Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối CĐ 1: Tìm hiểu một số hướng nghiên cứu văn học hiện đại
Hướng dẫn soạn CĐ 1: Tìm hiểu một số hướng nghiên cứu văn học hiện đại sách mới chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối tri thức. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.
PHẦN 1. TÌM HIỂU MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
I. NGHIÊN CỨU CẢM QUAN NGHỆ THUẬT TRONG VHHĐ
1. Đọc bài viết tham khảo
Câu 1: Giới thiệu vấn đề, cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu.
Soạn chi tiết:
Đối tượng nghiên cứu: diễn ngôn về tuổi già trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975.
Phạm vi nghiên cứu: sau giai đoạn 1975.
Cách tiếp cận của tác giả: Từ lí thuyết diễn ngôn đến các góc độ mới, vi tế hơn.
Câu 2: Trình bày các kết quả nghiên cứu chính.
Soạn chi tiết:
Cách tiếp cận văn học từ lí thuyết diễn ngôn trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu
Diễn ngôn tuổi già trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Câu 3: Diễn giải khái niệm chính được sử dụng trong bài nghiên cứu.
Soạn chi tiết:
Tuổi già là một ý niệm mang tính giao cắt vừa là một hiện tượng thuộc về quá trình sinh lí của con người, vừa là một kiến tạo văn hoá; vừa biểu hiện ở những
đặc điểm và triệu chứng thể chất, lại vừa gắn với những trải nghiệm tinh thần đặc thù. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu hầu hết đều sống trong tình trạng già đi.
Câu 4: Trình bày các luận điểm chính về cảm quan hiện đại trong các truyện ngắn viết về tuổi già của Nguyễn Minh Châu.
Soạn chi tiết:
Các luận điểm chính về cảm quan hiện đại trong truyện ngắn là:
Cảm giác bơ vơ, xa lạ với chính mình
Trạng thái trống rỗng, thất bại, không có mục đích.
Câu 5: Nêu luận điểm
Soạn chi tiết:
Cỏ lau và Phiên chợ Giát - hai tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Minh Châu sau 1975, cũng là hai tác phẩm đào sâu vào những khủng hoảng hiện sinh xuất hiện đúng vào thời điểm con người chạm ngưỡng của sự già.
Câu 6: Phân tích các ví dụ để chứng minh luận điểm.
Soạn chi tiết:
Ví dụ : Uy lít xơ trong sử thi Ô đi xê, so sánh hai nhân vật này với nhân vật Lực trong Cỏ Lau để chỉ ra điểm tương đồng trong hai tác phẩm. Hai tác phẩm đều có Motif hồi hương, để làm nổi bật lên khủng hoảng hiện sinh của Lực. Uy lít xơ trở về khi gia đình, nạn bè, người thân vẫn còn đầy đủ trong khi Lực đối mặt với tuổi già, đối mặt với sự mất ý nghĩa của những gì trong thực.
Câu 7: Nêu luận điểm
Soạn chi tiết:
Luận điểm : Đến cuối đời, cái mà người ta nhận ra được là sự mất ý nghĩa của tất cả những gì từng khiến con người phải nhọc lòng.
Câu 8: Phân tích ví dụ để làm sáng tỏ luận điểm
Soạn chi tiết:
Tác giả lấy ví dụ là lão Khúng trong nhân vật trong truyện ngắn Phiên Chợ Gi át để thể hiện cho luận điểm chính của mình. Lão Khúng, người đàn ông già nua, nghèo khổ đã đành lòng bán đi con bò khoang để lấy tiền. Trong cái quãng đường ra chợ ấy, là những suy nghĩ xót xa, sụ hụt hẫng khi không còn con bò khoang nữa.
Câu 9: So sánh, mở rộng vấn đề
Soạn chi tiết:
Không chỉ lấy trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, tác giả đã so sánh với Xi-xi-phu, Xan-ti-a-gô để làm sáng tỏ cho luận điểm của bản thân mình. Lấy hai nhân vật cùng chung một đặc điểm, tác giả thể hiện sự đồng cảm cho số phận của lão Khúng.
Câu 10: Trích dẫn tài liệu tham khảo khác để củng cố luận điểm
Soạn chi tiết:
Tác giả đã trích dẫn một số các ý kiến của các nhà phê bình khác như Hoàng Ngọc Hiến.
Câu 11: Nêu luận điểm
Soạn chi tiết:
Khủng hoảng hiện sinh ở nhân vật tuổi già trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu còn được khắc hoạ ở những trải nghiệm ăn năn, sám hối và ý thức chuộc tội.
Câu 12: Phân tích ví dụ để làm sáng tỏ luận điểm
Soạn chi tiết:
Nhân vật Lực trong "Cỏ lau" là một hình ảnh tiêu biểu cho những con người già trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Ông phải đối mặt với khủng hoảng hiện sinh khi nhìn lại cuộc đời mình với đầy những sai lầm và nuối tiếc. Lực sẽ sống trong cảnh già nua, cô độc suốt quãng đường còn lại cùng với tâm trạng ăn năn, hối lỗi bên nấm mồ của Phi.
Đối với nhân vật lão Khúng, ta thấy được sự ăn năn day dứt đến từ mỗi cơn mất ngủ của lão. Lão gặp ác mộng, mà ở đó lão như nhìn thấy mình đang đập chết con bò khoang. Sự day dứt ăn sâu vào trong tiềm thức của lão, nỗi sợ hãi như đã ăn mòn cả phần sâu nhất nơi xương tủy. Để rồi sau này, khi lão nhớ về con bò Khoang thì là sự dằn vặt về sự tàn nhẫn, độc ác của chính bản thân mình.
Câu 13: So sánh, mở rộng vấn đề
Soạn chi tiết:
Tác giả so sánh những nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu với các tác phẩm như Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ; hay Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp để thấy được nhận thức của mỗi con người trong văn chương khi nhắc về những nỗi lầm của chính bản thân mình.
Câu 14: Tóm tắt nội dung chính, mở rộng, nâng cao vấn đề
Soạn chi tiết:
Nội dung chính : Thế giới tuổi già trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là thế giới mang nhiều nếm trải bi kịch.
Mở rộng, nâng cao vấn đề : Sự trung thực là phẩm giá mà ông đòi hỏi ở nhân vật của ông trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa của đời mình. Song đó cũng chính là yêu cầu mà ông tự đặt ra cho bản thân, thậm chí ở mức độ cao nhất. Đó cũng là điều quan trọng làm nên sức sống của trang văn Nguyễn Minh Châu qua thời gian.
2. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận của tác giả.
Soạn chi tiết:
Đối tượng nghiên cứu: diễn ngôn về tuổi già trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975.
Phạm vi nghiên cứu: sau giai đoạn 1975.
Cách tiếp cận của tác giả: Từ lí thuyết diễn ngôn đến các góc độ mới, vi tế hơn.
Câu 2: Khái niệm chính được sử dụng trong bài viết là gì? Tác giả đã diễn giải khái niệm đó như thế nào?
Soạn chi tiết:
Khái niệm chính được sử dụng trong bài viết là: Tuổi già là gì?
Cách diễn giải: Trình bày khái niệm tuổi già dựa trên các kết quả nghiên cứu chính sau đó áp vào các sáng tác văn học của Nguyễn Minh Châu
Câu 3: Khái quát những kết luận chính của tác giả? Tác giả căn cứ vào đâu để đưa ra những kết luận đó?
Soạn chi tiết:
Kết luận chính của tác giả:
Tuổi già là một ý niệm mang tính giao cắt: vừa là hiện tượng thuộc về quá trình sinh lý của con người vừa là một kiến tạo văn hóa, vừa là biểu tượng ở những đặc điểm và triệu chứng thể chất lại gắn với trải nghiệm tinh thần đặc thù.
Dựa vào những kết quả nghiên cứu để tác giả đưa ra kết luận như vậy.
Câu 4: Tác giả đã sử dụng những thao tác nào để làm sáng tỏ luận điểm chính?
Soạn chi tiết:
Tác giả đã sử dụng những thao tác như chứng minh, liên hệ, phân tích để làm sáng tỏ luận điểm chính.
Câu 5: Cách trích dẫn tài liệu tham khảo được trình bày như thế nào và có ý nghĩa gì?
Soạn chi tiết:
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo được lồng ghép khi phân tích so sánh, mở rộng vấn đề. Có tác dụng để củng cố thêm cho tính thuyết phục của luận điểm.
I. NGHIÊN CỨU CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI.
1. ĐỌC BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1: Cách đặt vấn đề ngắn gọn, xúc tích nhưng giàu tính thông tin.
Soạn chi tiết:
Cách đặt vấn đề khi so sánh các tác phẩm khác nhau để rồi đưa đến kết luận “Nhưng nếu xét sâu hơn, thì những nét mới mẻ và độc đáo ở đây vẫn chỉ là sự phát triển một số nét đặc sắc về kiểu người anh hùng, về nghệ thuật kể chuyện vốn đã tiềm tàng từ trước ở tác phẩm của ông.”
Câu 2: Luận điểm được triển khai ở nhiều góc độ
Soạn chi tiết:
Luận điểm triển khai từ góc độ cốt truyện và phân tích nhân vật.
Câu 3: Sử dụng thao tác so sánh
Soạn chi tiết:
Tác giả đã so sánh tác phẩm với các tác phẩm khác nổi tiếng về đối thoại như Giã Từ Vũ Khí, Mặt Trời Vẫn Mọc, Thiên Đường Đã Mất để thấy sự khác biệt trong điểm nhìn với Ông già và biển cả.
Câu 4: Các lí lẽ, dẫn chứng được trình bày để chứng minh cho luận điểm.
Soạn chi tiết:
Các lí lẽ, dẫn chứng như :
Những trích dẫn độc thoại nội tâm của nhân vật
Những mối quan hệ xa xôi được thể hiện qua lời nội tâm nhân vật.
Nhân vật làm nổi bật lên sự cô đơn.
Câu 5: Kết nối vấn đề đang bàn luận với các vấn đề liên quan rộng hơn.
Soạn chi tiết:
Vấn đề đang được bàn luận: Vấn đề thời gian trong các tác phẩm của Hê-ming- uê, để rồi từ đó thấy được tư tưởng của nhà văn “ Một thế hệ qua đi, một thế hệ tiếp đên.”
Câu 6: Sử dụng các trích dẫn để làm tăng tính thuyết phục của luận điêm
Soạn chi tiết:
Một số trích dẫn được sử dụng :
“Con người bị kết án phải chết và phải sống, nhưng họ có thể tìm thấy nguồn khuây khoả trong ý nghĩ mà Rô-bớt Gio-đan đã linh cảm thấy và ông già đánh cá biết thể nghiệm đến cùng, khi hiểu được rằng không ai phải cô đơn nơi biển cả. Tiếp nối ý niệm về sự cô đơn không thể tiêu diệt nổi của nhân vật, kết thúc tác phẩm này là suy tưởng về sự liên kết toàn vũ trụ; nó gắn bó với tất cả mọi vật và mọi người”
“Một thế hệ qua đi, một thế hệ tiếp đến, và trái đất mãi mãi bền vững"
Câu 7: Phân tích các phương diện khác nhau để làm rõ tính chất “biểu tượng" của nhân vật.
Soạn chi tiết:
Nhân vật Santiago trong tác phẩm "Ông già và biển cả" của Ernest Hemingway là một hình ảnh biểu tượng đa chiều, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ông không chỉ là một lão ngư dân mang những sắc thái đặc trung nhất của con người vùng biển chứ không có những nét riêng biệt nào.
Câu 8: Các bình luận mang tính liên tưởng
Soạn chi tiết:
Các bình luận mang tính liên tưởng:
Cach He-minh-ue mieu ta lai ban tay giang thanh hinh chu thập thâm bầm nứt nẻ của ông già khiến có những người liên tưởng tới hình ảnh Chúa bị đóng đinh câu rút.
Ngay cái tên của ông già cũng không gợi lên sự cá thể hoá, mà giống như một biểu tượng: Xan-ti-a-gô là ghép âm của hai chữ Thánh Igo (Saint Igo).
Câu 9: Sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác
Soạn chi tiết:
Sử dụng kết quả của Micheal Mohort để làm sáng tỏ lên luận điểm của tác giả.
Câu 10: Kết bài theo hướng tổng kết và gợi mở
Soạn chi tiết:
Người ta nhìn thấy qua Ông già và biển cả một bản di chúc của con người đã suốt đời lao động sáng tạo và hiểu nỗi đắng cay của con người ở giữa cuộc đời này, là Hê-minh-uê.
2. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Nhan đề “Ông già và biển cả” - cốt truyện và điểm nhìn; hiện thực và biểu tượng cho bạn biết gì về phạm vi nghiên cứu của bài viết?
Soạn chi tiết:
Dựa trên nhan đề "Ông già và biển cả" - cốt truyện và điểm nhìn; hiện thực và biểu tượng, ta có thể thấy phạm vi nghiên cứu của bài viết sẽ xoay quanh những nội dung chính sau:
1. Phân tích cốt truyện và điểm nhìn:
Cốt truyện: Bài viết sẽ tóm tắt và phân tích diễn biến chính của câu chuyện, bao gồm những sự kiện quan trọng, mâu thuẫn, cao trào và kết thúc.
Điểm nhìn: Bài viết sẽ xác định và phân tích điểm nhìn của tác giả trong tác phẩm, bao gồm góc nhìn, cách nhìn và cách thể hiện quan điểm của tác giả về nhân vật, sự kiện và vấn đề được đề cập.
2. Phân tích hiện thực và biểu tượng:
Hiện thực: Bài viết sẽ phân tích những phản ánh hiện thực xã hội trong tác phẩm, bao gồm những vấn đề về con người, cuộc sống và xã hội được tác giả đề cập đến.
Biểu tượng: Bài viết sẽ phân tích những hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng trong tác phẩm, bao gồm ý nghĩa ẩn dụ và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Câu 2: Mục đích của bài viết được thể hiện như thế nào trong phần mở đầu?
Soạn chi tiết:
Mục đích của bài viết trong phần mở đầu này là phân tích mối quan hệ giữa tác phẩm "Ông già và biển cả" với những tác phẩm trước đó của Hemingway và làm rõ những nét mới mẻ, độc đáo của tác phẩm.
Câu 3: Bài viết đã phân tích các yếu tố nghệ thuật nào trong tiểu thuyết Ông già và biển cả? Từ những phân tích đó, tác giả đã rút ra những kết luận gì?
Soạn chi tiết:
Bài viết đã phân tích yếu tố nghệ thuật như độc thoại nội tâm, phân tích tác phẩm từ điểm nhìn để thấy được chiều sâu của nhân vật trong tác phẩm.
Câu 4: Dựa vào những hiểu biết của bạn về văn học hiện đại đã được học trong chuyên đề, hãy bình luận về nhận định ở phần kết: "Xan-ti-a-gô giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này".
Soạn chi tiết:
Lão ngư dân Xan-ti-a-gô trong tác phẩm "Ông già và biển cả" của Ernest Hemingway hiện lên như một hình ảnh biểu tượng cho cuộc đấu tranh của con người hiện đại. Cuộc đời của ông là một hành trình gian khổ, đầy thử thách và cũng đầy ý nghĩa. Xan-ti-a-gô là một lão ngư dân nghèo khổ, sống trong cảnh túng thiếu và cô đơn. Ông đã 84 ngày không bắt được con cá nào, và phải đối mặt với sự nghi ngờ và mỉa mai của mọi người xung quanh. Tuy nhiên, ông không hề khuất phục trước khó khăn mà vẫn dũng cảm ra khơi đánh bắt cá lớn.Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô với con cá marlin khổng lồ là một cuộc chiến đấu vô cùng cam go và ngoan cường. Ông chiến đấu suốt nhiều ngày liền, dù kiệt sức và bị thương, nhưng ông vẫn không hề bỏ cuộc. Cuối cùng, ông đã chiến thắng con cá nhưng cũng mất đi phần lớn con mồi vì bị cá mập tấn công. Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô không chỉ là cuộc chiến đấu để sinh tồn mà còn là cuộc chiến đấu để khẳng định bản thân, để bảo vệ phẩm giá con người. Ông chiến đấu với con cá marlin khổng lồ, đại diện cho những thử thách và khó khăn trong cuộc sống. Hình ảnh Xan-ti-a-gô là biểu tượng cho con người hiện đại phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn trong cuộc sống. Con người hiện đại phải đối mặt với những vấn đề như nghèo đói, thất nghiệp, bệnh tật, v.v. Họ cũng phải đối mặt với những vấn đề về tinh thần như cô đơn, lạc lõng, khủng hoảng bản sắc, . Tuy nhiên, con người hiện đại cũng có thể vượt qua mọi khó khăn nếu họ có ý chí kiên định và nghị lực phi thường. Xan-ti-a-gô là minh chứng cho điều đó. Mặc dù già yếu và gặp nhiều khó khăn, ông vẫn dũng cảm ra khơi đánh bắt cá lớn và chiến thắng con cá marlin khổng lồ.Như vậy, nhận định "Xan-ti-a-gô giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này" là hoàn toàn đúng đắn. Xan-ti-a-gô là một hình ảnh đẹp về con người hiện đại, với những phẩm chất tốt đẹp như lòng dũng cảm, kiên cường, ý chí và nghị lực phi thường. Hình ảnh của Xan-ti-a-gô sẽ mãi là nguồn cảm hứng cho con người trong cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để chiến thắng mọi khó khăn và thử thách.
Câu 5: Sau khi đọc bài viết, bạn có hứng thú tìm đọc thêm các tác phẩm khác của Hê-minh-uê được nhắc đến trong bài không? Tại sao?
Soạn chi tiết:
Em rất hứng thú tìm đọc thêm các tác phẩm của Hê minh uê. Ernest Hemingway, nhà văn người Mỹ, được mệnh danh là "cha đẻ của tảng băng trôi" với lối viết giản lược, sử dụng ngôn ngữ một cách tiết kiệm nhưng đầy hiệu quả. Ông tập trung vào những chi tiết quan trọng nhất và để cho người đọc tự suy luận và cảm nhận. Tác phẩm của Hemingway thường xoay quanh những chủ đề như chiến tranh, tình yêu, bản sắc con người và ý nghĩa cuộc sống. Những nhân vật do ông sáng tạo đều mang đậm dấu ấn cá nhân, sống động, chân thực và đầy sức thuyết phục. Hemingway có ảnh hưởng to lớn đến nền văn học hiện đại và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà văn.
3. THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU
Câu 1: Tính chất “gần như không có cốt truyện”, “huỷ diệt cốt truyện” của tác phẩm được liên hệ với những vấn đề văn học sử và nghiên cứu văn học nào?
Soạn chi tiết:
Chủ nghĩa hiện đại và sự thủ tiêu cốt truyện:
Tác phẩm "Ông già và biển cả" của Ernest Hemingway được sáng tác vào giai đoạn đầu của thế kỷ 20, thời điểm chủ nghĩa hiện đại đang thống trị nền văn học thế giới. Một trong những đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa hiện đại là sự thoái trào của cốt truyện. Các nhà văn hiện đại thường tập trung vào việc khám phá nội tâm nhân vật, miêu tả thế giới một cách khách quan và trung lập, thay vì xây dựng những câu chuyện phức tạp với nhiều tình tiết gay cấn.
"Ông già và biển cả" là một ví dụ điển hình cho xu hướng này. Cốt truyện của tác phẩm gần như không có, chỉ xoay quanh hành trình đánh bắt cá kiếm của ông lão Santiago trên biển cả. Tuy nhiên, tác phẩm lại tập trung khai thác nội tâm của Santiago, miêu tả những suy nghĩ, cảm xúc của ông trong cuộc chiến đấu với con cá kiếm khổng lồ.
Câu 2: Tại sao có thể coi điểm nhìn “được di động vào bên trong” là một cách tân nghệ thuật?
Soạn chi tiết:
Điểm nhìn "được di động vào bên trong" là một cách tân nghệ thuật quan trọng, mở ra những chiều kích mới cho tác phẩm và mang đến cho người tiếp nhận những trải nghiệm độc đáo. Khác với điểm nhìn truyền thống thường tập trung vào việc miêu tả thế giới bên ngoài, điểm nhìn "được di động vào bên trong" khai thác sâu vào nội tâm, suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật.
Nhờ có điểm nhìn này, tác phẩm trở nên sâu sắc và chân thực hơn. Khi di chuyển vào bên trong tâm trí nhân vật, người đọc được "sống cùng" họ, trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau, từ đó dễ dàng đồng cảm và chia sẻ với những tâm tư, trăn trở của họ. Điểm nhìn "được di động vào bên trong" cũng giúp mở ra những góc nhìn mới về thế giới. Khi nhìn thế giới qua con mắt của nhân vật, người đọc có thể có cái nhìn đa chiều và thấu hiểu hơn về những vấn đề được đề cập trong tác phẩm.
Hơn nữa, điểm nhìn này còn giúp tác phẩm trở nên tương tác hơn với người đọc. Người đọc như được "thúc đẩy" để suy nghĩ, cảm nhận và chia sẻ những suy nghĩ của mình về tác phẩm. Nhờ vậy, tác phẩm không chỉ đơn thuần là một câu chuyện được kể lại, mà còn là một cuộc đối thoại giữa tác giả, tác phẩm và người đọc.
Có thể nói, điểm nhìn "được di động vào bên trong" là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nghệ thuật. Cách tân nghệ thuật này đã mang đến cho người tiếp nhận những trải nghiệm mới mẻ, giúp họ hiểu rõ hơn về thế giới nội tâm của nhân vật, từ đó có cái nhìn sâu sắc và thấu hiểu hơn về cuộc sống.
Câu 3: Luận điểm về cách tân trong “nghệ thuật hư cấu nhân vật” được làm sáng tỏ thông qua các luận cứ như thế nào?
Soạn chi tiết:
Các luận cứ trong luận điểm “ nghệ thuật hư cấu nhân vật”:
Bởi thế, khi mô tả ngoại hình nhân vật, Hê-minh-uê cũng không đẩy tới độ cá thể hoá nhân vật, rất khó giữ lại một gương mặt cụ thể, riêng biệt về “con người này” ở đây.
Cao hơn thế, Xan-ti-a-gô giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này: suốt cuộc đời cực nhọc vẫn theo đuổi một giấc mơ kì vĩ, mà khi ông lão săn được một con cá lớn như trong huyền thoại, kéo được nó vào bến bờ của thực tại, thì những con mắt thờ ơ lãnh đạm chỉ còn nhìn thấy được phần rách nát, xương xẩu của nó.
Câu 4: Lí giải nhận định “Những lời độc thoại nội tâm của ông già không hoàn toàn biểu hiện một trạng thái cô đơn, khép kín.”. Nhận định này có mâu thuẫn với nhận định về “sự cô đơn của người anh hùng kiểu Hê-minh-uê giữa cảnh đời xa lạ” được nêu ở phần trên của bài viết hay không?
Soạn chi tiết:
Nhận định "Những lời độc thoại nội tâm của ông lão không hoàn toàn biểu hiện một trạng thái cô đơn, khép kín" là một góc nhìn thú vị về nhân vật ông lão Santiago trong tác phẩm "Ông già và biển cả". Nhận định này không hề mâu thuẫn với nhận định về "sự cô đơn của người anh hùng kiểu Hê-minh-uê giữa cảnh đời xa lạ", mà bổ sung cho nhau để làm rõ hơn nội tâm phức tạp và đa chiều của nhân vật. Sự cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp, có thể xuất hiện cùng lúc với nhiều cảm xúc khác như tự tin, lạc quan, hy vọng,... Ông lão Santiago trong tác phẩm "Ông già và biển cả" tuy phải chịu cảnh cô đơn khi đánh cá một mình trên biển, không có người thân bên cạnh, nhưng nội tâm của ông không hoàn toàn bị khép kín bởi sự cô đơn. Thông qua những lời độc thoại nội tâm, ta có thể thấy được sự đa dạng trong nội tâm của ông lão Santiago. Ông có những lúc lạc quan, tự tin, tin tưởng vào khả năng chiến thắng của bản thân. Ví dụ, khi đối mặt với con cá kiếm khổng lồ, ông tự nhủ: "Mình sẽ chiến thắng con cá này", "Mình già nhưng không hề yếu đuối". Tuy nhiên, ông cũng có những lúc mệt mỏi, thất vọng, chán nản. Ví dụ, khi con cá kiếm liên tục giằng co, kéo ông ra xa bờ biển, ông nghĩ: "Tại sao mình lại gặp nhiều khó khăn đến vậy?", "Mình có thể sẽ không chiến thắng được con cá này". Bên cạnh đó, ông lão cũng có những giây phút nhớ về quá khứ, về những người bạn cũ, thể hiện mong muốn được kết nối. Ví dụ, ông nhớ về những ngày tháng trẻ trung, sung sức khi còn đánh bắt được nhiều cá, nhớ về những người bạn cũ đã cùng ông ra khơi.
Như vậy, những lời độc thoại nội tâm của ông lão Santiago đã cho thấy một nội tâm phức tạp và đa chiều, không chỉ đơn thuần là sự cô đơn. Ông lão vừa cô đơn, nhưng cũng vừa có những suy nghĩ tích cực, lạc quan, luôn nỗ lực chiến đấu với con cá kiếm và với chính số phận của mình.
Có thể nói, nhận định "Những lời độc thoại nội tâm của ông lão không hoàn toàn biểu hiện một trạng thái cô đơn, khép kín" là một nhận định đúng đắn và góp phần làm rõ hơn giá trị nhân văn của tác phẩm "Ông già và biển cả", thể hiện sự trân trọng con người với những phẩm chất tốt đẹp, dù phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn.
Câu 5: Tại sao bài viết lại dùng cách nói “tại đây - bây giờ” để miêu tả đặc điểm không gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm Ông già và biển cả?
Soạn chi tiết:
Cách nói "tại đây - bây giờ" giúp người đọc như được trực tiếp tham gia vào câu chuyện, chứng kiến cuộc chiến đấu của ông lão Santiago với con cá kiếm ngay tại thời điểm diễn ra. Nhờ vậy, tác phẩm trở nên chân thực và sinh động hơn, thu hút người đọc ngay từ những giây phút đầu tiên.
Tác phẩm "Ông già và biển cả" chủ yếu tập trung vào miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của ông lão Santiago trong cuộc chiến đấu với con cá kiếm. Do đó, việc sử dụng cách nói "tại đây - bây giờ" giúp thu hẹp phạm vi miêu tả, tập trung vào những gì đang diễn ra trong hiện tại, tạo nên sự gay cấn và hồi hộp cho câu chuyện.
Câu 6: Luận điểm về Xan-ti-a-gô như một biểu tượng được chứng minh bằng những luận cứ nào?
Soạn chi tiết:
Tác giả đã vẽ nên ông già ở những nét đại lược nhất, giống như một sơ đồ về hành động của ngư phủ nói chung
Cách Hê-minh-uê miêu tả lại bàn tay giang thành hình chữ thập thâm bầm nứt nẻ của ông già khiến có những người liên tưởng tới hình ảnh Chúa bị đóng đinh câu rút.
Ngay cái tên của ông già cũng không gợi lên sự cá thể hoá, mà giống như một biểu tượng: Xan-ti-a-gô là ghép âm của hai chữ Thánh Igo (Saint Igo).
Cao hơn thế, Xan-ti-a-gô giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này: suốt cuộc đời cực nhọc vẫn theo đuổi một giấc mơ kì vĩ, mà khi ông lão săn được một con cá lớn như trong huyền thoại, kéo được nó vào bến bờ của thực tại, thì những con mắt thờ ơ lãnh đạm chỉ còn nhìn thấy được phần rách nát, xương xẩu của nó.
Câu 7: Tìm các câu trong bài viết khẳng định nhân vật Xan-ti-a-gô là một biểu tượng. Bạn có nhận xét gì về cách diễn đạt trong các câu này?
Soạn chi tiết:
Các câu trong bài viết khẳng định Xan ti a gô là nhân vật biểu tượng :
Đến lượt mình, tính chất biểu tượng cũng góp phần làm thay đổi màu sắc thời gian ở đây.
Tất cả những yếu tố trên góp phần khiến cho hình tượng Xan-ti-a-gô - dù được gợi lên từ một ông già Cu Ba - vẫn gần với một biểu tượng. Có điều chắc chắn là cái tên.
Thêm kiến thức môn học
Giải chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối tri thức, Giải CĐ 1: Tìm hiểu một số hướng nghiên ngữ văn 12 kết nối tri thức, Giải chuyên đề học tập ngữ văn 12 kết nối CĐ 1: Tìm hiểu một số hướng nghiên
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận