Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử  Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?

A. Đập tan kế hoạch Na-va và mọi ý đồ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.

C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.

D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.

Câu 2: Trong giai đoạn 1976 – 1986, Việt Nam vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa thực hiện cuộc đấu tranh:

A. Bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc và Tây Nam.

B. Bảo vệ tổ quốc ở biên giới Đông Bắc và Tây Bắc.

C. Chống lại sự xâm nhập của tập đoàn Khơ-me đỏ.

D. Chống lại sự tấn công của Trung Quốc ở phía Tây Nam.

Câu 3: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 4: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình nước ta như thế nào?

A. “Nhà nước thịnh vượng”.

B. “Bình an thịnh trị”.

C. “Ngàn cân treo sợi tóc”.

D. “Tự do độc lập”.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ nhất thành tựu của cách mạng miền Bắc trong những năm 1954 – 1960?

A. Căn bản xóa bỏ thành phần bóc lột trong đời sống kinh tế xã hội.

B. Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất ở nông thôn.

C. Hoàn thành công cuộc khôi phục sản xuất, đấu tranh buộc Pháp thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

D. Hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 6: Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?

A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.

B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.

C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.

D. Mở rộng quan hệ, giao lưu với các nước.

Câu 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào đêm:

A. 18/12/1946.

B. 19/12/1946.

C. 20/12/1946.

D. 21/12/1946.

Câu 8: Một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là:

A. Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh.

B. Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.

C. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công.

D. Vành đai diệt Mỹ.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Phong trào Đồng Khởi nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nêu diễn biến, kết quả của phong trào.

Câu 2 (1,5 điểm). 

  1. Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

  2. Hãy chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12-1946): “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta cảng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.

Câu 3 (0,5 điểm). Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Em có suy nghĩ gì về câu nói đó? 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – KẾT NỐI TRI THỨC

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

B

C

D

C

B

C

       B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(1,0 điểm)

- Hoàn cảnh nổ ra phong trào Đồng Khởi: 

+ Sau khi Pháp rút khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ can thiệp và dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

+ 1957 - 1959, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ chối tổng tuyển cử, thi hành chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân miền Nam; thực hiện “Luật 10/59″ lê máy chém khắp miền Nam, giết hại nhiều người vô tội.

- Diễn biến:

+ Dưới nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quần chúng bùng nổ.

+ Từ những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở các địa phương như: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) (2-1959), Trà Bồng (Quảng Ngãi) (8-1959), phong trào quần chúng đã lan rộng khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre.

- Kết quả: 

+ Bộ máy cai trị của chính quyền địch bị phá vỡ.

+ Các uỷ ban nhân dân tự quản được thành lập.

+ Ruộng đất của địa chủ, cường hào bị tịch thu và chia cho dân cày nghèo.

Câu 2

(1,5 điểm)

a. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là: 

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam.

- Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh.

b. Chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12-1946): “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta cảng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”:

- Luận điểm 1: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”.

+ Tránh đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù; kéo dài thời gian để xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến. Ta đã nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, chính trị thông qua 2 bản Hiệp định Sơ Bộ và Tạm ước.

+ Tình hình nước ta sau năm 1945 vô cùng khó khăn nên phải nhân nhượng để “cứu vãn nền hoà bình” của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Luận điểm 2: “Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.

+ Thực dân Pháp bội ước, liên tục gây gấn với chúng ta. Ngày 17-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, đòi quyền kiểm soát Hà Nội.

+ Âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp buộc nhân dân phải chiến đấu bảo vệ độc lập. Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Câu 3

(0,5 điểm)

 “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” vì: 

- Dân tộc dốt là dân tộc có đa số người dân thiếu kiến thức và không được học hành, dễ bị đồng hóa và thôn tính, bị mai một những nét đẹp văn hóa truyền thống.

- Dốt là yếu, yếu là hèn. Một dân tộc mà yếu thì sẽ không có tiếng nói trên thế giới, càng không thể hội nhập được với xu thế chung toàn cầu.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Lịch sử 9 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác