Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối CĐ 3: Tìm hiểu cách nghiên cứu phong cách sáng tác của một trường phái văn học

Hướng dẫn soạn CĐ 3: Tìm hiểu cách nghiên cứu phong cách sáng tác của một trường phái văn học sách mới chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối tri thức. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

CHUYÊN ĐỀ 3. TÌM HIỂU PHONG CÁCH SÁNG TÁC CỦA MỘT TRƯỜNG PHÁI VĂN HỌC

CỔ ĐIỂN, HIỆN ĐẠI, LÃNG MẠN

1. TRI THỨC TỔNG QUÁT

Câu 1: Khi nói về vấn đề trường phái văn học, vì sao bên cạnh thuật ngữ trường phái văn học, các thuật ngữ khác như khuynh hướng văn học, dòng văn học, trào lưu văn học, ... cũng thường được đồng thời nhắc tới?

Soạn chi tiết:

Mối quan hệ giữa các thuật ngữ này có thể được tóm tắt như sau: trường phái văn học là đơn vị cơ bản, bao gồm nhiều khuynh hướng văn học, dòng văn học và có thể xuất hiện trong nhiều trào lưu văn học khác nhau. Khuynh hướng văn học là một bộ phận của trường phái văn học, thể hiện những xu hướng chung trong tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của một nhóm nhà văn trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Dòng văn học là một tập hợp các tác phẩm văn học có chung những đặc điểm về nội dung, chủ đề, phong cách thể hiện dưới sự ảnh hưởng của một trào lưu tư tưởng, văn hóa nhất định. Trào lưu văn học là một phong trào văn học lớn, mang tính thời đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của văn học trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Câu 2: Giữa phong cách sáng tác của một trường phái văn học và phong cách nghệ thuật của từng nhà văn thuộc trường phái đó có mối quan hệ như thế nào?

Soạn chi tiết:

Phong cách sáng tác chung của trường phái văn học không mâu thuần hay loại trừ

phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn thuộc trường phái đó.

Câu 3: Vì sao khi nói về phong cách sáng tác của một trường phái văn học, cần phải quan tâm trình bày các “biến thể” của nó ở những thể loại khác nhau?

Soạn chi tiết:

Chính phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn đã làm nên sức sống thực sự cho phong cách, sáng tác chung của trường phái, giúp nó phần nào thoát khỏi tình trạng khô cứng, giáo điều. Tuy nhiên, một số nét trong phong cách nghệ thuật riêng của nhà văn vừa có thể tạo tiền đề cho bước phát triển mới của phong cách chung, vừa dẫn đến sự giải thể của phong cách trường phái, mở đường cho sự ra đời của những trường phái mới, làm nên sự vận động không ngừng của đời sống văn học.

Câu 4: Hiện tượng trường phái trong văn học Việt Nam hiện đại có những đặc điểm gì đáng lưu ý?

Soạn chi tiết:

Trong văn học Việt Nam, mặc dù khuynh hướng hiện thực đã xuất hiện ở một số sáng tác của thời trung đại và hiện đại (nửa đầu thế kỉ XX), nhưng điều đó vẫn chưa cho phép khẳng định sự hiện diện của trường phái hiện thực. Khi tìm hiểu các sáng tác thuộc khuynh hướng hiện thực, các nhà nghiên cứu thường sử dụng một số thuật ngữ như văn học hiện thực, dòng văn học hiện thực, khuynh hướng hiện thực, phong cách hiện thực. Đây là một lựa chọn hợp lí, có căn cứ từ sáng tác của một số cây bút thường được gọi là “nhà văn hiện thực phê phán” như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nam Cao, ...

Từ đầu thế kỉ XX, trong văn học Việt Nam diễn ra quá trình hiện đại hoá mạnh mẽ.

Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học phương Tây đã được nhiều nhà văn, nhà thơ tiếp

nhận với sự hào hứng đặc biệt để tạo nên những hiện tượng nổi bật là phong trào

Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Nhưng trong khi có thể nói đến khuynh hướng mạn, dòng văn học lãng mạn, phong cách lãng mạn, người ta lại khó có thể nói về sự tồn tại của trường phái lãng mạn trong văn học Việt Nam hiện đại. Do vậy,

khi sử dụng thuật ngữ phong cách sáng tác của trường phái lãng mạn để tìm hiểu,

phân tích thơ của các nhà Thơ mới, văn xuôi Tự lực văn đoàn, truyện và tuỳ bút của

Nguyễn Tuân, ... , rất cần có những thuyết minh cần thiết (điều này cũng tương tự với việc sử dụng thuật ngữ phong cách sáng tác của trường phái hiện thực để khám phá giá trị sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam).

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối tri thức, Giải CĐ 3: Tìm hiểu cách nghiên cứu phong ngữ văn 12 kết nối tri thức, Giải chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối CĐ 3: Tìm hiểu cách nghiên cứu phong

Bình luận

Giải bài tập những môn khác