Giải bài 19 Sông Hương

Giải bài 19 Sông Hương - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Nói về một dòng sông mà em biết.

Câu trả lời:

Quê hương em nằm bên bờ sông Đuống hiền hòa. Mỗi sớm mai, mặt sông phẳng lặng như gương. Dòng sông giống như một chiếc khăn mềm mại. Thấp thoáng trong sương mù, từng đoàn thuyền đang từ từ rời bến. Hai bên bờ sông là những bãi ngô, rặng tre xanh tươi. Trên sông có một vài con thuyền trôi lững lờ. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng rực rỡ chiếu xuống làm cho dòng sông toả sáng lấp lánh. Nhìn từ đằng xa, sông Đuống giống như một bức tranh được người hoạ sĩ tài ba vẽ nên, đẹp và thơ mộng đến lạ thường.

 

ĐỌC

1. Bài đọc đã giúp em hiểu điều gì về tên gọi của sông Hương?

2. Tác giả muốn khẳng định điều gì khi nói sông Hương là một bức tranh khổ dài?

3. Màu sắc của sông Hương thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi như vậy?

4. Vì sao nói “sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế”?

5. Em thích nhất hình ảnh so sánh nào trong bài? Vì sao?

Câu trả lời:

1. Người ta đặt tên cho dòng sông là sông Hương vì xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương dìu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có tên lò thạch xương bồ.

2. Điều tác giả muốn khẳng định: sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. 

3. Sự thay đổi màu sắc của sông Hương:

  • Sông Hương mang một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ,...
  • Mùa hè: thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
  • Những đêm trăng sáng: dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Sông Hương có sự thay đổi này vì nó giống như một cái gương khổng lồ phản chiếu sự thay đổi về màu sắc của cảnh vật xung quanh.

4. Nói “sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế” vì nó làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.

5. Em thích nhất hình ảnh "Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng." vì nó gợi lên một vẻ đẹp thanh tịnh, vừa yên bình lại vừa hiền hòa của dòng sông.

 

NÓI VÀ NGHE

1. Nghe kể chuyện

Giải bài 19 Sông Hương

2. Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại từng đoạn của câu chuyện.

Câu trả lời:

1. Nghe kể chuyện:

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha yêu thương rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.

Một hôm có hai chàng trai đến, xin ra mắt nhà vua để cầu hôn. Một người ở vùng núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Còn một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến, hò ma, ma tới – Chàng này tên gọi là Thủy Tinh.

Một người là chúa của miền non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng cả. Hùng Vương băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai. Nhà vua cho mời các quan lạc hầu vào bàn mà vẫn không tìm được kế hay. Cuối cùng, Hùng Vương phán rằng:

- Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Ngày mai, nếu ai đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, thì được rước dâu về.

Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương.

Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa.

Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, di từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.

Từ đó, oán ngày càng thêm nặng, thù ngày càng thêm sâu, không năm nào Thủy Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ chạy.

2. HS tự kể lại từng đoạn của câu chuyện cho các bạn của mình nghe.

 

VIẾT

1. Nghe - viết: Chợ Hòn Gai

2. Tim những tên riêng viết đúng và sửa lại những tên riêng viết sai.

Giải bài 19 Sông Hương

3. Giải câu đố và viết lời giải vào vở:

Tỉnh nào đất tổ Hùng Vương

Bốn mùa bóng cọ rợp đường tuổi thơ?

(Là tỉnh nào?)

Tỉnh nào non nước quanh quanh

Tự hào Bác đã sinh thành từ đây?

(Là tỉnh nào?)

Tỉnh nào có vịnh Cam Ranh

Nha Trang biển đẹp nổi danh xa gần?

(Là tỉnh nào?)

Câu trả lời:

1. HS tự thực hiện.

2.

  • Những tên riêng viết đúng:
    • Hà Nội 
    • Khánh Hòa
    • Cà Mau 
  • Những tên riêng viết sai và cách sửa:
    • hà Giang → Hà Giang
    • Thanh hoá → Thanh Hoá
    • Kiên giang → Kiên Giang

3. Giải câu đố và viết lời giải vào vở:

Tỉnh nào đất tổ Hùng Vương

Bốn mùa bóng cọ rợp đường tuổi thơ?

(tỉnh Phú Thọ)

Tỉnh nào non nước quanh quanh

Tự hào Bác đã sinh thành từ đây?

(tỉnh Nghệ An)

Tỉnh nào có vịnh Cam Ranh

Nha Trang biển đẹp nổi danh xa gần?

(tỉnh Khánh Hòa)

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải tiếng việt 3 kết nối tri thức, tiếng việt 3 kntt, tiếng việt 3 tập 2 kntt, giải sách lớp 3 kntt, giải bài sông hương, giải bài 19

Bình luận

Giải bài tập những môn khác