Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối CĐ 3: Viết bài giới thiệu về phong cách sáng tác của một trường phái văn học được thể hiện qua những tác phẩm cụ thể
Hướng dẫn soạn CĐ 3: Viết bài giới thiệu về phong cách sáng tác của một trường phái văn học được thể hiện qua những tác phẩm cụ thể sách mới chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối tri thức. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.
Nội dung chính trong bài:
CHUYÊN ĐỀ 3. TÌM HIỂU PHONG CÁCH SÁNG TÁC CỦA MỘT TRƯỜNG PHÁI VĂN HỌC CỔ ĐIỂN, HIỆN ĐẠI, LÃNG MẠN
PHẦN 2: SÁNG TÁC CỦA MỘT TRƯỜNG PHÁI VĂN HỌC ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA TÁC PHẨM CỤ THỂ
I. ĐỌC BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1: Giới thiệu tác phẩm được phân tích và nêu lí do lựa chọn tác phẩm này.
Soạn chi tiết:
Vậy thì, cũng có thể nói rằng, chính Nhớ rừng là tác phẩm quan trọng nhất đã dẹp được những lời dè bỉu xuất phát từ phái “thơ cũ” về cái gọi là “dốt nát", “ngẩn ngơ”, “vơ vẩn” của “bọn” làm thơ mới.
Câu 2: Quy tác phẩm được phân tích về một kiểu hoặc trường phái văn học phù hợp, đồng thời chỉ ra những biểu hiện độc đáo của nó.
Soạn chi tiết:
Nhớ rừng, như mọi bài thơ hay khác, vốn đa tầng, đa nghĩa, có thể gợi nhiều chiều hướng cảm thụ khác nhau. Bài thơ giống như sự kết tinh của hàng loạt mối quan hệ phong phú, phức tạp tồn tại trong xã hội Việt Nam một thuở. Và khi đạt tới giá trị kết tinh ấy, nó dành quyền tồn tại như một thông điệp gửi tới muôn đời, mời gọi một sự “thông diễn” không hạn chế.
Câu 3: Xác định những điểm tương đồng về phong cách sáng tác giữa tác phẩm được phân tích với các tác phẩm khác cùng trường phái.
Soạn chi tiết:
Nói rộng ra nữa, tứ “nhớ rừng” nằm trong một cái tứ phổ quát của thơ lãng mạn: đối lập hiện thực với ước mơ, đối lập hiện tại với quá khứ, đối lập cái tầm thường với cái cao cả, đối lập cái nhân tạo với cái tự nhiên; thân sống trong hiện thực, hiện tại, trong cái tầm thường, cái nhân tạo thô kệch mà hồn thì bay tới cõi ước mơ, hướng về quá khứ vàng son, khao khát được sống cao thượng, trong sạch giữa thiên nhiên khoáng dã, ... Qua cái tứ phổ quát đó, ta thấy lộ diện một cái tôi bất hoà với xã hội, bất mãn với chính mình (đúng hơn là với tình trạng phải cam chịu sống trong cảnh tù hãm của mình), bất an triền miên với chính nội tâm quá ứ đầy, quá phong phú mà mình trót mang theo như một định mệnh. Xét từ góc độ này, có thể nói Nhớ rừng đúng là một bài thơ lãng mạn, đã cho ta thấy rõ những đặc điểm thi pháp riêng của loại hình thơ này. Tất nhiên, một tứ thơ của thời đại lãng mạn vẫn có thể hợp nhất vào nó những cáitứ đã từng xuất hiện trong lịch sử thi ca.
Câu 4: Thực hiện một số so sánh cần thiết để nhận ra nét độc đáo của tác phẩm có thể vượt ngoài những quy tắc sáng tạo chung của trường phái.
Soạn chi tiết:
Nếu ở bài Sư tứ trong chuống, Giăng E-ca luôn tạo sự gián cách giữa nhân vật trữ tình và con sư tử, tả con thú không may này như một đối tượng khách quan - đối tượng đưa lại cho anh ta nhiều suy ngẫm về số phận bi đát của kẻ mất tự do, thì ở bài Nhớ rừng, Thế Lữ (hay đúng hơn là nhân vật trữ tình) đã thực sự hoá thân vào con hổ.
Câu 5: Chỉ ra những điểm giao thoa trong phong cách sáng tác của những trường phái khác nhau được thể hiện trong tác phẩm.
Soạn chi tiết:
Xét từ góc độ này, có thể nói Thế Lữ không phải là một nhà thơ lãng mạn thuần thành theo kiểu của An-phông-xơ đờ La-mác-tin (Alphonse de Lamartine), An-phrết đờ Muýt-xê (Alfred de Musset), ... Dấu vết ảnh hưởng Lơ-công-tơ đờ Lin-lơ (Leconte de Lisle) không thể nói là không đậm, từ niềm thích thú quan sát những tập tính của động vật đến cách làm nổi bật dáng vẻ uy nghi, bí ẩn của thiên nhiên trong các bài thơ. Nói cụ thể, có lẽ câu thơ “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” đã được Thế Lữ viết ra trong sự ám ảnh của các câu thơ của Lơ-công-tơ đờ Lin-lơ: “Đôi khi một con trăn ngủ, nóng quá, uốn lưng như sóng cuộn, vẩy da lấp lánh dưới ánh mặt trời”; “Con voi đầu đàn, đầu như một khối đá, xương sống hình cung, mỗi khi voi bước, lại uốn cong lên một cách mãnh liệt ... ” (Đàn voi); “ ... báo đen, kẻ chuyên săn bò và ngựa/ Hung hiểm muộn phiền, nó bước đều đặn quay về/ Theo chiều dài những thân cây già da rêu đã chết/ Nó đến, cọ tấm lưng vạm vỡ oằn lên ... " (Giấc mơ của báo đen) ;…
Câu 6: Nêu và phản biện một số quan điểm đánh giá khác về tác phẩm vốn không dựa trên việc khảo sát mối quan hệ phụ thuộc giữa tác phẩm với phong cách trường phái mà nó thuộc vào.
Soạn chi tiết:
Một tác phẩm muốn chia chúng vào trường phái nghệ thuật nào, chúng ta đều phải xem móc xích liên kết giữa chúng và các đặc trưng tiêu biểu của từng trường phái. Vậy nên, việc đánh giá các tác phẩm cùng thể loại thông qua khảo sát mqh phụ thuộc là hoàn toàn đúng đắn, không nên tách rời.
Câu 7: Khẳng định giá trị tác phẩm như sự kết tinh thành tựu của văn học ở một thời kì nhất định.
Soạn chi tiết:
Từ khát vọng và bi kịch của con hổ, ta đọc thấy khát vọng và bi kịch không chỉ của cái tôi cá nhân một thời mà còn của chung con người trong mọi thời.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Bài viết tìm hiểu đặc điểm phong cách sáng tác của trường phái văn học nào ở bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ?
Soạn chi tiết:
Bài viết tìm hiểu đặc điểm phong cách sáng tác của trường phái lãng mạn ở bài thơ Nhớ rừng.
Câu 2: Chỉ ra một số dấu ấn của phong cách sáng tác đã xác định ở trên được tác giả bài viết nhận thấy trong bài thơ.
Soạn chi tiết:
Tác giả bài viết đã nhận thấy một số dấu ấn của phong cách sáng tác lãng mạn trong bài thơ như: tràn đầy cảm hứng khẳng định cái tôi cá nhân, thể hiện khát vọng được giải phóng của cái tôi cá nhân; tác phẩm được xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt giữa hiện thực với ước mơ, hiện tại với quá khứ, cái tầm thường với cái cao cả, cái nhân tạo với cái tự nhiên, ...; cái tôi trữ tình ưa đối tượng hoá lòng mình để tự ngắm, tự ve vuốt; tác giả thường xuyên dùng thủ pháp khoa trương, phóng đại, thích tuyệt đối hoá vấn đề ;…
Câu 3: Trong bài viết, những đoạn phân tích nét độc đáo của tác phẩm so với phong cách sáng tác chung của trường phái có ý nghĩa gì? Ý nào trong phần Tri thức tổng quát có thể giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này?
Soạn chi tiết:
Có nhiều đoạn trong bài viết chú ý phân tích nét độc đáo của tác phẩm Nhớ rừng so với phong cách sáng tác chung của trường phái lãng mạn (có giọng thống thiết, bi phẫn gần gũi với giọng điệu nhiều sáng tác thuộc dòng văn thơ yêu nước thời kì đó; hiện thực hoá tứ thơ phổ quát của trường phái lãng mạn bằng những trải nghiệm riêng biệt ;... ). Sự nhấn mạnh nét độc đáo này vừa có tác dụng chứng minh sức hút từ phong cách sáng tác đặc thù của trường phái lãng mạn, vừa cho thấy phong cách sáng tác chung của trường phái này không hề triệt tiêu sự sáng tạo ở mỗi cá nhân tác giả
II. THỰC HÀNH VIẾT
Đề bài : Tính hiện thực trong Thần thoại Hy Lạp
Soạn chi tiết:
Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người. Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian, được xuất phát từ cuộc sống con người từ thủa chí kim, từ đông sang tây, từ khắp lục địa Á u và toàn bộ thế giới văn minh loài người. Bởi vì thế , có rất nhiều người nghiên cứu về thể loại này và mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những định nghĩa khác nhau về thần thoại. Chúng ta có thể hiểu khái niệm thần thoại theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
theo kark mark :” Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng. Tiền đề của nghệ thuật Hy Lạp là thần thoại Hy Lạp, tức là tự nhiên và bản thân hình thái xã hội đã được trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ thuật và vô ý thức. Không thể nào hiểu đúng được thần thoại nếu tách nó ra khỏi xã hội nguyên thủy, nơi mà nhu cầu lí giải, chinh phục tự nhiên và xã hội của con người thời cổ đại gắn liền với thế giới quan thần linh hay cũng gọi là thế giới quan thần thoại. Dùng trí tượng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới, người nguyên thủy đã tạo ra thần thoại và thần thoại là một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng, nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn giáo của người nguyên thủy” Qua quan điểm trên của karl mark, ta đã thấy được ông cho rằng thần thoại không chỉ là một thể loại văn học mà nó còn là tập hợp những tri thức của con người thông qua cuộc sống thường nhật từ xưa đến nay. Từ văn hóa, nghệ thuật cùng tồn tại, song hành trong cuộc sống người xưa.
Như vậy ta có thể thấy, thần thoại theo nghĩa rộng được nhìn nhận theo một góc độ là phương thức tư duy, tồn tại trong nhiều loại hình nghệ thuật cũng như toàn bộ đời sống của con người từ cổ chí kim, vô cùng phong phú và kì bí, mang nhiều nét hư ảo nhưng cũng vô cùng sát với cuộc sống của ông cha ta ngày trước Trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”, do Đinh Gia Khánh (chủ biên) viết rằng: “Thần thoại là hiện tượng văn hóa tinh thần ra đời từ khá sớm. Theo quy luật phổ biến, thần thoại chủ yếu ra đời trong xã hội cộng đồng nguyên thủy, vào những thời kì xa xưa của các xã hội trước khi có giai cấp. Thần thoại phản ánh một cách kì diệu nhận thức về vũ trụ, về công cuộc đấu tranh thiên nhiên, sinh hoạt xã hội và tư duy xã hội ở các tộc người anh em từ thời cổ sơ”
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Thần thoại còn gọi là huyền thoại, là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật, mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người thời thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ” Thông qua các nhận định trên, ta thấy rằng thần thoại là một thể loại văn học ra đời sớm nhất trong lịch sử văn học loài người. Đó là những truyện hoang đường về các vị thần, về những con người, con vật dựa trên trí tưởng tưởng phong phú của người nguyên thủy nhằm lí giải các hiện tượng xã hội. Thần thoại thể hiện ước mơ, khát vọng của con người trong xã hội nguyên thủy muốn tìm hiểu thiên nhiên; muốn vươn lên trong lao động sản xuất và chiến tranh. Thần thoại chính là cái nôi của nền văn hóa,văn học của con người để phát triển từ tư duy cho đến mọi vấn đề trong xã hội loài người thời đó.
Không nằm ngoài định nghĩa về thần thoại, thần thoại Hy Lạp cũng chất chứa kinh nghiệp sống , nhận thức về thế giới và trên hết là ước mơ và khát vọng trong quá trình chinh phục thiên nhiên chỉ bằng những công cụ thô sơ.
Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, các nghi lễ tôn giáo của họ. Chúng là một phần của tôn giáo Hy Lạp cổ đại và nay là một phần của một tôn giáo hiện đại lưu hành ở Hy Lạp.
Khi khoa học kĩ thuật còn chưa phát triển, con người có cảm giác mình đang cô đơn tồn tại giữa vũ trụ, họ khao khát đi tìm lời lý giải cho nguồn gốc của mình. Chính vào thời sơ khai đó con người tin rằng có 1 lực lượng thần linh đang ngự trị trên đỉnh Olympus cai quản và tác động đến đời sống con người. Thần thoại Hy Lạp được xem là một trong những giải thích đầu tiên về sự hình thành thế giới.. Hy Lạp là một trong những cái nôi văn minh rực rỡ của nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Địa Trung Hải. Thần thoại Hy Lạp chính là một pho truyền thuyết vô cùng quý giá. Đó chính là nơi tập hợp những huyền thoại, những câu chuyện liên quan đến các vị thần, các anh hùng của cộng đồng, những lí giải về bản chất của thế giới cùng với nguồn gốc, ý nghĩa của các nghi lễ, tín ngưỡng của người cổ đại. Thần thoại Hy Lạp là nguồn gốc sinh ra nhiều tôn giáo, những giá trị nghệ thuật và các phong tục tập quán trong đời sống… Tập hợp những câu chuyện kể bằng thơ ca đã được truyền khẩu từ đời này sang đời khác đã mang Thần Thoại Hy Lạp từ thời cổ đại lưu truyền được đến thời hiện đại. Mỗi một câu chuyện, mỗi một nhân vật anh hùng đều gắn với những kì tích của cộng đồng. Nhắc đền Thần thoại Hy Lạp chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các vị thần như: thần Zeus, nữ thần Hera, thần Apollo, thần rượu nho Dionysus, thần Heracles,…Thần thoại Hy Lạp hấp dẫn không chỉ bởi đó là những giải thích sơ khai về thế giới mà còn là những câu chuyện đầy chất khám phá li kì nhưng vẫn không xa rời đời sống của con người. Đó là những câu chuyện tranh giành quả táo, câu chuyện về cuộc chiến tranh thành Troia, câu chuyện về vị vua tham lam,... Thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng bao trùm rộng lớn trên các lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật của phương Tây và cả thế giới. Vì thế đây được xem là một phần di sản và ngôn ngữ của người châu u. Từ thời cổ đại cho đến nay có rất nhiều nhà thơ, những nghệ sĩ đã khai thác Thần thoại Hy Lạp như một chất liệu cho những sáng tác của mình. Nhờ đó mà cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị, giúp con người khám phá và khẳng định ý nghĩa của thần thoại trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Ở thần thoại Hi Lạp, trình độ tư duy cao thể hiện qua hình thức kết cấu, cách xây dựng hình tượng và ý nghĩa triết lí, ý nghĩa nhân đạo của hình tượng. Sự chi phối của thế giới quan thần linh khiến cho hiện thực trở nên đẹp hơn, lung linh, huyền ảo hơn với chiếc áo lộng lẫy sắc màu huyền thoại này.
Bên dưới chiếc áo thần thoại là hiện thực cuộc sống của con người Hi Lạp. Đây chính là các yếu tố duy vật trong bức tranh huyền thoại ấy. Nhận thức được sự phát triển biện chứng của tự nhiên, coi sự phát triển của thế giới đi dần từ thấp đến cao, từ chỗ chưa hoàn thiện tới chỗ hoàn thiện đã khiến cho con người Hi Lạp củng cố phẩm chất và năng lực tư duy duy lí,củng cố niềm tin vào bản thân con người.
Cũng như mọi thần thoại khác, thần thoại Hi Lạp bao hàm các hạt nhân hiện thực mà nếu bóc cái vỏ thần thoại ra, ta sẽ nhận thấy hiện thực xã hội thời tiền sử từ việc chế tạo, sử dụng công cụ, đến săn bắt hái lượm, thuần dưỡng vật nuôi và trồng trọt sản xuất cho tới mức độ cao hơn là xuất hiện các ngành nghề thủ công, tức là xuất hiện sự phân công lao động xã hội. Tính hiện thực trong thần thoại Hy Lạp trước hết thể hiện qua việc phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của con người. Các vị thần, với những quyền năng phi thường, đại diện cho các lực lượng tự nhiên, các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên, nghề thủ công, thương nghiệp,... cho thấy trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của con người thời bấy giờ. Bên cạnh đó, thần thoại Hy Lạp còn hé mở về đời sống tinh thần, quan niệm về thế giới, nguồn gốc vũ trụ, sự sống, cái chết, tình yêu, lòng dũng cảm,... thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của con người thời kỳ Hy Lạp cổ đại.
Hạt nhân hiên thực này bao giờ cũng gắn liền với khát vọng lãng mạn, với ước mơ tạo ra nhiều của cải hơn, mọi thứ tốt hơn, đẹp hơn để cho cuộc sống hạnh phúc hơn. Thần thoại ca ngợi cái thiện, cổ vũ và tuyên truyền cho đạo lí về công bằng xã hội. Thần thoại chỉ ra cho con người tính chất biện chứng củc sự phát triển thế giới và xã hội. Bên cạnh đó, tính hiện thực còn được thể hiện qua việc thể hiện ước mơ và khát vọng của con người. Con người Hy Lạp cổ đại mong muốn một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, tự do, bình đẳng. Do đó, họ đã sáng tạo ra các vị thần anh hùng, tài giỏi, bất tử, đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp mà họ hướng đến.
Hơn nữa, thần thoại Hy Lạp còn là nơi con người gửi gắm những lý giải cho các hiện tượng tự nhiên mà họ chưa thể hiểu rõ như sấm sét, mưa gió, động đất,... thông qua hình ảnh các vị thần cai quản. Đồng thời, tác phẩm cũng phản ánh những vấn đề xã hội nhức nhối như chiến tranh, xung đột giai cấp, sự bất công, áp bức,... thể hiện qua những câu chuyện về cuộc chiến tranh thành Troy, sự trừng phạt của Prometheus,...
Cuối cùng, tính hiện thực được thể hiện qua giá trị nhân văn sâu sắc. Thần thoại Hy Lạp ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp như lòng dũng cảm, tinh thần hy sinh, tình yêu thương,... đồng thời phê phán những thói hư tật xấu như tham lam, ích kỷ, độc ác,... góp phần định hướng giá trị đạo đức cho con người.
Nhìn chung, tính hiện thực trong thần thoại Hy Lạp đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho kho tàng văn hóa này. Việc nghiên cứu tính hiện thực trong thần thoại Hy Lạp giúp chúng ta hiểu rõ hơn về xã hội Hy Lạp cổ đại và những giá trị nhân văn mà con người thời bấy giờ hướng đến.
Thêm kiến thức môn học
Giải chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối tri thức, Giải CĐ 3: Viết bài giới thiệu về phong ngữ văn 12 kết nối tri thức, Giải chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối CĐ 3: Viết bài giới thiệu về phong
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận