Giải bài 24 Cùng Bác qua suối
Giải bài 24 Cùng Bác qua suối - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
KHỞI ĐỘNG
Cùng bạn nghe một bài hát về Bác Hồ và nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát đó.
Câu trả lời:
Gợi ý:
Sau khi nghe bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" em rất xúc động.
ĐỌC
1. Những chi tiết nào (ở đầu câu chuyện) cho thấy Bác rất cẩn thận khi qua suối?
2. Chuyện gì xảy ra khi Bác gần qua được suối?
3. Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã làm gì? Vì sao Bác làm như vậy?
4. Sắp xếp các sự việc cho đúng với trình tự trong câu chuyện.
5. Câu chuyện Cùng Bác qua suối cho thấy những phẩm chất nào của Bác?
Câu trả lời:
1. Những chi tiết cho thấy Bác rất cần thận khi qua suối:
- Bác cẩn thận, vừa đi vừa dò mực nước.
- Thỉnh thoảng nhắc các chiến sĩ đi sau: “Chỗ này nước sâu, khéo ướt quần đó!”, “Chỗ này rêu trơn, đi cần thận!”.
2. Khi Bác gần qua được suối, Bác bị trượt chân, suýt ngã.
3. Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã cúi xuống nhặt và đặt hòn đá lên bờ. Bác làm vậy để tránh cho người đi sau khỏi bị ngã.
4. Các sự việc đúng với trình tự câu chuyện:
Một chiến sĩ sẩy chân ngã → Bác dừng lại đợi và nhắc nhở anh chiến sĩ → Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc → Hai bác cháu tiếp tục lên đường.
5. Những phẩm chất của Bác:
- Cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ, biết suy nghĩ cho người khác.
- Tư duy nhạy bén, suy nghĩ sâu sắc, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam (hoặc người có công với đất nước) và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu.
2. Kể với bạn về công lao của vị thần (hoặc người có công với đất nước) trong bài đã đọc.
Câu trả lời:
PHIẾU ĐỌC SÁCH | |
- Ngày đọc: 1/1/2022 - Tên bài: Thánh Gióng | - Tác giả: do dân gian truyền miệng - Tên vị thần/người có công với đất nước: Gióng |
Công lao của người đó: đánh đuổi giặc Ân xâm lược. | Điều em nhớ nhất sau khi đọc: Gióng cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời. |
Mức độ yêu thích: 5 sao |
2. HS tự chia sẻ với câu bạn về câu chuyện đã đọc.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Giới thiệu một lễ hội (hoặc hội) mà em biết.
Mẫu:
2. Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội (hoặc hội), trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.
3. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây:
Sáng nay, lớp Quốc Anh nghe cô kể chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. Cuối buổi, cô dặn cả lớp: "Chúng ta cần phải rèn luyện đức tính kiên nhẫn.". Về nhà, cậu kể lại chuyện cho mẹ và em gái nghe. Em gái thắc mắc:
- Mài như vậy thì lâu lắm mới xong, anh nhỉ?
(Theo Bùi Đức Anh)
4. Chọn dấu câu thích hợp để đánh dấu lời nói của nhân vật trong đoạn dưới đây:
Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc dữ. Yết Kiêu đến gặp vua và nói: Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền? Yết Kiêu đáp: Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng.
(Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam)
Câu trả lời:
1. Giới thiệu một lễ hội (hoặc hội) mà em biết.
Tên lễ hội (hoặc hội) | Địa điểm tổ chức lễ hội (hoặc hội) | Các hoạt động trong lễ hội (hoặc hội) |
Lễ hội chùa Hương | Hà Nội | múa lân, dâng hương, lễ chùa, leo núi,... |
Lễ hội đua thuyền | Quảng Bình | lễ khai mạc, diễu hành, thi đấu |
Lễ Đèo Nhông - Dương Liễu | Bình Định | dâng hương, Đánh trống khai mạc, múa lân dâng hương, dâng hoa vốn là truyền thống của lễ hội... |
2. Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội (hoặc hội), trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.
- Ngày mai, cậu có đi tham gia lễ hội dâng hương cho các anh hùng liệt sĩ không?
- Có chứ, mai tớ sẽ tham gia.
3. Công dụng của dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trong đoạn văn:
- Dấu ngoặc kép: dẫn lời nói trực tiếp của cô giáo.
- Dấu gạch ngang: đánh dấu lời thoại của em gái.
4. Chọn dấu câu thích hợp để đánh dấu lời nói của nhân vật trong đoạn dưới đây:
Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc dữ. Yết Kiêu đến gặp vua và nói: "Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá." Vua hỏi: "Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền?" Yết Kiêu đáp: "Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng."
(Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam)
LUYỆN VIẾT ĐOẠN
1. Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Gợi ý:
- Tên nhân vật
- Tên bài đọc kể về nhân vật
- Những điều em yêu thích ở nhân vật
- Lí do em yêu thích nhân vật
2. Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.
Câu trả lời:
1. Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Qua các câu chuyện đã được học em thích nhất là bài "Cùng Bác qua suối" bởi bài đọc đã cho em thấy được phẩm chất cao cả, đáng kính của Bác - vị cha già của dân tộc ta. Bác rất quan tâm tới mọi người từ những việc nhỏ nhất trong đời sống sinh hoạt. Bác ân cần hỏi anh bị ngã có đau không và cho kê lại hòn đá để những người đi sau không bị ngã. Bác rất cẩn thận chu đáo trong mọi công việc, thể hiện ở việc khi qua suối, Bác đã lường hết các tình huống có thể xảy ra như trơn trợt, nước sâu,... Vì đã có chuẩn bị nên khi sự cố xảy ra lần nữa, Bác có thể vượt qua dễ dàng và rút ra được nguyên nhân. Từ đó, Bác đúc kết bài học kinh nghiệm cho bản thân và truyền đạt lại cho mọi người để cùng áp dụng cho những lần sau. Đồng thời vấn đề gì giải quyết được ngay cho một người dù lớn hay bé Bác cũng làm ngay đó là lượm hòn đá bỏ đi để những người đi sau không bị té.
2. HS trao đổi bài viết với bạn, góp ý cho nhau và sửa bài.
VẬN DỤNG
Sưu tầm tranh ảnh, bài văn, bài thơ ... về Bác Hồ.
Câu trả lời:
Một số bài văn, bài thơ,... về Bác Hồ:
- Ảnh Bác - tác giả Trần Đăng Khoa
- Bác đến - tác giả Trần Ninh Hồ
- Bác Hồ - Người cho em tất cả - tác giả Hoàng Long, Hoàng Lân
Bình luận