 

a. Dựa và biểu hiện của lòng khoan dung, em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của các chủ thể trong những hình ảnh, trường hợp trên?

b. Em có lời khuyên gì đối với những chủ thể thiếu khoan dung trong những hình ảnh và trường hợp trên?

c. Theo em, để có lòng khoan dung, chúng ta cần làm gì?

LUYỆN TẬP:

Câu 1: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn về lòng khoan dung, từ đó xác định biểu hiện, ý nghĩa và rút ra bài học về lòng khoan dung?

Câu 2: Em đồng tình/không đồng tình với ý kiến nào dưới đây về lòng khoan dung? Vì sao?

  • a. Khoan dung là bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác
  • b. Không biết tha thứ cho bản thân mình là không khoan dung
  • c. Khoan dung là phải quyết liệt phê phán tất cả những người mắc sai lầm
  • d. Khoan dung là chấp nhận mọi sở thích, thói quen của người khác

Câu 3: Từ câu danh ngôn dưới đây, em hãy viết một đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống:

“Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực và là trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thật sự”

Câu 4: Em hãy đọc các tình huống sau để trả lời câu hỏi:

  • a. D luôn cảm thấy day dứt vì đã mắc lỗi với ông nội. Bây giờ, ông đã mất, D càng cảm thấy ân hận vì không còn cơ hội để nhận lỗi với ông nữa.
  • b. Do không tìm hiểu kỹ, Q nói vói thầy giáo rằng P làm hỏng thiết bị của phòng thí nghiệm. Bị phê bình oan, P giận và nói sẽ không bao giờ chơi với Q nữa. Cuối năm học, Q cùng gia đình chuyển tới nơi khác. Trước khi đi, Q nhắn tin muốn gặp để chào và xin lỗi P. Khi ấy, P vẫn còn giận Q nên băn khoăn không biết có nên gặp Q không.
  • c. K rủ T tham gia một nhóm bạn. Trong nhóm đó có một số người hay bình luận khiếm nhã về trang phục, hình dáng và đời tư của người khác.

Câu 5: Em hãy nêu một số tình huống thường gặp trong cuộc sống đòi hỏi lòng khoan dung và đưa ra cách ứng xử theo bảng gợi ý sau:

Không gianTình huốngCách ứng xử
Gia đình  
Nhà trường  
Xã hội  

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy thiết kế một sản phẩm (bức tranh, thông điệp, tiểu phẩm, đoạn thơ,…) về vai trò của lòng khoan dung trong cuộc sống và chia sẻ ý nghĩa của sản phẩm đó.

Câu 2: Em hãy viết một bức thư gửi tới người mà em cảm thấy ân hận khi đã từng cư xử thiếu khoan dung với họ.

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Tại sao trong một số tình huống, việc thể hiện sự khoan dung lại khó khăn?

Câu hỏi 2: Nếu em chứng kiến bạn bè của mình phân biệt đối xử với người khác, em sẽ làm gì?

Câu hỏi 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn hoặc sáng tác một câu chuyện về sự khoan dung.

Câu hỏi 4: Có những ý kiến cho rằng khoan dung có thể dẫn đến sự nhượng bộ trước cái sai. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Câu hỏi 5: Hãy nêu một vấn đề xã hội liên quan đến sự thiếu khoan dung và đưa ra giải pháp.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Công dân 9 kết nối tri thức, Giải chi tiết Công dân 9 kết nối tri thức mới, Giải Công dân 9 kết nối tri thức bài 2: Khoan dung

Bình luận

Giải bài tập những môn khác