Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 9 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 9 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 – 2025

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Chiến thắng Vạn Tường (1963) đã mở ra cao trào:

A. “đánh nhanh tiến nhanh, đánh chắc tiến chắc”.

B. “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.

C. “tất cả vì miền Nam thân yêu”.

D. “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973?

A. Là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.

B. Buộc Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.

C. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân hai miền.

D. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Câu 3: Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.

B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.

C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.

D. Mở rộng quan hệ, giao lưu với các nước.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách để đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội ở các vùng mới giải phóng ở miền Nam?

A. Xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản.

B. Khuyến khích kinh tế tư nhân và cá thể phát triển.

C. Đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể.

D. Cải tạo xí nghiệp tư bản thành các xí nghiệp quốc doanh.

Câu 5: Nội dung nào phản ánh đúng nhất về diện mạo nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX?

A. Tăng trưởng liên tục, địa vị Mĩ dần phục hồi trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới.

B. Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính đứng đầu thế giới.

C. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.

D. Tương đối ổn định, không có suy thoái và không có biểu hiện tăng trưởng.

Câu 6: Ba “con rồng” kinh tế của khu vực Đông Bắc Á là:

A. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.

B. Hàn Quốc, Hồng Công, Singapo.

C. Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản.

D. Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

Câu 7: Mục tiêu chính của chính sách Đổi mới ở Việt Nam là gì?

A. Tăng cường quan hệ ngoại giao.

B. Phát triển nền kinh tế.

C. Mở rộng quyền dân chủ.

D. Cải thiện hạnh phúc dân số.

Câu 8: Nguồn gốc chính của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là gì?

A. Do những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất. 

B. Do các nước tư bản tạo ra.

C. Do thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới.

D. Do những biến cố của khí hậu.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm).  Hãy trình bày khái lược các giai đoạn phát triển của công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay và nêu nhận xét.

Câu 2 (1,0 điểm). Hãy nêu tình hình chính trị Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay.  

Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy nêu những việc em có thể làm để góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trong thời gian tới. 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – KẾT NỐI TRI THỨC

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

D

C

B

C

A

B

A

       B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(1,5 điểm)

Công cuộc Đổi mới toàn diện của Việt Nam từ năm 1991 đến nay trải qua nhiều giai đoạn với những nội dung cơ bản:

- Giai đoạn 1 (1991 – 1995): vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá thế bị bao vây cô lập, mở rộng quan hệ đối ngoại. 

- Giai đoạn 2 (1996 – 2011): đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.  

- Giai đoạn 3 (2011 – nay): đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới; hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.  

- Các giai đoạn phát triển của đất nước trong thời kì Đổi mới từ năm 1991 đến nay nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển khác nhau, giai đoạn sau luôn cao hơn giai đoạn trước.  

Câu 2

(1,0 điểm) 

Tình hình chính trị Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay: 

- Trong những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình Liên bang Nga bất ổn do mâu thuẫn giữa các đảng phái về việc xác lập một thể chế chính trị mới.  

- Tháng 12-1993, Hiến pháp mới được ban hành, xác lập thể chế Cộng hòa Tổng thống, nhưng sau đó mâu thuẫn vẫn tiếp tục kéo dài.  

- Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị Liên bang Nga dần ổn định, địa vị quốc tế đã được nâng cao. 

- Nước Nga chú trọng thực hiện chính sách cân bằng Âu – Á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Cộng đồng các quốc gia độc lập, Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, …  

Câu 3

(0,5 điểm)

Những việc làm có thể góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN: 

- HS cần nỗ lực học tập, tăng cường sự hiểu biết về ASEAN. 

- Nỗ lực học tập, trau dồi ngoại ngữ để có thể tham gia hoạt động giao lưu với HS các nước trong khu vực. 

- Tăng cường trao đổi, học tập, phát triển vốn hiểu biết, đồng thời giới thiệu cho các bạn trong khu vực có thêm hiểu biết về Việt Nam, góp phần củng cố, gia tăng tình đoàn kết giữa các nước. 

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu và xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng phát triển. 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Lịch sử 9 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác