Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Âm mưu của Pháp trong cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc năm 1947 là gì?

A. Mở rộng vùng chiếm đóng.

B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường.

D. Buộc Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán Pa-ri.

 

Câu 2: Âm mưu chiến lược của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?

A. Chia cắt nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

B. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ nhằm chiếm lấy Việt Nam.

C. Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ không quân của Mỹ ở Đông Dương.

D. Dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam.

Câu 3: Tháng 3/1951, Hội nghị đại biểu nhân dân ba nước Đông Dương đã thành lập:

A. Liên minh Việt – Miên – Lào.

B. Mặt trận thống nhất nhân dân Việt – Miên – Lào.

C. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.

D. Mặt trận Việt – Miên – Lào.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách để đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội ở các vùng mới giải phóng ở miền Nam?

A. Xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản.

B. Khuyến khích kinh tế tư nhân và cá thể phát triển.

C. Đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể.

D. Cải tạo xí nghiệp tư bản thành các xí nghiệp quốc doanh.

Câu 5: Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khoảng thời gian nào?

A. 1954 – 1960.

B. 1960 – 1965.

C. 1965 – 1968.

D. 1969 – 1973.

Câu 6: Đứng trước tình hình đất nước sau năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có hành động gì đối với quân đội Trung Hoa Dân quốc?

A. Ký hiệp định hòa bình với quân đội Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho sự hợp tác quân sự.

B. Mời quân đội Trung Hoa Dân quốc tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc.

C. Chấp nhận yêu cầu của Trung Hoa Dân quốc để phối hợp chống lại thực dân Pháp.

D. Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột; mặt khác kiên quyết làm thất bại âm mưu chia rẽ, phá hoại của chúng.

Câu 7: Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước vào thời gian nào?

A. Tháng 5/1975.                                                 B. Tháng 9/1975.

C. Tháng 7/1976.                                                 D. Tháng 12/1976.

Câu 8: Để chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc nước ta lần thứ hai, Pháp – Mỹ đã thực hiện kế hoạch nào?

A. Kế hoạch Rơ-ve.

B. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi.

C. Kế hoạch Na-va.

D. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Hãy nêu nội dung cơ bản của đường lối đổi mới của Đảng (1991) về mặt kinh tế và chính trị.

Câu 2 (1,5 điểm). 

a. Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh vai trò “hậu phương lớn” của miền Bắc đối với “tiền tuyến lớn” miền Nam trong giai đoạn 1965 – 1975.

b. “Chiến tranh đặc biệt” là gì? Thắng lợi tiêu biểu nào về quân sự của quân dân miền Nam giai đoạn 1960 - 1965 có ý nghĩa quyết định làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?

Câu 3 (0,5 điểm). Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Cái chiêng có mạnh thì cái tiếng mới vang”, hãy cho biết mối quan hệ giữa mặt trận quân sự với mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1951 – 1954.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – KẾT NỐI TRI THỨC

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

C

B

C

D

C

A

       B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(1,0 điểm)

Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới của Đảng (1991): 

- Kinh tế: 

+ Xóa bỏ mô hình quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.

+ Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

+ Kêu gọi đầu tư nước ngoài và mở rộng kinh tế đối ngoại.

- Chính trị: 

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2

(1,5 điểm)

a. Vai trò “hậu phương lớn” của miền Bắc đối với “tiền tuyến lớn” miền Nam trong giai đoạn 1965 – 1975 là:

+ Nhờ hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam (trên bộ và trên biển), trong giai đoạn 1965-1973, tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chi viện cho miền Nam đã tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước.

+ Qua 4 năm (1965-1968), hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội đã được cử vào Nam tham gia và phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men,.... cũng được chi viện cho miền Nam.

b. - “Chiến tranh đặc biệt” là:

+ Là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng quân đội tay sai.

+ Do “cố vấn” Mỹ chỉ huy.

+ Dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ.

- Thắng lợi tiêu biểu nào về quân sự của quân dân miền Nam giai đoạn 1960 - 1965 có ý nghĩa quyết định làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ là: 

+ Chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) → chứng tỏ khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của quân dân miền Nam; dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc - giết giặc lập công”.

+ Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964) → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản về cơ bản.

+ Chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản hoàn toàn.

Câu 3

(0,5 điểm)

Mối quan hệ giữa mặt trận quân sự với mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1951 – 1954 là: 

- Thắng lợi mà quân dân Việt Nam đạt được trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo ra tiếng vang, thúc đẩy vấn đề hòa bình ở Đông Dương được đưa lên bàn đàm phán.

- Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, có nhiều điều khoản thuận lợi cho chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Lịch sử 9 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác