Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 9 KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 9 KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hình thức chính quyền được thành lập ở Nghệ An, Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931 là:

A. Công xã.

B. Xô viết. 

C. Công hội đỏ.

D. Chính phủ liên hiệp.

Câu 2. Chính sách nào không phải của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1931?

A. Chia ruộng đất cày cho dân cày.

B. Xóa bỏ các thứ thuế vô lí.

C. Xóa nợ cho dân nghèo.

D. Cải cách ruộng đất

Câu 3. Một trong những biểu tượng của Chiến tranh lạnh là:

A. Bom nguyên tử. 

B. Bức tường Béc-lin.

C. Chủ nghĩa khủng bố. 

D. Chủ nghĩa phát xít. 

Câu 4: Yếu tố quan trọng nhất làm cho chủ nghĩa đa nguyên và tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội gia tăng ở Liên Xô vào cuối thập niên 80 của thế kỉ XX là:

A. Liên Xô tiến hành cải tổ với tinh thần dân chủ, công khai.

B. Liên Xô buông lỏng quản lí văn hóa.

C. Liên Xô thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc và với bên ngoài.

D. Liên Xô thực hiện chính sách kích thích sự sáng tạo văn hóa. 

Câu 5: Tây Âu đã trở thành mọt trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới trong giai đoạn nào?

A. Giai đoạn 1945 – 1950.

B. Giai đoạn 1945 – 1957. 

C. Giai đoạn 1950 – 1973.

D. Giai đoạn 1973 – 1991. 

Câu 6: Ý nào không phải là thành tựu về kinh tế của Ấn Độ trong giai đoạn 1950 – 1951?

A. Thực hiện thành công cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

B. Xây dựng được nền kinh tế độc lập với cơ cấu hợp lí.

C. Công nghiệp hàng không – vũ trụ phát triển nhất thế giới.

D. Đứng thứ 10 trong các nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.

Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu mốc thắng lợi hoàn toàn của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?

A. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh bùng phát mạnh mẽ (1945 – 1947).

B. Tuyên bố độc lập theo Kế hoạch Mao-bát-tơn (1947).

C. Soạn thảo, thông qua Hiến pháp mới (1948 – 1950).

D. Tuyên bố thành lập Nhà nước Cộng hòa Ấn Độ (1950).

Câu 8: Ý nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931?

A. Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng sau này.

B. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.

C. Khối liên minh công – nông hình thành.

D. Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách của giai cấp công – nông.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Vì sao Liên bang Xô viết và các nước Đông Âu sụp đổ?

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao trong giai đoạn 1960 - 1991, nền kinh tế Mỹ  không chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?

Câu 3 (1,5 điểm).

a. Hãy nêu những nét chính về các nước Mỹ La tinh từ đầu năm 1945 đến năm 1991.

b. Tại sao nói, việc các nước ASEAN kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác (2/1976) đã đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN?

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA  HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – KẾT NỐI TRI THỨC

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

D

B

C

C

D

D

       B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(1,0 điểm)

Lí do sụp đổ của Liên bang Xô viết và các nước Đông Âu là: 

- Chính trị: Không ổn định về chính trị (đảo chính tại Liên Xô, các phong trào biểu tình đòi dân chủ ở các nước Đông Âu), tình trạng tham nhũng, thiếu dân chủ….

- Kinh tế: chính sách phát triển kinh tế không đồng bộ, tập trung công nghiệp nặng bộc lộ hạn chế. 

- Xã hội: kinh tế khó khăn, đời sông nhân dân sa sút, đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng, lương thực….

- Đối ngoại: chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh. 

Câu 2

(0,5 điểm)

Trong giai đoạn 1950 - 1991, kinh tế Mỹ không còn chiếm tu thế tuyệt đối nữa là do:

- Nền kinh tế của các nước Tây Âu và Nhật Bản được phục hồi và sau đó phát triển nhanh chóng, cạnh tranh trực tiếp với Mỹ,

- Mỹ diễn ra các cuộc khủng hoảng suy thoái vào các năm 1953 - 1954, 1957 - 1958,... và những khoản chi phí lớn cho các cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ.

Câu 3

(1,5 điểm)

a. Những nét chính về các nước Mỹ La – tinh từ năm 1945 đến năm 1991: 

- Về chính trị: 

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thiết lập chế độ độc tài thân Mỹ ở Mỹ La – tinh, biến khu vực này thành “sân sau” của mình. 

+ Nhiều nước tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, lật đổ chế độ độc tài thành công. 

  • Mở đầu là cuộc cách mạng Cu – ba. 

  • Sau đó, bùng phát các cuộc đấu tranh vũ trang ở Bô – li – vi – a, Vê – nê – xu – ê – la, Cô – lôm – bi – a, Ni – ca – ra – goa…

- Về kinh tế - xã hội: 

+ Xây dựng đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. 

+ Độc lập, chủ quyền được củng cố. 

+ Nền chính trị được dân chủ hóa. 

+ Nền kinh tế được cải cách, quá trình liên kết khu vực được đẩy mạnh….. 

b. Các nước ASEAN kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác (2/1976) đã đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN vì: 

- Trước khi kí kết Hiệp ước Bali, mối quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên sáng lập ASEAN cò lỏng lẻo và chưa có kết quả tốt do chưa có nguyên tắc hoạt động cụ thể.

- Việc các nước ASEAN kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác (2/1976) đã đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN vì ASEAN lúc này đã đề ra nguyên tắc hoạt động cụ thể và khẳng định hợp tác hơn nữa giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. => Trên cơ sở đó, các nước thực hiện hợp tác trên cơ sở các nguyên tắc và các lĩnh vực đã được đề ra, tạo nên hiệu quả hợp tác tốt hơn so với giai đoạn trước khi kí kết Hiệp ước Bali.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Lịch sử 9 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác