Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối CĐ 1: Thuyết trình về kết quả của báo cáo nghiên cứu

Hướng dẫn soạn CĐ 1: Thuyết trình về kết quả của báo cáo nghiên cứu sách mới chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối tri thức. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

PHẦN 1. TÌM HIỂU MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

PHẦN 3: THUYẾT TRÌNH VỀ KẾT QUẢ BÁO CÁO 

NGHIÊN CỨU

Câu 1: Thuyết trình về báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại

Soạn chi tiết:

Chủ nghĩa siêu thực là trào lưu nghệ thuật và văn học có nguồn gốc từ Pháp. Siêu thực diễn tả ngôn từ thơ văn từ trong những giấc mơ, phi logic và không đúng chuẩn đạo đức xã hội thiết lập. Chủ nghĩa siêu thực được bắt gặp dạo chơi trên thế giới thơ văn lần đầu tiên bởi Andre Breton với tiểu thuyết Nadja và rồi trở thành một luồng tư tưởng mạnh mẽ đến văn học Pháp nói chung và văn học thế giới nói riêng vào năm 1924, sau tuyên ngôn của nhà thơ Guillaume Apollinaire “Các tư tưởng được tự do bộc lộ, không phải chịu bất kỳ một sự kiểm soát nào của lý trí, hay của những thành kiến đạo đức và thẩm mỹ” .

Tại Pháp, thơ siêu thực không chỉ còn là những bài thơ mang tính ca ngợi, hay thả tâm tình trong vần thơ. Thơ siêu thực ở Pháp là tiếng gào thét phản kháng lịch sử được dồn đọng trong ngòi bút, là những sự mơ mộng ngoài vũ trụ, “không có thật”. Ta dạo chơi trong những câu thơ của Paul Éluard 

“Xua tan đi một ngày

hiển thị hình ảnh đàn ông tách rời khỏi ngoại hình,

nó làm mất đi khả năng bị phân tâm của đàn ông,

nó cứng như đá,

viên đá vô hình,

đá của chuyển động và thị giác,

và có ánh sáng rực rỡ đến nỗi tất cả áo giáp

và tất cả các mặt nạ đều bị làm giả.”

                           (“Tấm gương của một khoảnh khắc” )

hay Benjamin Péret trong Xin chào

Máy bay của tôi bốc cháy, lâu đài của tôi ngập trong rượu Rhine

khu ổ chuột của tôi hoa loa kèn đen tai pha lê của tôi

đá của tôi lăn xuống vách đá để nghiền nát người bảo vệ đất nước

Sự ra đời của thơ siêu thực Pháp như một cách để giải tỏa tiềm thức, vươn lên mạnh mẽ và trở thành một trong những chủ nghĩa thơ thống trị diễn đàn văn học Pháp trước khi nhiều người vận dụng nó để bẻ cong tư tưởng đạo đức luân thường đạo lý và đi đến lụi tàn những năm 30 của thế kỷ XX.

Chế Lan Viên tên là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Quảng Trị , tuy nhiên lại lớn lên và đi học ở Quy Nhơn.Chế Lan Viên được hiểu là được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chăm ở nước Chiêm Thành xưa.Chế Lan Viên là một tác giả nổi bật trong diễn đàn thơ mới. Màu thơ Chế Lan Viên độc đáo không bị lẫn trong vô vàn tác giả thơ mới. Chế Lan Viên không đưa người đọc vào guồng xoay vội vàng như Xuân Diệu. Chế Lan Viên cũng không có những khu vườn dịu dàng như Thạch Lam với Dưới bóng hoàng lan hay những nét thơ của bức tranh thơ Nguyễn Bính. Chế Lan Viên sáng tác thơ từ rất sớm. Ông đã cầm bút từ năm 12 tuổi. Chế Lan Viên không phải người học cao. Ông đã nghỉ học sau khi tốt nghiệp cấp II và đi làm nhiều nơi, nhiều nghề. Con đường thơ ca của Chế Lan Viên được thể hiện rõ qua từng giai đoạn khác nhau. Trước cách mạng, thơ văn Chế Lan Viên là những mảng thơ siêu thực. Mảnh đất thơ siêu thực chứng kiến nhiều bông hoa nở rộ và đạt đến những thành công nhất định. Hư hư thực thực, thơ ca trong chủ nghĩa siêu thực cuốn hút người đọc bằng những mảng thơ mơ hồ, nói ra những điều tưởng như trong giấc mơ.

Tập thơ đầu tiên được Chế Lan Viên sáng tác năm 17 tuổi tên là Điêu Tàn (1937). Điêu Tàn nhưng là đốm lửa rực cháy và có một vị trí vững trãi trên diễn đàn văn chương Việt Nam ngay từ khi nó ra mắt. Chế Lan Viên cũng chính là bút danh được lấy từ tập thơ này. 

Điêu Tàn thổi một làn gió độc đáo vào trong thế giới văn chương Việt Nam thời bấy giờ. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có viết “Cũng lạ! bị chinh phục đến tiêu diệt mà cảm nhận được lòng những kẻ đã tiêu diệt mình một cách sâu sắc như thế dễ có dân tộc Chiêm Thành. Những nhạc công chúng ta luôn luôn ca nỗi oán hờn của họ. Chúng ta còn dành riêng cho họ một nhà thơ, để vì họ giải dùm cho những nỗi uất ức bao nhiêu năm nghẹn ngào trên núi sông này. Vong linh đau khổ của giống nòi họ đã nhập vào Chế Lan Viên, cho nên, dẫu không phải là người họ Chế, Chế Lan Viên vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành. Quyển Điêu tàn đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam một niềm kinh dị.”Điêu Tàn dựng lên một thế giới đầy sọ người, yêu ma quỷ quái.Chính ông cũng từng nói Làm thơ tức là điên.Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý''. Điêu Tàn đứng trong làng thơ văn Việt Nam như một tháp Chàm cô đơn. Từng vần thơ Điêu Tàn như tiếng nỉ non, tiếng khóc than từ bên bờ nghĩa địa.

Rimbaud - nhà thơ tượng trưng nổi tiếng của Pháp - cho rằng: ''Thi nhân tự biến mình thành tiên tri thấu thị bằng một sự hỗn loạn của tất cả mọi giác quan, lâu dài, rộng lớn phi thường và hợp lý''. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn soi qua ngòi bút của Chế Lan Viên trong Điêu Tàn. 

Ngay từ bài thơ đầu tiên, Chế Lan Viên đặt tựa là “Cái Sọ Người”. Trong Cái Sọ Người, là lời một người đang nói với cái sọ về những mảng ký ức đen tối của cái sọ, về chuyện tại sao nó chết. Chưa một ai dám nói chuyện với cái sọ người, và cũng chưa một ai dám đưa những mảng chết chóc kinh hoàng vào trong thơ Chế Lan Viên 

“Hỡi chiếc sọ, ta vô cùng rồ dại

Muốn riết mi trong sức mạnh tay ta!”

hay bóng nàng Chiêm nữ mờ ảo dưới ánh trăng, phảng phất nơi bờ suối với những âm thanh bi ai nỉ non

“Ta vừa thấy bóng Nàng trên cỏ biếc

Suối tóc dài êm chảy giữa giòng trăng

Ta vừa nghe giọng sầu bi tha thiết

Của Chiêm nương gờn gợn sóng cung Hằng”

Những nhân vật trong Điêu Tàn hầu hết không có tên.Có một số người có thể gọi bằng chức danh (như vị vua), giới tính ( cô gái Chăm),... Tuy vậy họ đều hiện lên trong cả nhưng tập thơ là những hình ảnh mờ ảo, nhạt nhòa, có phần phủi bụi của quá khứ. Có một số nhân vật hòa lẫn trong đó là tiếng khóc nỉ non ai oán, là tâm trạng bi ai cùng nhân vật tôi. Không chỉ là một sợi dây lịch sử, Điêu tan còn là mồ hôi, là nước mắt, là khí phách. Mỗi bài thơ của Điêu Tàn đều có sức nặng. Sức nặng của những tiếng gào thét, là những tiếng đứt ruột của nỗi đau vong quốc, là những giọt huyết lệ tuôn trào của tùy từng nhân vật khác nhau. “Vong linh đau khổ của nòi giống Chàm đã nhập vào Chế Lan Viên, cho nên dầu không phải người họ Chế, CLV vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành…’’.

Điêu Tàn của Chế Lan Viên là một kỳ quan bí ẩn. Không chỉ mang màu sắc từ những vần thơ đặc biệt, mà còn chính vì những khung cảnh mộng ảo mà Chế Lan Viên mở khóa cửa dẫn con người ta vào.

“Những sông vắng lê mình trong bóng tối

Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than”

hay những địa danh chưa từng được chấm trên bản đồ Việt Nam

Muôn Ma Hời sờ soạng dắt nhau đi

Những địa danh của Điêu Tàn giống như là giấc mơ của Chế Lan Viên về vương quốc Chăm Pa xưa. Phải nói thêm, Bình Định trước kia chính là một phần của đất nước Chăm Pa. Chế Lan Viên mê man bước những bước đi quá khứ, tiến vào giấc mộng và cảm nhận được con người nơi đây, nơi từng là một quốc gia hưng thịnh và trù phú 

“Đây, trong ánh ngọc lưu ly mờ ảo

Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà

Những Chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo

Cùng nhịp nhàng uyển chuyển uốn mình hoa”

 Đột nhập vào vùng đất chỉ hiện về trong những giấc mơ xưa, để rồi ngoảnh lại là một nơi xương trắng đầu lâu, hồn người vất vưởng quờ quạng vào những địa tích xưa cũ để tìm thấy tổ quốc mình vẫn còn sót trong từng viên gạch vỡ, ngói rơi, những vết tàn dư theo năm tháng. Bắt gặp trong đó chỉ là những mảng ký ức hoang sơ, Chế Lan Viên không ngần ngại mà vẽ. Vẽ ra những ý tưởng trong mơ, và ghép nối chúng với thực tại bằng những con chữ. Siêu thực của CLV tạo nên những điều không tưởng, không thể thành có thể, và thậm chí đầy sinh động và màu sắc.

Càng bước vào những giấc mộng quá khứ, cảm nhận được nỗi đau tàn phá đất nước, của những mảng ký ức đầy máu và nước mắt như quặn thắt nhà thơ. Chính vì nỗi đau vong quốc lại đem đến cho Chế Lan Viên những ý tưởng điên rồ

Ta sẽ áp sọ dừa vào ngực nóng

Truyền những nguồn sinh khí của thân ta

Phục quốc Chiêm thành là một điều điên rồ, bởi vì Chiêm thành đã lụi tàn từ ngàn năm. Thế nhưng Chế Lan Viên lại nuôi dưỡng trong mình khát vọng xoay  chuyển bánh xe thời gian, khát vọng được sống và làm một người dân Chiêm, người con Chiêm.

Xé toạc hiện thực, nơi mà Chiêm Thành chỉ còn trong lịch sử; dường như trong vần thơ Chế Lan Viên lại là những nét họa sinh động và vô cùng chân thực 

“Đây, những cảnh thái bình trong Chiêm quốc

Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi

hay 

“Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng

Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh”

vẽ nên một đất nước mà ông mê hồn mình để đi qua những nơi mà “Nghệ thuật khơi gợi điều bí ẩn mà, thiếu nó, thế giới này không thể tồn tại được.” (René Magritte). Chính vì quá mê mẩn thả hồn vào một thế giới Chiêm Thành đầy say đắm và mộng mị khiến người thi sỹ nảy mầm lên những suy nghĩ táo bạo và có phần không tưởng. Chàng đợi người Chiêm nữ để cùng đón gió trăng

Bên cửa Tháp ngóng trông người Chiêm Nữ

Ta vẩn vơ nhìn không khí bâng khuâng

hay đi tìm công lý cho những thi thể

Hãy trả lại đầu lâu cho thi thể

Và hãy chôn trong cùng đáy mồ sâu

Đừng có để những đêm mờ vắng vẻ

Phải dội vang tiếng khóc quỷ không đầu!

Không khó để ta bắt gặp được những lời tâm sự, những ý tưởng quái đản của nhà thơ trong 36 bài thơ nỉ non oan thán cho một quốc gia lưu vong. Ảnh hưởng sâu đậm từ khuynh hướng siêu thực, Chế Lan Viên lãng đãng đi trong cơn mê, thả tâm hồn mình bay theo những dòng cảm xúc của nỗi đau. Nỗi đau vong quốc, nỗi đau như ngàn con dao đâm mạnh vào trái tim của con người.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối tri thức, Giải CĐ 1: Thuyết trình về kết quả của ngữ văn 12 kết nối tri thức, Giải chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối CĐ 1: Thuyết trình về kết quả của

Bình luận

Giải bài tập những môn khác