Giải bài Ôn tập giữa học kì 2
Giải bài Ôn tập giữa học kì 2 - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
TIẾT 1 - 2
1. Chọn và nêu nội dung của 3 bài trong số các bài dưới đây:
2. Đọc một trong những bài trên và trả lời câu hỏi.
3. Đọc bài thơ "Trăng ơi...từ đâu đến?" và thực hiện yêu cầu:
a. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài thơ.
b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với những gỉ?
c. Em thích hình ảnh so sánh nào nhất? Vì sao?
4. Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn dưới đây:
Không sao đếm hết được các loài cá với đủ màu sắc∎ cá kim bé nhỏ như que diêm màu tím∎ cá ót mặc áo vòng có sọc đen∎ cá khoai trong suốt như miếng nước đá∎ cá song lực lưỡng∎ da đen trũi∎ cá hồng đỏ như lửa,...
(Theo Vũ Duy Thông)
5. Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn trên.
Mẫu:
Câu trả lời:
1. Gợi ý:
- Cóc kiện trời: Câu chuyện kể về sự quyết tâm, kiên trì trong cuộc đấu tranh mưu trí, gan dạ của Cóc và các loài vật khác nhằm chống lại việc Trời làm hạn hán. Thắng lợi của Cóc và các bạn Cóc đã chứng tỏ nếu biết đoàn kết, có sự quyết tâm, mưu trí và sự thông minh, dũng cảm thì dù một lực lượng nhỏ bé cũng có thể thắng được thế lực lớn mạnh hơn.
- Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục: Bài viết đề cao vai trò, sự cần thiết của sức khoẻ, lợi ích của việc tập thể dục và lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tay trái tay phải: Câu chuyện kể về những trải nghiệm của tay phải khi phải làm tất cả các công việc một mình mà không có sự hỗ trợ của tay trái. Từ đó nhắn nhủ chúng ta: Mỗi người đều có vai trò và trách nhiệm riêng, ai cũng quan trọng, không ai là vô dụng. Sự thành công là của cả một tập thể, không của riêng ai.
2. Gợi ý: Đọc bài "Cóc kiện trời"
a. Bài đọc viết về sự kiện Cóc cùng các loài động vật khác lên thiên đình kiện trời vì suốt mấy năm ròng trời làm hạn quá lâu, hạ giới không có lấy một giọt nước.
b. Em nhớ nhất chi tiết: Cóc sắp xếp vị trí cho các con vật đi cùng nó vì cách sắp xếp này cho thấy sự thông minh, mưu trí của Cóc.
c. Bài học: Chúng ta cần phải biết đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, phải giữ vững quyết tâm, kiên trì bảo vệ lẽ phải và chính nghĩa sẽ luôn chiến thắng.
3. Đọc bài thơ "Trăng ơi...từ đâu đến?" và thực hiện yêu cầu:
a. Các từ ngữ chỉ:
- Sự vật: trăng, cánh rừng, quả chín, trước nhà, biển, sân chơi, quả bóng, trời, mắt cá.
- Đặc điểm: xa, hồng, chín, xanh, diệu kì, tròn.
b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với: quả chín, mắt cá, quả bóng.
c. Em thích hình ảnh so sánh "Trăng hồng như quả chín" nhất vì nó gợi cho người đọc hình ảnh về mặt trăng mới mọc đem theo sắc hồng, mang lại cảm giác tươi mới, đẹp đẽ cho vầng trăng.
4. Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn dưới đây:
Không sao đếm hết được các loài cá với đủ màu sắc: cá kim bé nhỏ như que diêm màu tím, cá ót mặc áo vòng có sọc đen, cá khoai trong suốt như miếng nước đá, cá song lực lưỡng, da đen trũi, cá hồng đỏ như lửa,...
(Theo Vũ Duy Thông)
5. Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn trên.
Sự vật 1 | Đặc điểm | Từ so sánh | Sự vật 2 |
cá khoai | trong suốt | như | miếng nước đá |
cá hồng | đỏ | như | lửa |
TIẾT 3 - 4
1. Đọc 2 - 3 khổ thơ em đã thuộc. Em thích những câu thơ nào nhất?
2. Tìm các từ có nghĩa giống nhau hoặc có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn thơ dưới đây:
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội
Gặp bạn, cười hớn hở
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng
Nhìn các thầy, các cô
Ai cũng như trẻ lại
Sân trường vàng nắng mới
Lá cờ bay như reo
Từng nhóm đứng đo nhau
Thấy bạn nào cũng lớn
Năm xưa bé tí teo
Giờ lớp ba, lớp bốn
(Nguyễn Bùi Vợi)
3. Tìm từ có nghĩa giống và từ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây:
4. Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông trong bài thơ dưới đây:
Cua con hỏi mẹ
Dưới ánh trăng đêm
∎Cô lúa đang hát
Sao bỗng lặng im∎
Đôi mắt lim dim
Mẹ cua liền đáp:
∎Chú gió đi xa
Lúa buồn không hát!
(Theo Phạm Hổ)
5. Dựa vào tranh dưới đây, đặt 4 câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
Câu trả lời:
1. Gợi ý:
Em thích hai câu thơ "Tiếng mưa trong rừng cọ/Như tiếng thác dội về" nhất vì khi đọc, em có thể tưởng tượng ra khung cảnh hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên, trái ngược hẳn với cuộc sống chen chúc, tất bật ở đô thị.
2.
- Các từ có nghĩa giống nhau: cười hớn hở - tay bắt mặt mừng
- Các từ có nghĩa trái ngược nhau:
- lớn - bé tí teo
- năm xưa - giờ
3. Tìm từ có nghĩa giống và từ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây:
| Từ có nghĩa giống | Từ có nghĩa trái ngược |
Mới | Tiên tiến | Cũ |
Nhỏ | Bé, tí hon | To, lớn |
Nhiều | Lắm, vô vàn | Ít |
4. Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông trong bài thơ dưới đây:
Lúa và gió
Cua con hỏi mẹ
Dưới ánh trăng đêm
- Cô lúa đang hát
Sao bỗng lặng im?
Đôi mắt lim dim
Mẹ cua liền đáp:
- Chú gió đi xa
Lúa buồn không hát!
(Theo Phạm Hổ)
5. Gợi ý:
- Cô giáo đang làm gì?
- Em ước mơ được bay vào vũ trụ.
- Chao ôi! Bạn ấy hát hay quá!
- Hãy nói cho tới biết tại sao cậu lại thích trở thành đầu bếp!
TIẾT 5
1. Đọc câu chuyện Đường về và thực hiện yêu cầu.
a. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn
b. Em thích cảnh vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
2. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật trong câu chuyện, bài văn, bài thơ đã đọc.
3. Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.
Câu trả lời:
1.
a. Ý tương ứng với mỗi đoạn:
- Đoạn 1: Cảnh vật trên đường về xóm núi.
- Đoạn 2: Cảnh xóm núi.
- Đoạn 3: Tình cảm của người dân xóm núi.
b. Em thích cảnh "Cả xóm chỉ có rải rác hơn hai chục nóc nhà. Có chuyện gì, người đứng bên này hú gọi, người đứng bên kia hú đáp trả." trong câu chuyện vì tuy xóm làng chỉ có hơn hai chục hộ nhưng mọi người sống với nhau rất tình cảm, gần gũi và thân thiết giống như tất cả đều là người thân ruột thịt của nhau.
2. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật trong câu chuyện, bài văn, bài thơ đã đọc.
Trong tất cả các bài em đã được học em thích nhất là bài "Mưa" tác giả Trần Tâm. Bài thơ tả cảnh bầu trời trước cơn mưa và khi mưa bắt đầu đổ xuống. Khi bắt đầu chuyển mưa mây đen lũ lượt kéo về như dấu hiệu báo cơn mưa sắp tới. Mặt trời vội vã chui vào trong mây làm cả bầu trời bắt đầu tối sầm lại, sấm chớp kéo về và những hạt mưa bắt đầu rơi xuống. Cây lá đua nhau hứng làn nước mát, reo hò nhộn nhịp. Bác gió vui mừng reo ca lúc trầm lúc bổng du dương từng nốt nhạc. Mọi cảnh vật trong thiên nhiên lúc này thật vui nhộn đối lập hẳn với khung cảnh ấm áp, bình yên trong nhà: bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai. Những hình ảnh đó cũng làm cho em thấy yêu cảnh vật thiên nhiên xung quanh và trân trọng tình cảm gia đình đầm ấm, hạnh phúc..
3. HS trao đổi bài viết với bạn, góp ý cho nhau và sửa bài.
TIẾT 6 - 7
A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
a. Nhờ đâu bé nhận ra gió?
b. Gió trong bài thơ có gì đáng yêu?
2. Đọc hiểu.
a. Câu chuyện có những nhân vật nào?
b. Vì sao mùa hoa này bằng lăng nở hoa mà không vui?
▢ Vì bằng lăng chỉ nở một bông hoa.
▢ Vì hoa nở không đẹp như mùa hoa trước.
▢ Vì bé Thơ, bạn của bằng lăng, phải nằm viện.
c. Bằng lăng làm gì để thể hiện tình bạn với bé Thơ?
▢ Cành bằng lăng ghé sát vào cửa sổ nơi bé nằm.
▢ Bằng lăng đợi bé Thơ trở vẻ mới nở hoa.
▢ Bằng lăng giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.
d. Khi trở về nhà, vì sao bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua?
e. Sẻ non làm gì để giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng nở muộn? (Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời.)
Sẻ non (...) về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi (...). Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non (...).
g. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn.
h. Theo em, câu chuyện nói với chúng ta điều gï?
i. Tìm trong câu chuyện 3 từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non.
k. Mỗi câu dưới đây thuộc kiểu câu nào?
- Bông hoa bằng lăng đẹp quá!
- Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
- Sẻ con rất yêu bằng lăng và bé Thơ
- Sẻ con hãy giúp bé Thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi!
Câu trả lời:
1. Trả lời câu hỏi:
a. Nhờ cành lá rung rinh mà bé nhận ra gió.
b. Gió trong bài thơ đáng yêu ở chỗ:
- Lúc nào cũng chạy
- Lúc nào cũng huýt sáo
- Lúc nào cũng hát ca
- Thích chơi chong chóng, cùng bé thả diều
- Hay bông đùa trêu chọc
2. Đọc hiểu.
a. Câu chuyện có những nhân vật: chịm sẻ, bằng lăng, bé Thơ
b. Mùa hoa này bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của bằng lăng, phải nằm viện.
c. Bằng lăng đã giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.
d. Khi trở về nhà, bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua vì: bông bằng lăng nở ở cao hơn cửa sổ, nơi bé Thơ không nhìn thấy.
e. Cách sẻ non đã làm để giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng nở muộn:
Sẻ non chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững.
g. Ý tương ứng với mỗi đoạn.
- Đoạn 1: Bằng lăng nở hoa mà không vui.
- Đoạn 2: Bé Thơ nghĩ hoa bằng lăng đã qua.
- Đoạn 3: Sẻ non giúp hoa bằng lăng và bé Thơ.
h. Theo em, câu chuyện ca ngợi tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ.
i. Ba từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non:
- Chắp cánh
- Bay vù
- Đáp xuống
k. Kiểu câu:
- Bông hoa bằng lăng đẹp quá! (Câu cảm)
- Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Câu hỏi)
- Sẻ con rất yêu bằng lăng và bé Thơ. (Câu kể)
- Sẻ con hãy giúp bé Thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi! (Câu khiến)
B. VIẾT
1. Nghe viết: Gió (3 khổ thơ đầu).
2. Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể.
Câu trả lời:
1. HS lắng nghe GV đọc và viết bài vào vở.
2. Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại. Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Bình luận