Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 CTST: Đề tham khảo số 9
Đề tham khảo số 9 cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Tướng nào của nhà Minh đã bị tử trận khi quân ta mai phục tại Chi Lăng?
A. Mộc Thạch.
B. Thoát Hoan.
C. Liễu Thăng.
D. Vương Thông.
Câu 2. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt dưới triều đại nào?
A. Triều nhà Trần.
B. Triều nhà Lý.
C. Triều nhà Nguyễn.
D. Triều nhà Hậu Lê.
Câu 3. Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa vào thời gian nào?
A. Năm 1407.
B. Năm 1418.
C. Năm 1425.
D. Năm 1427.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?
A. Tranh thủ thời gian để tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.
B. Nghi binh, lừa địch, đợi quân Minh sơ hở rồi tiến hành tấn công.
C. Tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng và sức mạnh của nghĩa quân.
D. Tranh thủ thời gian để tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.
Câu 5. Tác phẩm nổi tiếng về địa lí của vua Lê Thánh Tông tên là gì?
A. Dư địa chí.
B. Hồng Đức bản đồ.
C. Nhất Thống dư địa chí.
D. Đại Việt sử kí tiền biên.
Câu 6. Các sản phẩm nào là mặt hàng ưa chuộng của thương nhân nước ngoài?
A. sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý.
B. dược liệu, đồ gỗ, vải, lụa, hạt giống.
C. thuốc súng, dược liệu, thuyền chiến.
D. la bàn, thuốc súng, súng thần cơ.
Câu 7. Danh nhân nào được mệnh danh là Trạng Lường?
A. Nguyễn Trãi.
B. Chu Văn An.
C. Nguyễn Hiền.
D. Lương Thế Vinh.
Câu 8. Việc dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu đã có ý nghĩa như thế nào?
A. Vinh danh những người đỗ tiến sĩ, học rộng tài cao dưới thời Lê sơ.
B. Xây nên chỉ để người dân đến tham quan và xin chữ.
C. Khích lệ người dân đi học, lưu danh những tiến sĩ đến muôn đời.
D. Chứng tỏ sự xa hoa, quyền thế của những người đỗ đạt thời đó.
Câu 9. Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-pa, chiến tranh thường xuyên diễn ra giữa Chăm-pa và 2 nước láng giềng là
A. Phù Nam và Đại Việt.
B. Cam-pu-chia và Thái Lan.
C. Cam-pu-chia và Đại Việt.
D. Lan Xang và Cam-pu-chia.
Câu 10. Năm 1307, châu Ô và châu Rí được đổi tên thành:
A. Địa Lý và Ma Linh.
B. châu Thuận và châu Hóa.
C. Bố Chính và Ma Linh.
D. Cổ Lũy và Chiêm Động.
Câu 11. Đời sống của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam cùng sinh sống với người Chăm diễn ra như thế nào?
A. Xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn.
B. Yên bình, hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
C. Đời sống nhiều khó khăn do chiến tranh.
D. Gặp khó khăn do khác biệt phong tục tập quán.
Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình kinh tế của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
A. Nghề đánh cá bị hạn chế do người dân không nâng cao kĩ thuật đóng thuyền.
B. Việc trồng lúa giữ vai trò quan trọng nhất để nuôi sống dân Chăm-pa.
C. Các cộng đồng dân cư ven biển buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài.
D. Các nghề thủ công được duy trì và phát triển.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao dưới thời Lê sơ, Nho giáo được đề cao và chiếm vị trí độc tôn?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Phía tây của châu Đại Dương giáp với đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Đại Tây Dương.
Câu 2. Quốc huy của Ô-xtrây-li-a có hình ảnh hai con vật nào?
A. con căng-gu-ru và đà điểu.
B. con thú mỏ vịt và gấu túi.
C. con chim cánh cụt và gấu trắng.
D. con gấu trúc và gấu túi.
Câu 3. Tỉ suất tăng dân số tự nhiên của Ô-xtrây-li-a năm 2020 là bao nhiêu?
A. 0,6%.
B. 0.7%.
C. 0,5%.
D. 0,4%.
Câu 4. Nhà nước Liên bang Ô-xtrây-li-a được thành lập vào thời gian nào?
A. Năm 1770.
B. Năm 1850.
C. Năm 1901.
D. Năm 2000.
Câu 5. Ô-xtrây-li-a đã và đang khai thác khoáng sản một cách hiệu quả nhờ vào đâu?
A. Áp dụng các phương pháp khai thác tiên tiên theo tiêu chuẩn quốc tế
B. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên sẳn có
C. Khai thác các loại khoáng sản có giá trị cao
D. Khai thác khoáng sản kết hợp bảo vệ môi trường
Câu 6. Nguyên nhân làm cho sinh vật ở Ô-xtrây-li-a suy giảm là do đâu?
A. Do khí hậu khô nóng.
B. Do săn bắt trái phép.
C. Do địa hình không phù hợp để sinh vật phát triển.
D. Do nhu cầu sử dụng của con người.
Câu 7. Diện tích châu Nam Cực lớn thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 8. Đâu không phải là trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực?
A. Trạm A-tu-rô Brát của Chi Lê.
B. Trạm Niu Ô-le-sun của Na-Uy
C. Trạm Vô-xtốc của Liên bang Nga.
D. Trạm Niu-mai-ơ III của Đức.
Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về địa hình của châu Nam Cực?
A. Là lục địa cao nhất thế giới.
B. Toàn bộ địa hình đều bao phủ bởi lớp băng dày.
C. Ở phần trung tâm địa hình thấp, càng ra ngoài rìa địa hình càng cao.
D. Có hai thềm băng lục địa lớn nhất là băng thêm Phin-xne và băng thềm Rốt.
Câu 10. Nguyên nhân dẫn đến số lượng loài cá voi xanh ngày càng suy giảm ở vùng biển Nam Cực?
A. Do khí hậu khắc nghiệt.
B. Do con người đánh bắt quá mức.
C. Do cạn kiệt nguồn nước.
D. Do khí hậu nóng lên.
Câu 11. Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại chỉ thích hợp phát triển loại cây trồng nào?
A. cây ăn quả
B. cây lâu năm
C. cây lúa nước
D. cây lúa mì, đậu tương.
Câu 12. Thế mạnh kinh tế của lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi là gì?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Du lịch
D. Thương nghiệp
II. Phần tự luận (2 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm khí hậu và sinh vật của châu Nam Cực.
Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc?
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
C | D | C | B | B | A | D | C | C | B | B | A |
II. Phần tự luận: (2,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | * Vương quốc Chăm-pa: - Năm 1069: vua Chăm-pa nhường ba châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt. - Năm 1113 – 1220: chiến tranh giữa Chăm-pa và Cam-pu-chia kéo dài hơn 100 năm và hai lần bị chiếm đóng kinh đô. - Cuối TK XIII: Chăm-pa và Đại Việt cùng chống quân Mông – Nguyên và thiết lập mối quan hệ hòa hiếu. - Năm 1306: vua Chăm-pa kết hôn với công chúa Huyền Trân. Chế Mân cắt châu Ô, châu Rí làm sính lễ. - Năm 1307: châu Ô, châu Rí đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa. - Nửa sau TK XIV – cuối TK XV: Chăm-pa và Đại Việt tái diễn xung đột, dẫn đến sự sáp nhập các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy, Vi-giay-a. → Lãnh thổ bị thu hẹp dần, chỉ còn từ phía nam đèo Cả đến sông Dinh. * Vùng đất Nam Bộ: - TK VII: vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của Chân Lạp nhưng Chân Lạp không quản lí được trong hơn một thế kỉ. - Thời kì Ăng-co: vùng đất Nam Bộ bị bỏ hoang. - Từ Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp xuống phía nam, sang bên kia sông, dọc theo những vùng đất bên bờ tây sông Hậu cho đến mũi Cà Mau,… là những vùng đầm lầy, những mảng rừng đước, kênh, rạch quanh co, chằng chịt. - Cuối TK XVI: người Việt xuất hiện và khai phá vùng đất này. |
0,15
0,15
0,15
0,15
0,15
0,15
0,15
0,15 0,15
0,15 |
Câu 2 (0,5 điểm) | Dưới thời Lê sơ, Nho giáo được đề cao và chiếm vị trí độc tôn vì: - Tư tưởng của Nho giáo có nội dung là: trung quân ái quốc, mọi quyền lực đều tập trung trong tay vua, vua là thiên tử là “con trời”. - Từ khi nhà Lê sơ được thành lập, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố và tính tập quyền đạt đến cao độ. Đó là kết quả của việc tăng cường quyền lực hơn nửa vào trong tay nhà vua. |
0,25
0,25 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
C | A | C | C | A | A | D | B | C | B | B | A |
II. Phần tự luận: (2,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1.5 điểm) | * Khí hậu: - Khí hậu giá buốt, nhiệt độ thấp và kéo dài trong suốt năm. - Càng vào sâu trong lục địa, nhiệt độ càng khắc nghiệt. - Nhiệt độ trung bình trong năm có sự dao động giữa các tháng mùa đông và mùa hè. + Mùa đông: thời kì lạnh nhất. Nhiêt độ ở rìa lục địa -15oC đến -20oC, ở trung tâm -60oC đến -70oC. Lượng mưa trung bình: 166 mm/năm. + Mùa hè: Mưa chủ yếu ở các khu vực ven biển, các đảo xung quanh. Vùng nội địa không có mưa. Mưa phần lớn dưới dạng tuyết rơi. - Đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa tỏa ra thương hướng ngược chiều kim đồng hồ. - Vận tốc gió: 60 km/h. - Là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới. * Sinh vật: - Trên lục địa: thực vật và động vật không thể tồn tại. - Ven lục địa: có thực vật bậc thấp: rêu, địa y, tảo, nấm và động vật: thú chân vịt, chim cánh cụt và chim biển. - Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển: ven lục địa và trên các đảo. - Cá voi xanh có số lượng nhiều nhưng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. |
0.1 0.1 0.1
0.1
0.1
0.1
0.1 0.1 0.1
0.1 0.1
0.1 0.1
0.1
0.1 |
Câu 2 (0.5 điểm) | Phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc vì: - Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định, khó gây mưa. - Phía đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ bắc xuống nam, chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào lục địa Australia gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển, sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bị khô hạn. - Ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Australia làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít. |
0,2
0,15
0,15 |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||||
Phân môn Lịch sử | |||||||||||||||
Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | 3 |
|
|
| 1 |
|
|
| 4 |
| 1.0 | ||||
Bài 20. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | 3 |
|
|
| 1 |
|
| 1 | 4 | 1 | 1.5 | ||||
Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | 2 |
| 2 | 1 |
|
|
|
| 4 | 1 | 2.5 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 |
| 2 | 1 | 2 |
|
| 1 | 12 | 2 | 5.0 | ||||
Điểm số | 2.0 |
| 0.5 | 1.5 | 0.5 |
|
| 0.5 | 3 | 2 | 5.0 | ||||
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20 % | 2.0 điểm 20 % | 0.5 điểm 5 % | 0.5 điểm 0.5 % | 5.0 điểm 50 % | 5 điểm | |||||||||
Phân môn địa lí | |||||||||||||||
Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương | 2 |
|
|
|
|
|
| 1 | 2 | 1 | 1.0 | ||||
Bài 20: Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a | 2 |
|
|
|
|
|
|
| 2 |
| 0.5 | ||||
Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a |
|
| 1 |
| 1 |
|
|
| 2 |
| 0.5 | ||||
Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực | 2 |
|
|
|
|
|
|
| 2 |
| 0.5 | ||||
Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực |
|
| 1 | 1 | 1 |
|
|
| 2 | 1 | 2.0 | ||||
Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại | 2 |
|
|
|
|
|
|
| 2 |
| 0.5 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 |
| 2 | 1 | 2 |
|
| 1 | 12 | 2 | 5.0 | ||||
Điểm số | 2.0 |
| 0.5 | 1.5 | 0.5 |
|
| 0.5 | 3 | 2 | 5.0 | ||||
Tổng số điểm | 2.0 điểm 20 % | 2.0 điểm 20 % | 0.5 điểm 5 % | 0.5 điểm 5 % | 5.0 điểm 50 % | 5 điểm | |||||||||
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
2 | 12 |
|
| |||
Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) | Nhận biết | - Chỉ ra tướng nhà Minh tử trận ở Chi Lăng. - Chỉ ra triều đạt phát triển sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành chiến thắng. - Chỉ ra thời gian nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. |
| 3 |
| C1, 2, 3 |
Vận dụng | - Nêu mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hõa với quân Minh. |
| 1 |
| C4 | |
Bài 20. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) | Nhận biết | - Chỉ ra tác phẩm nổi tiếng về địa lí của vua Lê Thánh Tông. - Chỉ ra các sản phẩm là mặt hàng ưa chuộng của thương nhân nước ngoài. - Xác định danh nhân được mệnh danh là Trạng Lường. |
| 3 |
| C5, 6, 7 |
Vận dụng | - Nêu ý nghĩa của việc dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu. |
| 1 |
| C8 | |
VD cao | - Giải thích tại sao Nho giáo được đề cao và chiếm vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ. | 1 |
| C2 |
| |
Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI | Nhận biết | - Chỉ ra hai quốc gia có chiến tranh với Chăm-pa từ đầu TK X – đầu TK XVI. - Nêu tên được đổi của ô Châu và ô Rí vào năm 1307. |
| 2 |
| C9, 10 |
Thông hiểu | - Nêu tình hình về xã hội của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam. - Nêu tình hình kinh tế của vùng đất phía Nam từ đầu TK X – đầu TK XVI. - Trình bày diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu TK X – đầu TK XVI. | 1 | 2 | C1 | C11, 12 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
2 | 12 |
|
| |||
Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương | Nhận biết | - Chỉ ra địa dương tiếp giáp với phía tây của châu Đại Dương. - Chỉ ra hai con vật trên quốc huy của Ô-xtrây-li-a. |
| 2 |
| C1, 2 |
VD cao | - Giải thích vì sao phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc. | 1 |
| C2 |
| |
Bài 20: Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a | Nhận biết | - Xác định tỉ suất tăng dân số tự nhiên của Ô-xtrây-li-a. - Xác định thời gian thành lập nhà nước Liên bang Ô-xtrây-li-a. |
| 2 |
| C3, 4 |
Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a | Thông hiểu | - Nêu các khai thác khoáng sản hiệu quả mà Ô-xtrây-li-a đã áp dụng. |
| 1 |
| C5 |
Vận dụng | - Nêu nguyên nhân làm cho sinh vật Ô-xtrây-li-a suy giảm. |
| 1 |
| C6 | |
Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực | Nhận biết | - Chỉ ra vị trí xếp hạng của diện tích châu Nam Cực. - Chỉ ra trạm nghiên cứu không phải ở châu Nam Cực. |
| 2 |
| C7, 8 |
Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực | Thông hiểu | - Nêu nhận định không đúng về địa hình của châu Nam Cực. - Trình bày đặc điểm khí hậu và sinh vật của châu Nam Cực | 1 | 1 | C1 | C9 |
Vận dụng | - Nêu nguyên nhân dẫn đến số lượng loài cá voi xanh ngày càng suy giảm ở vùng biển Nam Cực. |
| 1 |
| C10 | |
Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại | Nhận biết | - Chỉ ra loại cây trồng phát triển ở Hy Lạp, La Mã cổ đại. - Chỉ ra thế mạnh kinh tế của lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi. |
| 2 |
| C11, 12 |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 Chân trời Đề tham khảo số 9, đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 CTST, đề thi lịch sử và địa lí 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 9
Bình luận