Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 ĐỊA LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Lãnh thổ Hoa Kỳ

  • A. bao gồm phần trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.
  • B. nằm giữa Ca-na-đa và Mê-hi-cô.
  • C. có diện tích lớn nhất thế giới.
  • D. nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.

Câu 2. Nền nông nghiệp của Hoa Kỳ

  • A. có quy mô lớn, năng suất cao.
  • B. manh mún, nhỏ lẻ.
  • C. chỉ phát triển trồng trọt, không phát triển chăn nuôi.
  • D. tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu cho đất nước.

Câu 3. Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga thuộc đới khí hậu nào?

  • A. Ôn đới.
  • B. Nhiệt đới.
  • C. Cận cực.
  • D. Cận nhiệt.

Câu 4. Sản xuất nông nghiệp ở Liên bang Nga phát triển ở

  • A. đồng bằng Tây Xi-bia.
  • B. đồng bằng Đông Âu.
  • C. cao nguyên Trung Xi-bia.
  • D. khu vực giáp Bắc Băng Dương.

Câu 5. Hòn đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là

  • A. Hô-cai-đô.
  • B. Hôn-su.
  • C. Xi-cô-cư.
  • D. Kiu-siu.

Câu 6. Dân cư Hoa Kỳ tập trung với mật độ cao ở

  • A. ven Thái Bình Dương.
  • B. ven Đại Tây Dương.
  • C. dọc biên giới với Ca-na-đa.
  • D. khu vực trung tâm.

Câu 7. Công nghiệp Hoa Kỳ là ngành

  • A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
  • B. tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ.
  • C. có cơ cấu không đa dạng.
  • D. đứng đầu thế giới về sản lượng của hầu hết các sản phẩm.

Câu 8. Diện tích rừng của Liên bang Nga chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích rừng trên thế giới?

  • A. 10%.
  • B. 20%.
  • C. 30%.
  • D. 40%.

Câu 9. Các ngành công nghiệp khai thác và sơ chế của Liên bang Nga tập trung chủ yếu ở

  • A. phía Tây.
  • B. phía Đông.
  • C. đồng bằng Đông Âu.
  • D. Tây Xi-bia.

Câu 10. Dạng địa hình chủ yếu của Nhật Bản là

  • A. đồi núi.
  • B. núi cao.
  • C. cao nguyên.
  • D. đồng bằng.

Câu 11. Hoa Kỳ là nền kinh tế

  • A. có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.                   
  • B. có ít ảnh hưởng đối với thế giới.
  • C. hàng đầu thế giới.
  • D. chiếm hơn 50% GDP của thế giới.

Câu 12. Hoạt động xuất nhập khẩu của Liên bang Nga có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Trị giá xuất khẩu giảm, trị giá nhập khẩu tăng.
  • B. Trị giá xuất khẩu tăng, trị giá nhập khẩu giảm.
  • C. Trị giá xuất khẩu thường lớn hơn trị giá nhập khẩu.
  • D. Trị giá xuất khẩu thường nhỏ hơn trị giá nhập khẩu.

Câu 13. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân khiến kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh?

  • A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • B. Nguồn lao động dồi dào, có trình độ kĩ thuật, năng suất lao động cao.
  • C. Tham gia toàn cầu hóa kinh tế, phát triển kinh tế tri thức từ sớm, kinh tế thị trường phát triển ở mức độ rất cao.
  • D. Quy trình sản xuất ổn định, ít thay đổi.

Câu 14. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư Liên bang Nga?

  • A. Thành phần dân tộc đa dạng, phức tạp.
  • B. Đông dân.
  • C. Cơ cấu dân số trẻ.
  • D. Mật độ dân số thấp, dân cư phân bố không đều.

Câu 15. Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp thế mạnh của Liên bang Nga?

  • A. Điện tử - tin học.
  • B. Khai khoáng.
  • C. Luyện kim.
  • D. Hàng không - vũ trụ.

Câu 16. Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn với nguồn hải sản dồi dào là do

  • A. khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
  • B. biển Nhật Bản chưa bị ô nhiễm.
  • C. nằm ở nơi giao nhau của dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • D. bờ biển dài, khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh.

Câu 17. Ngành thủy sản Hoa Kỳ không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Phát triển mạnh do có nguồn lợi thủy sản dồi dào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại.
  • B. Sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác.
  • C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng còn thấp nhưng có xu hướng tăng lên.
  • D. Mang tính công nghiệp.

Câu 18. Yếu tố tự nhiên nào sau đây gây khó khăn lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga?

  • A. Diện tích lãnh thổ rộng lớn.
  • B. Khí hậu lạnh giá.
  • C. Nhiều loại đất.
  • D. Tài nguyên nước hạn chế.

Câu 19. Ý nào sau đây không đúng khi nói về ngành du lịch của Liên bang Nga?

  • A. Liên bang Nga có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
  • B. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua là các trung tâm du lịch lớn nhất.
  • C. Các điểm du lịch nổi tiếng là hồ Bai-can, cung điện Crem-lin,...
  • D. Du lịch biển là loại hình du lịch chính ở Liên bang Nga.

Câu 20. Lao động của Nhật Bản không có thế mạnh nào sau đây?

  • A. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào.
  • B. Người lao động cần cù, tự giác.
  • C. Lực lượng lao động có trình độ cao.
  • D. Người lao động có trách nhiệm, tình kỉ luật cao.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm). a) Trình bày đặc điểm về quy mô và gia tăng dân số ở Hoa Kỳ. Cho biết những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội?

b) Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ? Hãy sửa các câu sai.

1) Hoa Kỳ nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, cách xa các trung tâm kinh tế khác.

2) Khí hậu Hoa Kỳ không thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.

3) Các sông ở Hoa Kỳ có giá trị về nhiều mặt: thủy lợi, giao thông, thủy điện, du lịch,...

4) Hoa Kỳ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có bậc nhất thế giới.

5) Biển là tài nguyên quan trọng đối với Hoa Kỳ, đây là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

Câu 2 (2 điểm). Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG KHAI THÁC DẦU MỎ VÀ KHÍ TỰ NHIÊN CỦA LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2000 - 2020

                                     Năm

Sản lượng

2000201020152020
Dầu mỏ (triệu tấn)326,7512,3544,6524,4
Khí tự nhiên (tỉ m3)537,1610,0608,9557,6

(Nguồn: Tập đoàn dầu khí BP, 2022)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2020.

b) Nhận xét sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2020.

Câu 3 (1 điểm). Nhật bản là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất tại châu Á và có vị thế cao trên toàn cầu. Tuy nhiên, quốc gia này đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số nghiêm trọng. Số lượng người già ngày càng tăng lên, tỉ lệ sinh thấp dần theo từng năm và số lượng người trẻ, người trong độ tuổi lao động rất thấp. Năm 2020, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 29% tổng số dân và dự báo đến năm 2050, con số này tăng lên 37,7%. Hãy giải thích nguyên nhân của tình trạng này.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

A

A

B

B

B

B

B

B

A

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

C

C

D

C

A

C

B

B

D

A

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a) Đặc điểm về quy mô và gia tăng dân số ở Hoa Kỳ

- Hoa Kỳ là nước đông dân (thứ ba thế giới). Tỉ lệ dân cư trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng.

- Tỉ lệ tăng dân số thấp, dân số tăng một phần quan trong do nhập cư.

* Ảnh hưởng của quy mô và gia tăng dân số ở Hoa Kỳ đến sự phát triển kinh tế - xã hội:

- Nguồn lao động lớn và thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Tăng chi phí phúc lợi xã hội, nguy cơ thiếu lao động bổ sung.

b) Câu 3), 4) và 5) đúng.

Câu 1) và 2) sai.

Sửa lại:

1) Hoa Kỳ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, cách xa các trung tâm kinh tế khác.

2) Nhìn chung, khí hậu Hoa Kỳ thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.

Câu 2:

a)

Biểu đồ sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2020

Biểu đồ sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2020

b) Nhận xét:

- Khai thác dầu khí là ngành công nghiệp mũi nhọn của Liên bang Nga, ngành này phát triển trên cơ sở nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên giàu có của đất nước.

- Sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên nhìn chung có xu hướng tăng giảm không ổn định do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Câu 3:

Nguyên nhân của tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản là do:

- Tỉ lệ không muốn kết hôn tăng: Với sự phát triển hiện đại của xã hội Nhật Bản, thời gian làm việc cao thì nhiều người thường dành thời gian cho công việc nhiều hơn. Tỉ lệ người không muốn kết hôn tăng cao và cùng là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ sinh giảm sâu trong những năm gần đây, dẫn đến sự già hóa dân số nặng nề.

- Kết hôn muộn và sinh con muộn: Những người kết hôn trước 30 tuổi dần giảm và tỉ lệ kết hôn muộn tăng lên. Hầu như mọi người đều muốn ổn định trong sự nghiệp và tài chính trước khi kết hôn. Do đó mà những người kết hôn muộn rất nhiều, tỉ lệ sinh con thấp và hầu như mỗi gia đình chỉ sinh 1 đến 2 con.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Địa lí 11 kết nối, đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác