Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 CTST: Đề tham khảo số 4
Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 CTST: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
ĐỊA LÍ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở:
A. trên các vùng núi hoạt động mạnh.
B. các vực sâu của đáy đại dương.
C. nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.
D. khu vực trung tâm của các lục địa.
Câu 2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ không biểu hiện được:
A. giá trị của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
B. vị trí thực của đối tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
C. số lượng của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
D. cơ cấu của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
Câu 3. Nền của các lục địa được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá nào sau đây?
A. Badan.
B. Trầm tích.
C. Biến chất.
D. Granit.
Câu 4. Để tính được khoảng cách thực tế của hai điểm trên bản đồ phải căn cứ vào:
A. tỉ lệ bản đồ.
B. các kinh tuyến.
C. các vĩ tuyến.
D. kí hiệu bản đồ.
Câu 5. Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về:
A. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
B. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất.
C. các yêu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất.
D. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc – nam.
B. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15 km.
C. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
D. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nèn chặt tạo thành.
Câu 7. Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để:
A. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.
B. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.
C. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.
D. người học tiếp tục theo các ngành nghề liên quan.
Câu 8. Các mảng kiến tạo có thể di chuyển do:
A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo trong lớp man – ti trên.
B. lực hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà chủ yếu là Mặt Trời.
C. Trái Đất luôn tự quay quanh trục của chính nó.
D. Trái Đất bị nghiêng và quay quanh Mặt Trời.
Câu 9. Để thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ ta dùng phương pháp:
A. kí hiệu.
B. kí hiệu đường chuyển động.
C. chấm điểm.
D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 10. Để xác định vị trí của một người, một vật hay một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào:
A. phương hướng trên bản đồ.
B. hệ thống kí hiệu của bản đồ.
C. hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến.
D. kim chỉ hướng bắc của bản đồ.
Câu 11. Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào sau đây?
A. Lịch sử phát triển tự nhiên.
B. Hình dạng của một lãnh thổ.
C. Vị trí của đối tượng địa lí.
D. Sự phân bố các điểm dân cư.
Câu 12. Ứng dụng phổ biến của bản đồ số trong đời sống hằng ngày là:
A. tìm đường đi.
B. lưu địa chỉ nhà.
C. cập nhật kiến thức.
D. thu phóng bản đồ.
Câu 13. Trong hệ thống định vị toàn cầu, các vệ tinh thuộc bộ phận không gian có nhiệm vụ:
A. thu tín hiệu và xử lí số liệu cho thiết bị sử dụng.
B. theo dõi, đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra.
C. theo dõi và giám sát các hoạt động của GPS.
D. truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.
Câu 14. Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên biển Đông, thường dùng phương pháp:
A. bản đồ - biểu đồ.
B. chấm điểm.
C. đường chuyển động.
D. kí hiệu.
Câu 15. Khi khu vực giờ gốc là 23 giờ ngày 32/12/2020 thì lúc đố Việt Nam là mấy giờ, ngày, tháng, năm nào?
A. 6 giờ ngày 1/1/2021
B. 17 giờ ngày 31/12/2020.
C. 16 giờ ngày 31/12/2020.
D. 5 giờ ngày 1/1/2021.
Câu 16. Một số nơi Trái Đất xảy ra hiện tượng “đêm địa cực” khi:
A. ngày dài 24h.
B. đêm dài 24h.
C. đêm dài 12h.
D. ngày dài 12h.
Câu 17. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trợi thì:
A. quanh năm đều là ngày.
B. sự sống vẫn tồn tại và phát triển.
C. ngày đêm trên Trái Đất dài một năm.
D. Trái Đất nhận được lượng nhiệt lớn.
Câu 18. Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả vận động theo phương nào?
A. Nâng lên.
B. Thẳng đứng.
C. Nằm ngang.
D. Hạ xuống.
Câu 19. Ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh do:
A. nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
B. nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
C. khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
D. khí hậu lạnh giúp hco nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.
Câu 20: Nguồn năng lực sinh ra ngoại lưc là:
A. vận động theo phương nằm ngang.
B. vận động theo phương thẳng đứng.
C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
D. sự di chuyển các dòng vật chất.
Câu 21. Đá macma được hình thành:
A. từ khối macma dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi.
B. ở nơi trũng do sự lắng tự và nén chặt các vật liệu.
C. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao.
D. từ đá biến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn.
Câu 22. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây?
A. Vùng nội chí tuyến.
B. Xích đạo.
C. Vùng ngoại chí tuyến.
D. Chí tuyến Bắc, Nam.
Câu 23. Nơi nào sau đây không có sự chênh lệch giữa ngày và đêm
A. Xích đạo.
B. Hai cực.
C. Chí tuyến.
D. Vòng cực.
Câu 24. Hiện tượng nào sau đây không phải tác động của nội lực?
A. Bồi tụ.
B. Động đất.
C. Uốn nếp.
D. Đứt gãy.
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm): Lập bảng để phân biệt sự khác nhau về nguyên nhân và kết quả giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
Câu 2. (1,5 điểm): Dựa vào hình 6.6 và kiến thức đã học, em hãy trình bày mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa với sự dịch chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển. Giải thích sự phân bố đó.
Câu 3. (1,0 điểm): Em hãy đọc đoạn thông tin sau và cho biết vì sao có sự chênh lệch thời gian ở cả hai hòn đảo này:
ĐẢO HÔM QUA VÀ ĐẢO NGÀY MAI
Hai hòn đảo Đại-ô-min Lớn (Big Diomede) thuộc Liên bang Nga và Đại-ô-min Nhỏ (Little Diomede) thuộc Hoa Kỳ nằm trên eo biển Bê-ring (Bearing), Thái Bình Dương nổi tiếng là hai trong số ít những nơi con người có thể “du hành ngược thời gian”. Chúng nằm ở hai bên đường đổi ngày quốc tế, vì thế chỉ cách nhau 3,8 km nhưng đồng hồ của hai hòn đảo lại lệch nhau tới 21 giờ. Khi ở Liên bang Nga đã sang ngày mới, Hoa Kỳ vẫn là ngày hôm qua. Du khách đứng từ đảo Đại-ô-min Lớn và nhìn sang Đại-ô-min Nhỏ có thể thấy “ngày hôm qua” và ngược lại. Vì sự chênh lệch thời gian này, Đại-ô-min Lớn còn có tên gọi là đảo Ngày Mai (Tomorrow Island), còn Đại-ô-min Nhỏ là đảo Hôm Qua (Yesterday Island).
_ _HẾT_ _
|
✄
BÀI LÀM
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: ĐỊA LÍ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
C | B | D | A | D | A | D | A | D | C |
Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 |
A | A | D | D | A | B | A | B | A | C |
Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | ||||||
A | C | A | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm | ||||||||||||
Câu 1 (1,5 điểm) |
|
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
| ||||||||||||
Câu 2 (1,5 điểm) | - Mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa với sự dịch chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển: các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô vào nhau hoặc tách xa nhau. |
0,5 điểm
| ||||||||||||
- Giải thích: + Khi hai mảng kiến tạo chuyển động tách xa nhau, mắc ma nóng chảy được phun lên ở nơi tiếp giáp giữa hai mảng tạo thành các mạch núi ngầm giữa đại dương, kèm theo động đất, núi lửa. + Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc – Mĩ – Á – Âu, mảng Nam Mĩ – Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương. |
0,5 điểm
| |||||||||||||
+ Khi hai mảng kiến tạo chuyển động xô vào nhau, làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất tạo thành các dãy núi cao, các vực biển, sinh ra động đất, núi lửa. + Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trỏ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa. | 0,5 điểm | |||||||||||||
Câu 3 (1,0 điểm) | Có sự chênh lệch thời gian ở hai hòn đảo Hôm Qua và đảo Ngày Mai, vì: - Hai hòn đảo nằm ở hai bên đường đổi ngày quốc tế, từ đảo Ngày Mai đi sang đảo Hôm Qua và đi từ tây sang đông, đi qua đường chuyển ngày quốc tế nên phải lùi 1 ngày lịch. |
0,5 điểm
| ||||||||||||
+ Ngược lại, từ đảo Hôm Qua đi sang đảo Ngày Mai là đi từ đông sang tây, đi qua đường chuyển ngày quốc tế phải tăng một ngày lịch. | 0,5 điểm |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Địa lí 10 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Địa lí 10 Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10
Bình luận