Giải bài 5 Ngày hội rừng xanh

Giải bài 5 Ngày hội rừng xanh - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Nhìn tranh, kể tên những con vật đi dự ngày hội rừng xanh.

Giải bài 5 Ngày hội rừng xanh

Câu trả lời:

Những con vật đi dự ngày hội rừng xanh:

  • Con công
  • Chim gõ kiến
  • Gà rừng
  • Công
  • Khướu
  • Kì nhông

 

ĐỌC

1. Các sự vật dưới đây tham gia vào ngày hội như thế nào?

Giải bài 5 Ngày hội rừng xanh

2. Cùng bạn hỏi - đáp về hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh.

Mẫu: - Chim gõ kiến làm gì?

         - Chim gõ kiến nổi mõ.

3. Bài thơ nói đến những âm thanh nào? Những âm thanh ấy có tác dụng gì?

4. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Câu trả lời:

1. Các sự vật tham gia vào ngày hội:

  • Tre, trúc thổi nhạc sáo.
  • Anh cạn nước chơi trò đu quay.
  • Nấm mang ô đi hội.
  • Khe suối gảy nhạc đàn.

Câu 2. Cùng bạn hỏi - đáp về hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh.

  • Gà rừng làm gì?
    • Gà rừng gọi vòng quanh.
  • Công làm gì?
    • Công dẫn đầu đội múa.
  • Khướu làm gì?
    • Khướu lĩnh xướng dàn ca.
  • Kì nhông làm gì?
    • Kì nhông diễn ảo thuật.

3. 

  • Bài thơ nói đến âm thanh của mõ, sáo, đàn, tiếng hót của chim khướu.
  • Tác dụng:
    • Đánh thức các con vật trong rừng.
    • Làm cho bầu không khí trở nên náo nhiệt, vui vẻ.

4. Gợi ý:

  • Em thích nhất hình ảnh "Nấm mang ô đi hội" vì:
    • Tác giả đã ví cây nấm như một người khi đi chơi hội, mang theo ô để che nắng => Hình ảnh cây nấm trở nên sống động, ngộ nghĩnh.
    • Đồng thời, góp phần nhấn mạnh đặc điểm bên ngoài của cây nấm: có mũ nấm xòe trên đầu như cái ô.
  • Em thích nhất hình ảnh "Cây rủ nhau thay áo, khoác bao màu tươi non" vì:
    • Tác giả đã khiến hình ảnh cây thay lá trở nên mới mẻ và hấp dẫn hơn.
    • Cây cối dường như có nhận thức riêng, biết thay áo mới để đi chơi xuân với mọi người.

 

NÓI VÀ NGHE

Rừng

1. Nói điều em biết về rừng (qua phim ảnh, sách báo).

Gợi ý: - Em biết đến khu rừng đó nhờ đâu?

           - Cây cối trong khu rừng đó như thế nào?

           - Trong khu rừng có những con vật gì?

           - Nêu cảm nghĩ của em về khu rừng đó.

Giải bài 5 Ngày hội rừng xanh

2. Trao đổi với bạn: Làm thế nào để bảo vệ rừng?

Câu trả lời:

1. Gợi ý:

  • Mùa hè năm ngoái e được tham gia chuyến hành trình khám phá rừng Cúc Phương - cánh rừng nguyên sinh ít ỏi còn lưu giữ được của Việt Nam.
  • Đây là một cánh rừng khá đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nước ta.
    • Cây dây leo mọc chằng chịt qua các thân cây gỗ lớn, quấn lấy thân cây chủ mà vươn lên.
    • Có những bụi dây leo không biết đã sống nhờ như vậy từ bao giờ, chỉ biết chúng đan vào nhau tới mức khó mà nhận ra đâu là tán lá cây chủ, đâu là của cây sống nhờ.
  • Dưới lán rừng khá nguyên sơ, thi thoảng có thể bắt gặp vài chú sóc tinh nghịch hoặc vài chú cáo với ánh mắt đề phòng.
    • Những chú sóc nhỏ nhanh nhẹn tìm kiếm quả và hạt trên đất. Hai chân trước đưa lên rất khéo léo như hai cánh tay đỡ lấy những phần thức ăn và nhai ngon lành.
    • Những chú cáo trông có vẻ như đang tìm kiếm bạn bè để trút một nỗi niềm gì đó!
    • Có những khu được chỉ dẫn là có rắn, gà rừng hay chim chóc...
  • Chúng em được thoả sức lang thang tìm kiếm và thưởng thức không khí trong lành, yên tĩnh tách xa nơi dân cư sinh sống. Rừng Cúc Phương đem lại cho em cảm giác rất thoải mái, dễ chịu, khác hẳn với không khí ngột ngạt ở đô thị.

2. Gợi ý một số cách để bảo vệ rừng:

  • Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. 
  • Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên.
  • Khai thác hợp lý rừng sản xuất.
  • Hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp.
  • Hạn chế di dân tự do.

 

VIẾT

1. Nghe - viết: Chim chích bông

2. Viết vào vở các địa danh có trong đoạn văn dưới đây:

Vườn Quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá. Đây là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm vườn đặt tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Vườn có hệ thực vật, động vật phong phú. Nhiều loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cũng được bảo tồn tại đây.

(Lâm Anh)

3. Làm bài tập a hoặc b.

a. Chọn iêu hoặc ươu thay cho ô vuông.

  • Cứ ch∎ ch∎, bầy h∎ lại rủ nhau ra suối uống nước.
  • Buổi sáng, tiếng chim kh∎ lảnh lót khắp rừng.
  • Mặt trời ch∎ những tia nắng ấm áp xuống vườn cây.

b. Tìm và gọi tên các sự vật có tiếng chứa ât hoặc âc trong tranh.

Giải bài 5 Ngày hội rừng xanh

Câu trả lời:

1. HS tự thực hiện.

2. Các địa danh có trong đoạn văn:

  • Vườn Quốc gia Cúc Phương
  • Ninh Bình
  • Hoà Bình
  • Thanh Hoá
  • Việt Nam
  • xã Cúc Phương
  • huyện Nho Quan
  • tỉnh Ninh Bình

3. Làm bài tập a hoặc b.

a. Chọn iêu hoặc ươu thay cho ô vuông

  • Cứ chiều chiều, bầy hươu lại rủ nhau ra suối uống nước.
  • Buổi sáng, tiếng chim khướu lảnh lót khắp rừng.
  • Mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống vườn cây.

b. Các sự vật có tiếng chứa:

  • ât: lật đật, quả phật thủ, đôi tất.
  • âc: bậc thang, quả gấc.

 

VẬN DỤNG

Trao đổi với người thân về một loài thú sống trong rừng (tên gọi, đặc điểm,...).

Câu trả lời:

Gợi ý:

  • Tên gọi: Hổ.
  • Đặc điểm:
    • Thân hình vạm vỡ.
    • Chân trước mạnh mẽ, đầu to, đuôi dài khoảng một nửa cơ thể.
    • Xương chậu của dày và nặng.
    • Màu sắc khác nhau giữa các sắc thái của màu cam và màu nâu với các vùng bụng màu trắng và các sọc đen dọc đặc biệt là duy nhất ở mỗi cá thể.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải tiếng việt 3 kết nối tri thức, tiếng việt 3 kntt, tiếng việt 3 tập 2 kntt, giải sách lớp 3 kntt, giải bài ngày hội rừng xanh, giải bài 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác