Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 3 KNTT: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 cuối kì 2 tiếng Việt 3 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

TIẾNG VIỆT LỚP 3 – KẾT NỐI TRI THỨC – ĐỀ 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Số câu

2

 

1

 

 

1

 

1

5

Câu số

1,2

 

3

 

 

4

 

5

 

Số điểm

1

 

0,5

 

 

0,5

 

1

3

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

1

 

2

 

 

4

Câu số

 

6

 

7

 

8, 9

 

 

 

Số điểm

 

1

 

1

 

2

 

 

4

Tổng

Số câu

2

1

1

1

 

3

 

1

9

Số điểm

1

1

0,5

1

 

2,5

 

1

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 – Kết nối tri thức

Năm học 2022 - 2023

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CON VOI CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO

     Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng, mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi. 

     Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa!”. Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này. 

     Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền, đó là mộ voi ngày xưa. 

(Theo Đoàn Giỏi)

Câu 1. Vì sao Trần Hưng Đạo không tiếp tục đưa voi đi đánh trận?

a. Vì voi to nặng, không đi nhanh được.

b. Vì voi bị sa lầy, không cứu được.

c. Vì nước triều lên nhanh, voi không bơi được. 

Câu 2. Nhân dân địa phương tỏ lòng ngưỡng mộ con voi trung hiếu như thế nào?

a. Nhân dân địa phương cùng quân sĩ tìm đủ mọi cách để cứu con voi nhưng vô hiệu. 

b. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây dựng tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ voi. 

c. Nhân dân địa phương lấy tên voi đặt cho một gò đất lớn nổi lên sát bên bờ sông Hóa. 

Câu 3. Lời thề của Trần Hưng Đạo có ý nghĩa gì?

a. Thể hiện ý chí quyết tâm chiến thằng giặc Nguyên. 

b. Thể hiện lòng thương tiếc với con voi trung hiếu.

c. Thể hiện sự cảm kích với nhân dân trong vùng. 

Câu 4. Vì sao lời thể của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách?

a. Vì đó là lời thề thể hiện lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa.

b. Vì đó là lời thề thể hiện sự gắn bó sâu nặng đối với dòng sông Hóa.

c. Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên.

Câu 5. Chi tiết nào trong bài làm em cảm động? Vì sao?

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 6. Tìm tiếng có âm đầu ch hoặc tr vào chỗ chấm hoàn thành khổ thơ sau:

Mọi hôm mẹ thích vui ...........

Hôm nay mẹ ........... nói cười được đâu

Lá ........... khô giữa cơi trầu

........... Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

(Theo Trần Đăng Khoa)

Câu 7: Viết dấu hai chấm vào chỗ thích hợp và nêu tác dụng của dấu hai chấm:

Về thăm quê ngoại lòng em,

Yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người

Em ăn hạt gạo lâu rồi

Hôm nay mới gặp những người làm ra

Những người chân đất thật thà

Em thương như thể thương bà ngoại em.

Tác dụng:................................................................................................................

Câu 8: Chuyển cau sau thành câu khiến:

a. Các bạn chăm chỉ lao động.

.............................................................................................................................

b. Các bạn nô đùa trong vườn hoa.

.............................................................................................................................

Câu 9: Đặt các câu cảm bộc lộ cảm xúc sau:

a. Thể hiện sự phấn khởi khi được gặp bạn bè.

.............................................................................................................................

b. Thể hiện nỗi buồn khi con mèo bị chết.

.............................................................................................................................

 

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Ở lại với chiến khu

 Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát vang:

“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi

Nào có mong chi đâu ngày trở về

Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi

Ra đi, ra đi thà chết không lui”

Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp cây rừng, bừng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm) 

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn kể về câu chuyện em yêu thích trong một bài đọc em đã đọc ở chương trình lớp 3. 

Gợi ý:

+ Câu chuyện em đã đọc là gì?

+ Các diễn biến của câu chuyện đó là gì?

+ Em rút ra điều gì sau khi đọc xong câu chuyện đó?

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI HỌC KÌ 2 

TIẾNG VIỆT 3 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

b. Vì voi bị sa lầy, không cứu được.

Câu 2: (0,5 điểm)

b. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây dựng tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ voi. 

Câu 3: (0,5 điểm)

a. Thể hiện ý chí quyết tâm chiến thằng giặc Nguyên. 

Câu 4: (0,5 điểm)

c. Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên.

Câu 5: (1 điểm) HS trả lời theo cảm nhận cá nhân.

Câu 6: (1 điểm) (mỗi ý đúng 0,25 điểm) 

Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

Câu 7: (1 điểm) (mỗi ý đúng 0,5 điểm) 

Về thăm quê ngoại lòng em,

Yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người:

Em ăn hạt gạo lâu rồi

Hôm nay mới gặp những người làm ra

Những người chân đất thật thà

Em thương như thể thương bà ngoại em.

Tác dụng: Dấu hai chấm trên dùng để giải thích cho tình yêu của tác giả với mọi người.

Câu 8: (1 điểm) (mỗi câu đúng 0,5 điểm) HS tập đặt câu sáng tạo, phù hợp với yêu cầu đề bài.

a. Các bạn phải chăm chỉ lao động!

b. Các bạn đừng nô đùa trong vườn hoa!

Câu 9: (1 điểm) (mỗi câu đúng 0,5 điểm) HS tập đặt câu sáng tạo, phù hợp với yêu cầu đề bài.

a. Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ!

b. Thế là con mèo chết thật rồi!

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

+ 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

+ 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

+ Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

+ 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

+ Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

+ 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

+ 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Viết được một đoạn văn từ 5 câu trở lên, kể về một đồ dùng học tập của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 2, đề thi cuối kì 2 tiếng Việt 3 KNTT, đề thi tiếng Việt 3 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác